bắc cầu
Trước đây, khi các chủ thể trong giao dịch CTTC cần phải tuân thủ về giới hạn CTTC phải tuân thủ quy định của Nghị định 16/2001/NĐ-CP và Luật các TCTD 2010. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù các quy định về giới hạn CTTC đối với một khách hàng đã bị loại bỏ, tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 128 luật các TCTD
2010 quy định: "tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được
vượt quá 25% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng” [62, Điểu 128, khoản 2] thì vẫn đang còn hiệu lực và các bên phải tuân thủ quy định này.
Việc sửa đổi các quy định cụ thể và chi tiết về hoạt động CTTC đã đáp ứng được yêu cầu cụ thể về loại hình hoạt động này, nhưng văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh toàn bộ hoạt động tín dụng, tiền tệ, ngân hàng lại do Luật các TCTD 2010 quy định. Hoạt động CTTC dưới hình thức các giao dịch cho thuê bắc cầu luôn luôn có một chủ thể tham gia là tổ chức tín dụng (NHTM), nên việc phải tuân thủ các quy định của Luật các TCTD 2010 với vai trò là luật chuyên ngành điều chỉnh trực tiếp đã trở thành nguyên tắc. Thực trạng các văn bản pháp luật điều chỉnh một giao dịch nhưng có sự khác biệt, mâu thuẫn về nội dung gây ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của các giao dịch trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ và có thể ảnh hưởng tới cả sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
Ngoài ra, còn một thực trạng hiện nay, các công ty CTTC phần lớn là các doanh nghiệp trực thuộc tổ chức tín dụng (NHTM), cho nên trong việc huy động vốn để kinh doanh cũng phải tuân thủ giới hạn đảm bảo an toàn theo Thông tư số 13/2010/NHNN ngày 20/05/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Quy định các các công ty CTTC chỉ được vay vốn từ các Ngân hàng là chủ sở hữu không quá 5% vốn tự có thực sự có ý nghĩa đảm bảo
105
sự an toàn trong hoạt động của hệ thống tín dụng, nhưng lại phần nào giới hạn mở rộng phạm vi hoạt động liên kết của các chủ thể trong giao dịch cho thuê bắc cầu. Trong một giao dịch cho thuê bắc cầu, công ty CTTC đóng vai trò là bên cho thuê, trong đó, NHTM (chủ sở hữu hợp pháp của Công ty CTTC) tham gia với tư cách là bên cho vay sẽ bị áp dụng giới hạn về số vốn được vay, quy định này đã hạn chế rất nhiều các giao dịch cho thuê tài chính mang tính liên kết và giao dịch theo hợp đồng cho thuê bắc cầu. Từ phân tích trên, đòi hỏi đòi hỏi các nhà làm luật và các cấp có thẩm quyền cần lưu ý quy định thống nhất về giới hạn cho phép giao dịch trong hợp đồng CTTC và hợp đồng cho thuê bắc cầu. Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đảm bảo được tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật và nhất là để cho đối tượng được điều chỉnh có cơ sở để thực hiện tốt. Các nhà làm luật cần phải rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hợp đồng cho thuê bắc cầu, xem xét đánh giá các quy định liên quan đến chủ thể của hợp đồng để ban hành văn bản quy phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh, hướng dẫn việc giao kết hợp đồng cho thuê bắc cầu thuận lợi, đạt hiệu quả cao trên thực tế.