Các điều khoản thương mại trong giao dịch cho thuê bắc cầu liên quan đến cơ chế xác định giá của hợp đồng, phương thức tính giá, điều kiện và thủ tục thanh toán tiền thuê. Các điều kiện của điều khoản mang tính thương mại trong hợp đồng cho thuê bắc cầu phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. Sau đây là một số điều kiện thương mại quan trọng trong hợp đồng cho thuê bắc cầu.
Đối tượng của hợp đồng (tài sản thuê tài chính)
Đối tượng của hợp đồng CTTC là tài sản mà công ty CTTC cho phép khách hàng được sử dụng trong một thời hạn nhất định để khách hàng phục vụ cho mục đích hoạt động của mình. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành tài sản
59
cho thuê tài chính là máy móc, thiết bị, hoặc tài sản khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Theo nguyên tắc trong thương mại quốc tế, đối tượng của hợp đồng CTTC quốc tế có thể là động sản hoặc bất động sản. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay đối tượng của hợp đồng CTTC chỉ dừng lại ở động sản vì nhiều lý do khác nhau. Một điểm đáng lưu ý là có một số khác biệt trong khái niệm bất động sản giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Cụ thể theo Công Ước Viên 1980 máy bay, tàu thủy, tàu hỏa là bất động sản nhưng trong pháp luật Việt Nam các loại tài sản trên lại là động sản. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào quan hệ cho thuê tài chính quốc tế cần hết sức lưu ý vấn đề chọn luật áp dụng để tránh những tranh chấp phát sinh sau này.
Vậy, đối tượng cơ bản của hợp đồng CTTC là các MMTB, dây chuyền công nghệ hoặc tài sản khác với nhiều chủng loại khác nhau ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh (hàng hóa phục vụ hoạt động thương mại, không sử dụng vào mục đích tiêu dùng). Chính vì vậy, đối tượng của hợp đồng CTTC hiện nay rất đa dạng tùy thuộc vào mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, mà khách hàng chỉ định tài sản thuê phù hợp với nhu cầu của họ như là: các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, máy móc, tàu biển, máy bay…Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tài sản mà pháp luật đặt ra những điều kiện nhất định để tài sản đó có thể trở thành đối tượng của hợp đồng CTTC. Tóm lại, do đặc điểm của tài sản thuê thường có giá trị lớn và gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thuê nên công ty CTTC chủ yếu quản lý tài sản thông qua các giấy tờ, tài liệu chứng nhận quyền sở hữu, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh do bên thuê cung cấp còn tài sản thực tế sẽ do khách hàng chiếm hữu, khai thác, sử dụng và gánh chịu mọi rủi ro, mất mát, hư hỏng đối với tài sản theo quy định pháp luật.
Giá cả của hợp đồng
Giá trị tài sản cho thuê được xác định bao gồm giá mua và các chi phí có liên quan để hình thành tài sản cho thuê. Giá của hợp đồng CTTC được tính toán dựa trên các cơ sở: (1) Chi phí mua thiết bị, đây là khoản đầu tư lớn nhất, tác động chủ yếu đến giá cho thuê của hợp đồng. Chi phí này được tính toán dựa trên tính
60
chất của cơ cấu vốn đầu tư, quy mô vốn đầu tư của người cho thuê, thời hạn thuê và chi phí sử dụng vốn tài trợ. Phần chi phí này có thể được tính theo mức lãi suất cố định hoặc lãi suất thị trường theo thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê. (2) Chi phí mua tài sản trực tiếp, bao gồm tất cả các khoản chi phí phục vụ cho việc mua MMTB, kể cả chi phí môi giới hoặc hoa hồng (nếu có). (3) Giá trị còn lại của tài sản, bên cho thuê có thể tính toán mức giá trị còn lại dựa trên mức độ phù hợp nhất. Nếu tài sản được chuyển giao cho bên thuê vào thời điểm chấm dứt hợp đồng với giá tượng trưng hay hoàn toàn miễn phí thì người cho thuê thường định giá tài sản thuê cao hơn so với tài sản được chuyển giao với mức giá thị trường hay trả lại cho người thuê.
Chất lượng tài sản bàn giao
Điều khoản này cho biết chi tiết về chất lượng của MMTB là tài sản thuê, tính năng vượt trội về công nghệ sản xuất hoặc chất lượng sản phẩm; nói một cách khác điều khoản này mô tả về quy cách, kích thước, công suất và các thông số kỹ thuật…của tài sản được mua bán. Mô tả chi tiết và đúng chất lượng hàng hoá là cơ sở xác định chính xác giá cả của nó, đồng thời buộc người bán phải giao hàng theo yêu cầu của hợp đồng.
Thời hạn cho thuê
Căn cứ vào thời gian khai thác hữu dụng của tài sản thuê, các bên xác lập thời hạn của hợp đồng thuê theo các biểu thời gian như tháng, quý, năm…
Phương thức thanh toán tiền thuê
Các điều khoản này sẽ quy định trình tự, thủ tục thanh toán tiền thuê, hồ sơ thanh toán, phương thức và thời hạn thanh toán, phạt vi phạm hợp đồng đối với trường hợp chậm thanh toán…. Phạt vi phạm hợp đồng do chậm thanh toán là một loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa như một biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên. Khi thoả thuận các bên cần dựa trên mối quan hệ, độ tin tưởng lẫn nhau mà quy định hoặc không quy định về vấn đề phạt vi phạm.
81
dụng, trong đó các bên thể hiện xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về những quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ hợp đồng tín dụng [70, tr.175].
2.5.1. Các tranh chấp phát sinh từ quá trình thực hiện hợp đồng cho thuê bắc cầu thuê bắc cầu
Tranh chấp xảy ra trong hoạt động CTTC thuộc phạm vi các giao dịch về cho thuê bắc cầu có thể khái quát bao gồm: tranh chấp do bên thuê vi phạm nghĩa vụ thanh toán; tranh chấp xảy ra do tài sản thuê bị hoán đổi, bên thuê có hành vi tẩu tán tài sản thuê, vi phạm cam kết khác trong hợp đồng CTTC; tranh chấp về tài sản bảo đảm, định giá tài sản đảm bảo và thực hiện các quyền, nghĩa vụ về bảo hiểm tài sản, phí bảo hiểm tài sản, cách tính bảo hiểm; tranh chấp trong việc xác định sự kiện bất khả kháng.... Có thể dẫn ra một số ví dụ từ thực tiễn như: Tranh chấp trong thanh toán thường xuất hiện do sự chậm trễ thanh toán tiền thuê của bên mua hoặc không thống nhất trong việc thực hiện lịch trình thanh toán. Giả sử trong trường hợp bên cho thuê chỉ định tài khoản thụ hưởng khoản tiền thuê định kỳ trả về tài khoản ngân hàng của bên thuê mở tại NHTM thuộc hệ thống của bên cho vay, nhưng bên thuê cố tình chuyển khoản thanh toán tới ngân hàng khác hệ thống mạng lưới của bên cho vay… Hoặc bên thuê viện dẫn lý do khó khăn trong hoạt động kinh doanh để kéo dài hoặc cố tình xin gia hạn thời hạn thanh toán. Cũng có một số tình huống thực tế, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đã xác định trước đồng tiền tham chiếu theo tỷ giá của một ngoại tệ nhất định nhưng bên thuê cố tình thanh toán theo tỷ giá công bố của NHTM do bên thuê mở tài khoản để thanh toán…
Tranh chấp trong việc xác định sự kiện bất khả kháng: khi có một trong các sự kiện được coi là bất khả kháng xảy ra, không bên nào phải chịu trách nhiệm hoặc bị coi là vi phạm hợp đồng hoặc bị xác định lỗi do không thực hiện, thực hiện chậm trễ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Vì vậy, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có thể có ý kiến trái chiều về cách thức xác định sự kiện bất khả kháng hoặc nghĩa vụ thông báo, cách thức thông báo khi sự kiện bất khả kháng xảy ra cho bên kia… để loại bỏ trách nhiệm theo hợp đồng. Nhất là trong trường hợp, một sự kiện bất khả kháng xảy ra có thể dẫn tới có nhiều bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện
82
pháp lý này nên các bên thường thể hiện quan điểm chủ quan, nóng vội và suy diễn làm phát sinh tranh chấp từ hợp đồng.
2.5.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp từ hợp đồng cho thuê bắc cầu
Hợp đồng cho thuê bắc cầu được đề cập trong Luận văn này thuộc lĩnh vực kinh doanh – thương mại, do đó, khi có tranh chấp xảy ra, các bên có thể lựa chọn các phương thức giải quyết như thương lượng, hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án. Giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán như Trọng tài, Tòa án sẽ thực hiện theo thủ tục chung về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại.
* Giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê bắc cầu bằng thương lượng
Thương lượng là việc giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên bằng cách: các bên tranh chấp trao đổi, đàm phán trực tiếp trên nguyên tắc thiện chí (có thể nhượng bộ) chỉ giữa các bên có tranh chấp với nhau. Kết quả của việc thương lượng trực tiếp là tranh chấp có thể được giải quyết ngay lập tức hoặc không mang lại kết quả gì. Thương lượng có thể được tiến hành theo hai cách như các bên gặp gỡ nhau để đàm phán, thỏa thuận hoặc một bên gửi văn bản khiếu nại cho bên kia và bên kia có trách nhiệm trả lời thư khiếu nại.
Hiện nay, chiểu theo các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, pháp luật khuyến khích các bên tự thương lượng với nhau để đàm phán về các tranh chấp nhằm hóa giải bất đồng và dung hòa lợi ích giữa các bên. Thương lượng được coi là hình thức giải quyết tranh chấp mang tính thiện chí và tự nguyện cao nhất, bởi trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên, không có sự tham gia của bên thứ 3 nào. Ưu điểm của nó thể hiện ở chỗ các bên có thể đàm phán một cách linh hoạt, bảo mật thông tin, tôn trọng lợi ích lẫn nhau, giữ uy tín trên thị trường kinh doanh, tiết kiệm chi phí đáng kể so với phải giải quyết tranh chấp bằng các hình thức khác. Tuy nhiên, thương lượng là phương thức không có giá trị bắt buộc, không có sự giàng buộc đảm bảo về mặt pháp lý, nên hiệu quả của nó lại phụ thuộc vào sự tự giác, thiện chí của các bên.
* Giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê bắc cầu bằng hòa giải
83
hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định giữ vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên tìm giải pháp thích hợp, giúp chấm dứt những mâu thuẫn xung đột đang tồn tại giữa các bên. Nếu hòa giải thành công, thỏa thuận hòa giải sẽ được lập thành văn bản hòa giải, có đủ chữ ký của đại diện các bên và Hòa giải viên.
Ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp này thể hiện ở điểm, các bên có tranh chấp tự định đoạt đối với việc lựa chọn cơ chế hòa giải, lựa chọn Hòa giải viên. Các bên có quyền lựa chọn bất kỳ ai, tổ chức nào đó làm trung gian hòa giải, thực hiện ở bất kỳ địa điểm nào phù hợp với nguyện vọng của các bên. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp thân thiện, nhằm giữ gìn và phát triển quan hệ kinh doanh lâu dài, các bên cùng có lợi. Bên cạnh những tiện ích và ưu điểm mang tính lợi ích kinh doanh, phương thức hòa giải cũng có những nhược điểm nhất định, đó là, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay bất kỳ một chế tài nào để áp đặt các bên giải quyết tranh chấp trên thực tế. Thỏa thuận giải quyết bằng hòa giải có thành công hay không phụ thuộc vào thiện chí, sự tin tưởng lẫn nhau và mong muốn giải quyết những vướng mắc trong kinh doanh giữa các bên, không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của Tòa án hoặc Trọng tài.
* Giải quyết tranh chấp hợp đồng cho thuê bắc cầu bằng Trọng tài thương mại
“Trọng tài” là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, trong đó, các bên tham gia tranh chấp thống nhất nếu có tranh chấp phát sinh nếu có sẽ do một hoặc một số người (“Trọng tài viên”, “Ủy ban trọng tài”) giải quyết, và quyết định của một hoặc một số người đó (“phán quyết”) có tính chất bắt buộc thực hiện.
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Điều 19 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài” [61, Điều 19]. Tuy nhiên, thoả thuận Trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản, các bên có thể xác lập thoả thuận về Trọng tài vào thời điểm trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
84
Theo quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại 2010, Trọng tài có
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sau: “Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ
hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài” [61, Điều 2].
So sánh với các phương thức giải quyết tranh chấp khác từ hợp đồng cho thuê bắc cầu, tác giả Luận văn quan niệm rằng giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại có nhiều ưu thế so với Tòa án, bởi lẽ: (i) các bên có quan hệ hợp đồng được tự do lựa chọn Trọng tài viên: đối với những tranh chấp có tính chuyên môn cao, các bên có thể lựa chọn Trọng tài viên có trình độ chuyên môn đúng với lĩnh vực tranh chấp, làm cho vụ việc nhanh chóng được giải quyết mà vẫn giữ được nguyên tắc bảo mật trong kinh doanh. (ii) Thời gian giải quyết vụ việc thông qua Trọng tài nhanh chóng, thủ tục linh hoạt, nhanh chóng và thuận tiện hơn kiện tụng tại Tòa án. (iii) Phán quyết trọng tài được công nhận rộng rãi và có tính chung thẩm. Nhìn chung, phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm, các bên tham gia tranh chấp không có quyền kháng cáo đối với phán quyết của trọng tài (tuy nhiên, tòa án vẫn có quyền hạn nhất định đối với việc ra quyết định hủy phán quyết trọng tài hoặc tuyên bố phán quyết của trọng tài vô hiệu). (iv) Về tính bảo mật, nội dung tranh chấp được giữ bí mật, phán quyết của trọng tài không được công bố rộng rãi. Điều này rất có lợi khi công ty muốn giữ uy tín của mình.
* Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:
Theo Điều 29 – Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 thì những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án bao gồm:
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;… Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Theo đó, "hoạt động kinh doanh thương mại là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại. Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh
85
doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh thương mại [49, Điều 29]. Đối với mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, thương mại được hướng dẫn là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi