Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam (Trang 93 - 99)

thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở phân tích về cấu trúc cho thuê bắc cầu, để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng cho thuê bắc cầu, cần đánh giá hiện trạng hoạt động của các chủ thể tham gia giao dịch, cơ chế pháp lý liên quan đến tài sản thuê và một số chính sách cụ thể của nhà nước nhằm khuyến khích hình thức CTTC này phát triển.

* Tình hình cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty CTTC

Theo báo cáo thống kê của Ngân hàng nhà nước, tính đến 31/12/201, ở Việt Nam có 12 công ty CTTC đang hoạt động, trong đó có 4 công ty CTTC là công ty 100% vốn nước ngoài (ANZ-Vtrac, Quốc tế Việt Nam, Kexim và Chailease) [27]. Trong 8 công ty CTTC còn lại, đều là các công ty CTTC trực thuộc tổ chức tín dụng, ví dụ như: Công ty cho thuê tài chính I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (ALC I) và Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (ALC II) là đơn vị trực thuộc của Agribank. Công ty CTTC Ngân hàng công thương Việt Nam (ICBL) trực thuộc Viettinbank và Công ty CTTC Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCBL) trực

90

thuộc Vietcombank. Công ty CTTC Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BCL) trực thuộc BIDV. Theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế và trên bảng tổng kết tài sản của các tổ chức tín dụng, thì các công ty CTTC kể trên đều là đơn vị trực thuộc của bốn Ngân hàng “lớn” nhất Việt Nam hiện nay. Vốn chủ sở hữu của các công ty CTTC này bao gồm vốn pháp định tự có hoặc vốn do các đơn vị cấp trên (các Ngân hàng là chủ sở hữu) cung cấp; vốn huy động và nguồn vốn hợp pháp khác. Ngoài ra, các công ty CTTC này còn nguồn vốn lưu động huy động hình thành từ nguồn cho vay từ các NHTM và huy động thông qua hoạt động tiền gửi kỳ hạn trên 01 năm (trung hạn và dài hạn). Từ thống kê trên cho thấy, thực trạng hiện nay các công ty CTTC sử dụng chủ yếu nguồn vốn huy động từ các khoản vay để thực hiện hoạt động CTTC, do đó, phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn huy động mà không có “nội lực” để phát triển do vốn đầu tư chỉ đạt tỷ lệ tối thiểu do Ngân hàng nhà nước quy định. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao và do mục tiêu duy trì sự ổn định của nền kinh tế mang tầm vĩ mô, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số 13/2010/NHNN ngày 20/05/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, theo đó, các công ty CTTC chỉ được vay vốn từ các ngân hàng mẹ không quá 5% vốn tự có. Điều đó làm minh chứng cho sự khó khăn của các công ty CTTC khi mà nguồn lực kinh tế để triển khai các hoạt động cho thuê bắc cầu, đòi hỏi nguồn vốn tài trợ cao trong thời gian dài là rất khó thực thi. Tham khảo các số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến tháng 01/2014, hệ số an toàn (CAR) của khối CTTC và công ty CTTC là bi đát nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng với 5,52% (theo quy định thì mức tối thiểu phải đạt 9%). Hiện nay, cả nước có khoảng gần 20 công ty CTTC, đa số thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước, hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân là bởi những công ty này đều không được huy động nguồn vốn ngắn hạn, khó cạnh tranh với các ngân hàng thương mại về tín dụng cho vay. Hơn nữa, họ luôn phải tìm cách thúc đẩy cho vay cá nhân, bất chấp rủi ro nên nợ xấu ở mức độ rất cao. Điều này không chỉ tạo rủi ro cho thị trường tài chính mà còn tác động xấu đến nền kinh tế của đất nước [18].

91

Mặt khác, về giới hạn CTTC mà công ty CTTC được phép giao dịch cũng chưa có sự thống nhất giữa hệ thống văn bản pháp luật hiện hành với Nghị định 39/2014/NĐ-CP - văn bản mới nhất hiện nay quy định về tổ chức, hoạt động của công ty CTTC và hoạt động CTTC. Theo đó, tại khoản 2 Điều 128 Luật các TCTD 2010 quy định: "tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng. Mặc dù Nghị định 39/2014/NĐ- CP không đưa ra một mức giới hạn về CTTC, nhưng xét theo cấp độ có hiệu lực thì rõ ràng Luật các TCTD 2010 có giá trị pháp lý cao hơn, về nguyên tắc, khi áp dụng sẽ phải áp dụng các quy định của Luật sau đó mới dẫn chiếu các quy định của Nghị định, Thông tư.

Theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng thì mức vốn điều lệ tối thiểu hiện nay mà các công ty CTTC phải đáp ứng là 150 tỷ đồng, mức vốn điều lệ này có sự chênh lệnh lớn so với vốn điều lệ tối thiểu của các NHTM (có hoạt động cấp tín dụng trung hạn và dài hạn). Mức vốn điều lệ này bị đánh giá là khá khiêm tốn nếu các công ty CTTC muốn tham gia giao dịch cho thuê bắc cầu thường có giá trị lớn, cho nên, đây là mức vốn điều lệ chưa phù hợp với tiềm năng phát triển của hoạt động cho thuê bắc cầu.

Do vậy, khi nghiên cứu và ban hành các văn bản điều chỉnh trực tiếp hoạt động cho thuê bắc cầu, đòi hỏi các nhà làm luật và các cấp có thẩm quyền cần nghiêm túc xem xét lại vấn đề này để đảm bảo được tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật và nhất là để tạo hiệu quả điều tiết cao đối với hoạt động CTTC có tính chất cho thuê bắc cầu đang bắt đầu hình thành và phát triển ở Việt Nam.

* Về nguồn vốn kinh doanh của Công ty CTTC

Hoạt động CTTC là một trong số các hoạt động chính của công ty CTTC chuyên ngành, bên cạnh một số hoạt động ngân hàng khác như:

Nhận tiền gửi của tổ chức; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức; Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của

92

pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Cho thuê tài chính; Cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính; Cho thuê vận hành với điều kiện tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính; Thực hiện hình thức cấp tín dụng khác khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận [62, Điều 112]. Mặc dù được thực hiện nhiều hoạt động ngân hàng, nhưng công ty CTTC

chuyên ngành phải đảm bảo điều kiện “dư nợ CTTC phải chiếm tối thiểu 70% tổng

dư nợ cấp tín dụng” [15, Điều 3]. Hoạt động CTTC xét về bản chất là hoạt động cấp tín dụng trung hạn và dài hạn, đòi hỏi các công ty CTTC có đủ nguồn vốn, nhưng khi tham gia các hợp đồng cho thuê bắc cầu thì các công ty CTTC phải có tiềm lực tài chính thật sự ổn định và càng cao càng tốt. Hiện nay, ở Việt Nam, các công ty CTTC đa phần là các công ty trực thuộc các NHTM, vốn điều lệ tương đối thấp, nguồn vốn lưu động hạn hẹp và phụ thuộc vào nguồn vốn chủ sở hữu là chủ yếu. Mặc dù pháp luật cho phép các công ty CTTC được vay vốn theo hạn mức tín dụng, nhưng về lâu dài thì sẽ không chủ động về nguồn lực và sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận những dự án đầu tư có quy mô lớn. Các nguồn vốn huy động khác của công ty CTTC không mang lại hiệu quả kinh tế cao, bởi xét về nghiệp vụ huy động tiền gửi các kỳ hạn thì công ty CTTC không có đội ngũ chuyên viên và chiến lược kinh doanh chuyên nghiệp như các NHTM nên rất khó cạnh tranh. Trường hợp các CTTC “phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức” cũng gặp phải vấn đề cạnh tranh lớn từ hoạt động phát hành trái phiếu của Chính phủ và kỳ phiếu của Ngân hàng, hơn nữa, căn cứ pháp lý cho hoạt động phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu của công ty CTTC còn chưa rõ ràng và thiếu tính linh hoạt trong thực tiễn.

* Về đối tượng của hợp đồng CTTC nói chung và hợp đồng cho thuê bắc cầu nói riêng.

Việc pháp luật hiện nay chỉ ghi nhận đối tượng của hợp đồng CTTC là động sản mà không cho phép các công ty CTTC được tiến hành cho thuê với những tài

93

sản là bất động sản. Thêm vào đó, tại Điều 132 Luật các TCTD 2010 quy định tất cả các TCTD đều không được kinh doanh bất động sản. Có thể hiểu quy định này tuy có thiếu linh hoạt so với hoạt động kinh doanh thực tế nhưng đảm bảo sự an toàn cho hoạt động tín dụng bởi diễn biến thị trường bất động sản Việt Nam khá phức tạp, diễn biến không theo bất kỳ quy luật nào của thị trường. Tuy nhiên, đồng tình với quan điểm của một số nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, tác giả luận văn cho rằng, việc hạn chế đối tượng CTTC là bất động sản thực sự không hợp lý và thiếu căn cứ khoa học. Bởi lẽ, quyền sở hữu tài sản thuê luôn luôn thuộc về bên cho thuê, nếu bên thuê vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào của hợp đồng thì bên cho thuê có quyền thu hồi tài sản ngay lập tức. Hơn nữa, bên cho thuê luôn được quyền yêu cầu bên thuê thanh toán đầy đủ tiền thuê và số tiền thuê được tính toán trên công thức bao gồm cả nợ gốc và lãi. Do đó, việc quy định đối tượng hợp đồng là động sản hay bất động sản hoàn toàn không có trở ngại gì trong việc giao kết hợp đồng CTTC và thu hồi vốn đầu tư của các công ty CTTC.

Ngoài ra, quan niệm về việc xác định tài sản là bất động sản ở Việt Nam theo Điều 174 BLDS năm 2005 thì bất động sản là đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai. Theo công ước Viên 1980 và học tập kinh nghiệm lập pháp một số quốc gia trên thế giới (như liên bang Nga), họ xác định rằng máy bay là bất động sản. So sánh trên cho thấy quy định của pháp luật Việt Nam về một tài sản đã thể hiện sự không tương thích với pháp luật quốc tế. Trong khi thực tế việc cho thuê tài chính đối với máy bay lại khá phổ biến ở Việt Nam, tiểu biểu là hãng hàng không Việt Nam Airline có một nửa số máy bay đang khai thác hình thành từ hoạt động thuê tài chính. Do vây, khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng CTTC thì việc giải quyết là rất khó khăn, nhất là đối với các hợp đồng CTTC với chủ thể là bên nước ngoài.

* Về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động CTTC

Hoạt động CTTC thực hiện việc kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định tại Điều 1.8 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 13/2013/QH13 ngày 19/06/2013, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế

94

GTGT, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013. Theo đó, hoạt động “cho thuê tài chính” của công ty CTTC là thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trong trường hợp công ty CTTC ký hợp đồng mua bán trực tiếp hoặc nhập khẩu hàng hóa với bên cung ứng/nhà sản xuất sẽ phải thanh toán cả phần thuế giá trị gia tăng (GTGT) thông qua việc thanh toán tiền mua tài sản. Tổng giá trị tài sản cho thuê bao gồm giá mua tài sản, các loại thuế không được khấu trừ như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, phí và lệ phí khác liên quan đến hoạt động mua tài sản thuê. Tuy nhiên, tại điểm 2.12 Phụ lục 4 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp: Tổ chức cho thuê tài chính cho thuê tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT phải lập hóa đơn theo quy định.

Tổ chức cho thuê tài chính cho thuê tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT phải có hóa đơn GTGT (đối với tài sản mua trong nước) hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu (đối với tài sản nhập khẩu); tổng số tiền thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT phải khớp với số tiền thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT (hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu). Các trường hợp tài sản mua để cho thuê không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, không có hóa đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì không được ghi thuế GTGT trên hóa đơn.

Việc lập hóa đơn được thực hiện theo quy định: Trường hợp tổ chức cho thuê tài chính chuyển giao toàn bộ số thuế GTGT ghi trên hóa đơn tài sản mua cho thuê tài chính cho bên đi thuê tài chính được kê khai khấu trừ một lần thuế GTGT đầu vào của tài sản cho thuê tài chính, tổ chức cho thuê tài chính lập hóa đơn cho bên đi thuê để làm căn cứ khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau: Trên hóa đơn GTGT thu tiền lần đầu của dịch vụ cho thuê tài chính, tổ chức cho thuê tài chính ghi rõ: thanh toán dịch vụ cho thuê tài chính và thuế GTGT đầu vào của tài sản cho thuê tài chính, dòng tiền hàng ghi giá trị dịch vụ cho thuê tài chính (không bao gồm thuế GTGT của tài sản), dòng thuế suất không ghi và gạch chéo, dòng tiền thuế GTGT ghi đúng số thuế GTGT đầu vào của tài sản cho thuê tài chính.”

95

Tuy nhiên, trong hợp đồng cho thuê bắc cầu, việc bên cho thuê chỉ phải giải ngân thanh toán khoảng 20% tổng giá trị hợp đồng mua MMTB là tài sản thuê, số tiền còn lại sẽ do bên cho vay giải ngân thanh toán trực tiếp cho nhà cung ứng/nhà sản xuất, do đó, bên cho thuê không được khấu trừ thuế GTGT ngay sau khi hoàn tất thủ tục mua bán MMTB và xuất hóa đơn cho bên thuê. Về nguyên tắc, các loại hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, sẽ không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa – dịch vụ mua vào. Công ty CTTC thực hiện nghiệp vụ CTTC thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, cho nên toàn bộ số thuế GTGT phải trả theo hợp đồng mua bán hàng hóa được tính vào giá gốc của tài sản cho thuê. Bên thuê là người cuối cùng sử dụng tài sản thuê, nhưng thực chất không được khấu trừ số thuế GTGT theo giá trị tài sản mua vào của tài sản thuê (5% hoặc 10%) mà tổng số thuế này được hạch toán là chi phí thuê tài sản và tiến hành phân bổ dần theo kỳ khi tính chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, cũng có nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng chính sách thuế GTGT quy định như vậy không hỗ trợ cho sự phát triển của các hoạt động cho thuê bắc cầu. Số tiền phải trả cho hợp đồng CTTC của bên đi thuê chênh lệch tăng đúng bằng số thuế GTGT phải nộp so với các hoạt động cấp tín dụng khác, nên không khuyến khích được các giao dịch CTTC, nhất là giao dịch theo hợp đồng cho thuê bắc cầu phát triển đúng với tiềm năng và ưu thế của nó. Đối với các giao dịch cho thuê bắc cầu, giá trị tài sản thuê thường rất lớn, nên vấn đề vướng mắc về cơ chế chính sách thuế GTGT kể trên sẽ làm cản trở các kế hoạch tài chính của các

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)