Mở rộng đối tượng của hợp đồng cho thuê cho thuê bắc cầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam (Trang 106 - 108)

Tại các văn bản pháp luật trước đây, pháp luật chỉ cho phép các công ty CTTC được cho thuê các máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Trong Nghị định 39/2014/NĐ-CP sửa đổi thì các tài sản thuê tài chính là máy móc, thiết bị hoặc tài sản khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Theo quy định trên, thoạt nhìn thì có thể nhận thấy các nhà làm luật đã loại bỏ sự hạn chế về loại tài sản được CTTC, mở rộng phạm vi hoạt động của các công ty CTTC thông qua quy định về tài sản thuê. Nhưng xét về bản chất thì quy định trên vẫn không có sự chuyển biến đáng kể về đối tượng của hoạt động cho thuê tài chính. Theo tinh thần của Nghị định 39/2014/NĐ-CP thì các nhà làm luật đã tiến hành dựa vào mục đích sử dụng tài sản thuê để phân biệt CTTC và loại hình tín dụng tiêu dùng, theo đó, nếu tài sản thuê phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ được coi là hoạt động CTTC. Nhưng các quy định chi tiết, cụ thể hoặc danh mục “tài sản khác” được phép giao dịch CTTC lại phải tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, vốn là một chủ thể có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động Ngân hàng, tổ chức tín dụng và thị trường tài chính tiền tệ. Tuy nhiên, có thể ghi nhận sự tiến bộ của các văn bản pháp luật điều chỉnh hiện nay về CTTC là pháp luật hiện nay đã cho phép các công ty CTTC và bên thuê được tự do thỏa thuận mọi loại tài sản phù hợp với nhu cầu sử dụng của bên thuê để trở thành đối tượng của hợp đồng CTTC.

103

Vấn đề đặt ra là, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý ở các cấp độ khác nhau bình luận và đưa ra kiến nghị về việc pháp luật Việt Nam không cho phép các giao dịch CTTC được kinh doanh bất động sản, là đối tượng của các hợp đồng CTTC. Trong phạm vi Luận văn này, tác giả có kiến nghị mở rộng đối tượng của hợp đồng cho thuê bắc cầu theo hướng cho phép các bên được tiến hành giao kết hợp đồng cho thuê bắc cầu với các đối tượng tài sản cho thuê là bất động sản. Lý giải cho kiến nghị này, tác giả Luận văn đưa ra hai lý do chính để lập luận và chứng minh cho quan điểm của mình như sau:

Thứ nhất, bất động sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành có đặc tính không thể di dời, có khả năng bảo đảm quyền sở hữu an toàn nhất cho chủ sở hữu do với các loại tài sản khác. Nếu trở thành đối tượng của hợp đồng cho thuê bắc cầu, bất động sản được giao kết trong các hợp đồng được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về Giấy chứng nhận quyền sở hữu và được bảo đảm bằng cách đăng ký giao dịch bảo đảm. Thêm vào đó, bên cho thuê hoàn toàn có khả năng thu hồi vốn nếu bên thuê vi phạm hợp đồng bằng các quy định rằng bất động sản trong hợp đồng CTTC luôn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, nếu bên thuê vi phạm hợp đồng thì bên cho thuê có quyền thu hồi tài sản cho thuê ngay lập tức. Vì vậy, nếu trong các hợp đồng CTTC nói chung và hợp đồng cho thuê bắc cầu nói riêng, việc các bên giao kết về việc cho thuê bất động sản, là đối tượng của hợp đồng là hoàn toàn có căn cứ pháp lý.

Thứ hai, bất động sản là loại tài sản thường được đánh giá là tài sản có giá trị kinh tế cao, nhu cầu về vốn đầu tư để tạo lập luôn luôn cần mức vốn lớn và thời gian đầu tư lâu dài. Do đó, khi các bên có nhu cầu đầu tư hoặc sản xuất kinh doanh, xác lập hợp đồng cho thuê bắc cầu đối với loại tài sản này là rất phù hợp với thực tế khách quan. Bởi lẽ, các NHTM với vai trò là bên đầu tư vốn cho vay, các công ty CTTC thường có các sức mạnh tài chính vượt trội sẽ có khả năng đáp ứng được các dự án có nhu cầu về vốn lớn, đầu tư trong trung hạn và dài hạn. Nếu hạn chế loại tài sản này, sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội cho các giao dịch kinh tế quan trọng, có giá trị cao và có khả năng mang lại lợi nhuận ổn định, lâu dài cho nền kinh tế. Hơn nữa, tham khảo

104

cách thức ban hành văn bản pháp luật của các quốc gia có nền công nghiệp CTTC phát triển, phần lớn các quốc gia đó ghi nhận bất động sản là một loại tài sản thuê, cho nên các nhà làm luật Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm quốc tế để ban hành những văn bản pháp luật phù hợp với nhu cầu tất yếu, khách quan của thị trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)