7. Kết cấu luận văn
3.2.2 Về nghĩa vụ của TCBHTG
Một là, nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền chính sách BHTG hướng tới tiếp cận các thông lệ quốc tế, BHTGVN cần thực hiện được những nhiệm vụ trong tương lai gần như: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược truyền thông tới năm 2025, tầm nhìn tới năm 2030; Xác định đối tượng công chúng trọng tâm là người gửi tiền tại khu vực nông thôn, miền núi, người gửi tiền ít có điều kiện tiếp cận với thông tin về hoạt động ngân hàng, BHTG; Đa dạng hóa và thường xuyên nghiên cứu, phát triển, đổi mới các hình thức truyền thông, công cụ truyền thông trong đó có mạng xã hội; Phối hợp truyền thông trong các chương trình chung của ngành ngân hàng; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, tiến tới xây dựng hệ thống hỗ trợ trực tuyến cho người gửi tiền, sử dụng các công cụ tuyên truyền trực tuyến như thư điện tử, tư vấn trực tuyến…; xây dựng phương án truyền thông mô phỏng khi xảy ra đổ vỡ TC TGBHG, người dân rút tiền ồ ạt nhằm chủ động khi xảy ra sự cố; tuyên truyền tại
các cơ quan trong ngành tài chính ngân hàng; thực hiện đánh giá hiệu quả truyền thông thông qua khảo sát, đánh giá mức độ hiểu biết của người gửi tiền, xây dựng được kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông. Ngoài ra, có phương án đề xuất tăng nguồn lực tài chính và bồi dưỡng nhân lực với trình độ, chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
Sớm thực hiện điều tra, khảo sát theo từng nhóm đối tượng công chúng để đánh giá mức độ nhận thức về chính sách BHTG trong từng giai đoạn. Qua đó nắm được nhu cầu, nguyện vọng của công chúng, từ đó đề xuất tới cấp có thẩm quyền, từng bước hoàn thiện chính sách BHTG cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống, bổ sung các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền chính sách BHTG. Nguyên tắc thư 10 trong Bộ nguyên tắc phát triển hệ thống BHTG hiệu quả của IADI khuyến nghị: “ Tổ chức BHTG xây dựng chiến lược dài hạn để đạt được các mục tiêu nhận thức công chúng, và phân bổ ngân sách để xây dựng và duy trì mục tiêu về mức độ nhận thức công chúng về BHTG. Tổ chức BHTG thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng và cơ quan liên quan trong mạng an toàn tài chính nhằm đảm bảo tính thống nhất và chính xác của các thông tin cung cấp cho người gửi tiền và tối đa hóa mức độ nhận thức công chúng. Luật và quy định yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin về bảo hiểm tiền gửi theo mẫu định dạng/ngôn ngữ do tổ chức BHTG quy định”.
Hiện nay Luật BHTG năm 2012 chưa quy định về nghĩa vụ phối hợp của TC TGBHTG với BHTGVN trong việc tuyên truyền chính sách BHTG, nâng cao nhận thức công chúng. Trên thực tế, các TC BHTG tại nhiều quốc gia trên thế giới thường có cơ chế phối hợp với các cơ quan, tổ chức, hiệp hội để tuyên truyền chính sách BHTG. Đặc biệt là các đối tượng tham gia vào việc lan tỏa chính sách BHTG là các TC TGBHTG, bởi đây vừa là bên hưởng lợi từ chính sách BHTG, nắm rõ kiến thức, vừa trực tiếp giao dịch với người gửi tiền – đối tượng chính thụ hưởng chính sách BHTG. Tại các điểm giao dịch, ngân hàng, QTDND không chỉ niêm yết thông tin về việc tham gia BHTG thông qua chứng nhận BHTG mà còn phải niêm
yết các thông tin về chính sách BHTG, nhân viên giao dịch nắm rõ mọi nội dung chính sách và có thể tư vấn cho khách hàng khi cần thiết.
Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động phổ cập tài chính toàn chính toàn diện về BHTG, bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam: Giáo dục tài chính là một quá trình trong đó cá nhân và doanh nghiệp tăng cường hiểu biết sản phẩm của mình về các khái niệm và sản phẩm tài chính; thông qua việc tiếp nhận thông tin, hướng dẫn và tư vấn để phát triển các kỹ năng, nhận thức rõ hơn các rủi ro và cơ hội tài chính, từ đó đưa ra các quyết định xác thực, biết cách tìm kiếm hỗ trợ và hành động hiệu quả để cải thiện tình hình tài chính của mình. Trên thực tế, hệ thống BHTG của nhiều quốc gia có mục tiêu chính sách trong việc thúc đẩy phổ cập tài chính, cung cấp kiến thức tối thiểu về tài chính ngân hàng cho người gửi tiền nhỏ và đảm bảo rằng họ có thể sử dụng được các dịch vụ tài chính chính thức. Tại Việt Nam BHTGVN nên triển khai hoạt động phổ cập tài chính như sau: Cùng phối hợp với NHNN, các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và phổ cập chương trình giáo dục tài chính toàn diện cho người dân. Thí điểm thực hiện giáo dục tài chính với quy mô nhỏ, vài nhóm đối tượng để từ đó rút ra kinh nghiệm dể triển khai trên quy mô rộng.
Hai là, nâng cao chất lượng chi trả tiền gửi được bảo hiểm
Thực tế tại Việt Nam, Chính phủ vẫn chưa thực hiện phá sản các ngân hàng hàng thương mại theo quy luật thị trường mà giao NHNN mua lại 0 đồng hoặc giao các ngân hàng thương mại Nhà nước sát nhập hoặc hỗ trợ dẫn tới việc BHTGVN chưa thực hiện chi trả thực tiễn đối với các TC TGBHTG là ngân hàng.
Trong thời gian tới, với việc Luật bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2017 không có quy định nào về mua bắt buộc một TCTD với giá 0 đồng. Thay vào đó, Luật cho phép phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt tại Điều 152. Do vậy để chủ động trong công tác chi trả, nhất là chi trả cho tiền gửi của người gửi tiền tại các ngân hàng lớn, BHTGVN cần xây dựng các phương án chi trả và thường xuyên tổ chức diễn tập và có phương án chi trả phù hợp khi phát sinh hoạt động chi trả.
Ba là, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ
BHTG:
Cần thay đổi tư duy về đào tạo, sẵn sàng tiếp nhận thách thức và khuyến khích việc tận dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng đào tạo. Tận dụng các nền tảng sẵn có, đặc biệt là các phần mềm thuộc hệ thống FSMIMS mang lại để hiện đại, số hóa việc quản lý đào tạo, đảm bảo số liệu được lưu trữ chính xác và khai thác hiệu quả nhất.
Thường xuyên trao đổi, liên kết với các chuyên gia, đơn vị trong ngành ngân hàng để nâng cao chất lượng công tác đào tạo. Chú trọng đào tạo các nghiệp vụ chuyên môn như kiểm tra, giám sát, thu phí, chi trả, tuyên truyền…nhằm bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách BHTG tại Việt Nam.
Bốn là, tiếp tục quản lý, sử dụng và bảo bảo toàn nguồn vốn BHTG:
Để đảm bảo năng lực tài chính, trong khuôn khổ chính sách BHTG, cần xác định quy mô quỹ BHTG với mục tiêu phù hợp và phương án để đạt quy mô quỹ mục tiêu được xác định. Khi thiết lập quỹ mục tiêu cụ thể cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như: Điều kiện kinh tế vĩ mô; đặc điểm của hệ thống tài chính, các quy định pháp lý về giám sát, kiểm tra an toàn và xử lý đổ vỡ. Tỷ lệ quỹ mục tiêu cso thể xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm giữa quỹ dự phòng nghiệp vụ và số dư tiền gửi được bảo hiểm. Ngoài ra BHTGVN cần đề xuất xây dựng cơ chế hỗ trợ đặc biệt TC BHTG để có thể tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn hỗ trợ xử lý trong trường hợp cần huy động nguồn lực tài chính lớn để chi trả tiền gửi được bảo hiểm trên diện rộng.
BHTGVN cần tăng cường hiệu quả hơn nữa nguồn lực đầu vào từ hoạt động thu phí BHTG, cần nâng cao chất lượng quản lý phí thông qua việc: (i) Xây dựng kế hoạch thu phí sát thực tế để đảm bảo công tác tính và thu phí được kịp thời, đầu tư theo quy định và tăng tính hiệu quả; (ii) Kiến nghị với NHNN quy định và thực hiện chặt chẽ việc gia hạn kiểm soát đặc biệt, tránh kéo dài quá mức thời hạn kiểm soát
thu phí; (iii) Nâng cao chất lượng giám sát tiên tiến kết hợp kiểm tra tại chỗ, kiểm tra chuyên sâu nhằm phát hiện và cảnh báo sớm rủi ro và xử lý sai phạm của TC TGBHTG; (iv) Cải tiến quy trình nghiệp vụ, giảm bớt thủ tục không cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho TC TGBHTG và BHTGVN thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ. Thực hiện quản lý các khoản thu từ đầu tư, theo dõi và quản lý sau đầu tư: Các khoản lãi thu được từ hoạt động đầu tư góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng nguồn vốn. Quá trình đầu tư của BHTGVN do vậy phải đảm bảo được mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn và tăng trưởng doanh thu cao. Việc theo dõi và quản lý vốn sau đầu tư sau đầu tư phải được thực hiện sát sao, đảm bảo thu đúng, đủ, đúng hạn gốc lãi vốn đầu tư nhằm tạo cơ sở quan trọng bổ sung nguồn lực tài chính sẵn có để duy trì, thức đẩy tái đầu tư và nâng cao nguồn vốn của BHTGVN.
BHTGVN là một định chế tài chính độc lập, hoạt động theo pháp luật để thực hiện chính sách công và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. BHTGVN có vai trò bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các TCTD. Nếu BHTGVN được thực hiện đa dạng các hoạt động đầu tư kinh doanh sẽ là điều kiện để tăng cường tiềm lực tài chính; qua đó giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước do không còn phụ thuộc vào nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước. Với nguồn lực tài chính chính vững vàng, BHTGVN có thể chủ động, nhanh chóng trong công tác chi trả BHTG cho người gửi tiền trong trường hợp xảy ra đổ vỡi hàng loạt cũng như tăng cường năng lực trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BHTG và các văn bản liên quan cho phép BHTGVN được bổ sung danh mục đầu tư vào: Mua, bán trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh; mua và bán trái phiếu Chính phủ nhằm tối ưu hóa danh mục đầu tư; gửi tiền và mua bán trái phiếu của các Ngân hàng thương mại Nhà nước và các Ngân hàng thương mại xếp loại A; mua trái phiếu chính quyền địa phương, mua trái phiếu doanh nghiệp…
Lựa chọn thị trường đầu tư linh hoạt, hợp lý: Việc mua trái phiếu Chính phủ trên cả 2 thị trường sơ cấp và thứ cấp, tuy nhiên tỷ trọng đầu tư trên thị trường sơ cấp luôn lớn hơn (86% so với 14% - tính đến 30/9/2020) vì các điều kiện để đầu tư
trên thị trường thứ cấp còn khá chặt chẽ sẽ làm giảm cơ hội đầu tư. Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư, cần phải sửa đổi, bổ sung Quy chế đầu tư theo hướng nới lỏng điều kiện đầu tư theo hướng nới lỏng điều kiện đầu tư trên thị trường thứ cấp để có thể lựa chọn đầu tư linh hoạt giữa 2 thị trường nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, cụ thể: (i) Được phép mua của 03 đơn vị có chào giá tốt nhất trong số các đơn vị chào bán cùng thời điêm, lãi suất của 03 đơn vị có thê chênh lệch nhau từ 01- 5 điểm; (ii) Nếu đơn vị chào bán có lãi suất chào bán cao hơn lãi suất trúng thầu trên thị trường sơ cấp (cùng mã trái phiếu ở phiên đấu thầu gần nhất) là đủ điều kiện mua.
Năm là, tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với yêu
cầu phát triển của TC BHTG:
Tiếp tục phối hợp với NHNN và các đơn vị có liên quan triển khai tốt hoạt động của các phần mềm nghiệp vụ và dự án FSMIMS, nghiên cứu, chỉnh sửa xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại của hệ thống công nghệ tin học trong thời gian quan. Nghiên cứu bổ sung các phần mềm ứng dụng phù hợp với các mảng hoạt động nghiệp vụ mới của BHTGVN.
Phối hợp với các đơn vị triển khai thử nghiệm Quy trình “Chi trả tiền gửi được bảo hiểm” theo từng mô hình, làm cơ sở cho việc triển khai áp dụng vào thực tế.
Phối hợp với các đơn vị trong hệ thống để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng hệ thống báo cáo khai thác từ Kho dữ liệu lưu trữ theo hướng tạo chủ động cho các đơn vị thực hiện nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản trị, điều hành của BHTGVN trong thời gian tới.
Thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo về ứng dụng công nghệ tin học và hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ của BHTGVN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở các thực trạng triển khai pháp luật về quyền và nghĩa vụ cũng như hoạt động thực tiễn của BHTGVN cũng như việc phân tích khái quát định hướng của ngành ngân hàng và định hướng hoạt động của BHTGVN để đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả về nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, chi trả tiền gửi được bảo hiểm, tuyên truyền chính sách BHTG, sửa đổi quy định pháp luật về BHTG, nâng cao hạn mức chi trả BHTG…, qua đó giúp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của TC BHTG tại Việt Nam nhằm đáp ứng với sự phát triển của ngành tài chính ngân hàng cũng như phù hợp với các thông lệ quốc tế.
KẾT LUẬN
Bảo hiểm tiền gửi là một định chế tài chính quan trọng trong hệ thống mạng an toàn tài chính quốc gia, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự phát triển an toàn, lành mạnh hệ thống TCTD. Do đó, việc nghiên cứu về thực trạng về quyền và nghĩa vụ của TC BHTG theo pháp luật Việt Nam là công việc cần thiết, qua đó phân tích thực trạng để tìm ra tồn tại, vướng mắc và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của TC BHTG và nâng cao chất lượng hoạt động của TC BHTG tại Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về bảo hiểm tiền gửi như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo hiểm tiền gửi và hoạt động của BHTGVN. Từ đó, vận dụng lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng triển khai pháp luật về BHTG nói chung và pháp luật về quyền và nghĩa vụ của TC BHTG tại Việt Nam nói riêng, chỉ ra được những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
Trên cơ sở đó, kết hợp với định hướng phát triển của ngành ngân hàng và của BHTGVN, luận văn đã nêu ra các khuyến nghị nhằm giải quyết những vấn đề còn hạn chế, tồn tại và yếu kém để từ đó nâng cao hiệu quả việc triển khai thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của TC BHTG tại Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng của bản thân, nhưng do thời gian giới hạn, tính phức tạp và lĩnh vực nghiên cứu còn mới mẻ, mặt khác với khả năng và trình độ nghiên cứu khoa học bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi chân thành mong muốn nhận được sự quan tâm, góp ý của các quý thầy giáo, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các giảng viên của Học viện khoa học xã hội g đã truyền thụ kiến thức quý báu trong quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại TP. Đà Nẵng, đồng nghiệp, các bạn bè cùng lớp, và gia đình đã tạo điều kiện và dành cho tôi sự động viên, giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn. Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Cao Đình Lành đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.