Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 39 - 44)

7. Kết cấu luận văn

2.1.6. Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định

bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ

- Về tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một TCTD được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt là TCTD đó lâm vào tình trạng mất hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán, chi trả và được đặt dưới sự

kiểm soát trực tiếp của NHNN. Theo quy định tại Điều 146 Luật các TCTD năm 2010 quy định NHNN xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp như: “a.Có nguy cơ mất khả năng chi trả; b. Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán; c. Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; 4. Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của NHNN; d. không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục”.

BHTGVN tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với TCTD theo quy định tại Khoản Điều 13 Luật BHTG năm 2012. Cụ thể, theo quy định tại Thông tư 11/2019/TT-NHNN, trách nhiệm của BHTGVN khi tham gia công tác kiểm soát đặc biệt được quy định như sau: (i) Cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt của TCTD được kiểm soát đặc biệt là TC TGBHTG; (ii) Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chi nhánh NHNN nơi TCTD được kiểm soát đặc biệt là TC TGBHTG đặt trụ sở chính, Ban kiểm soát đặc biệt trong quá trình kiểm soát đặc biệt TCTD.

BHTGVN cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của NHNN. Theo phân công nhiệm vụ của Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt, cán bộ của BHTGVN chủ động phối hợp với các thành viên của Ban thực hiện giám sát, củng cố chấn chỉnh tình hình hoạt động và triển khai các phương án phục hồi đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt; trong đó đặc biệt giám sát số liệu chi tiết cũng như biển động tài sản, số dư tiền gửi, tiền gửi được bảo hiểm, phân loại nợ và khả năng thu hồi nợ để đánh giá khả năng chi trả tiền gửi đến hạn thanh toán. Theo quy định của BHTGVN, cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện đối chiếu xác minh lập danh sách người gửi tiền được BHTG và số tiền dự kiến chi trả theo 03 danh sách. Trong quá trình xác minh, đối chiếu, xác định các trường hợp nghi ngời có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm vượt quá thẩm quyền xử lý của BHTGVN thì đề nghị

NHNN thanh tra, kết luận theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-NHNN ngày 06/9/2014 của NHNN.

Trên cơ sở đó, BHTGVN đã xây dựng và hoàn thiện văn bản nội bộ quy định về quá trình tham gia kiểm soát đặc biệt để tạo cơ sở cho BHTGVN phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời các vi phạm về quy định về BHTG tại các TC TGBHTG, qua đó góp phần hạn chế hành vi gian lận, trục lợi tiền bảo hiểm; hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Trong thời gian gần đây, BHTGVN đã chủ động triển khai nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm tra giám sát chuyên sâu và kiểm soát đặc biệt đối với TC TGBHTG (đặc biệt là QTDND). Ngoài ra, BHTGVN còn thành lập Ban chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý các QTDND có vấn đề tại Trụ sở chính và Tổ chỉ đạo tại các Chi nhánh khu vực để có những chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời về công tác kiểm soát đặc biệt; Từ đó chủ động có giải pháp hoặc báo cáo, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý kịp thời đối với các TC TGBHTG đang bị kiểm soát đặc biệt. Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2017 được ban hành, BHTGVN tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt như: (1) Cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt; (2) Mua lại trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ; (3) Tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phụ hồi QTDND, tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính; (5) Xem xét miễn phí BHTG cho TCTD được kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động cho vay đặc biệt.

Đối với hoạt động cho vay đặc biệt, NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2018/TT-NHNN, theo đó BHTGVN cho vay TCTD bị kiểm soát đặc biệt trong trường hợp: (i) Để hỗ trợ thanh khoản đối với TCTD khi TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian TCTD được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt; (ii) Theo quyết định của NHNN với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ thanh khoản đối với công ty tài chính, QTDND, tổ chức tài chính vi mô khi có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc

lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt; (iii) Để hỗ trợ phục hồi đối với công ty tài chính, QTDND, tổ chức tài chính vi mô theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.

Nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động kiểm soát đặc biệt để phù hợp với các quy định mới, BHTGVN đã ban hành các Quy chế và hướng dẫn thực hiện Quy chế về cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt và Hướng dẫn đánh giá tính khả thi phương án phục hồi hoạt động của TCTD được kiểm soát đặc biệt, qua đó tạo cơ sở để thống nhất hoạt động trong toàn hệ thống.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, tổ chức BHTG được thiết kế theo mô hình “giảm thiểu rủi ro” với các thẩm quyền nhằm bảo vệ tốt nhất người gửi tiền như: giám sát, đánh giá rủi ro của các TCTD, đảm bảo an toàn của hệ thống tài chính và tham gia vào tái thiết hệ thống tài chính ngân hàng. Tổng công ty BHTG Hàn Quốc (KDIC), ngoài chức năng giám sát, kiểm tra và chi trả bảo hiểm thì trong trường hợp xử lý đổ vỡ, còn có chức năng quyết định phương pháp điều chỉnh các tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán, bán cho đơn vị tài chính thứ 3, hỗ trợ tài chính. Việc hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc chi phí tối thiểu trên cơ sở tính toán lợi ích giữa việc hỗ trợ để tổ chức tài chính phục hồi và cho phá sản. Giai đoạn sau khi xử lý phá sản KDIC được quyền thu hồi các khoản nợ, thực hiện điều tra trách nhiệm của các bên liên quan đến sự yếu kém của tổ chức tài chính đó. Hay tại Nhật Bản, Tổng công ty BHTG Nhật Bản (DICJ) tham gia vào quá trình xử lý đổ vỡ với vai trò ngân hàng bắc cầu, tiếp quản và chuyển giao các chức năng tài chính của tổ chức bị đổ vỡ đồng thời hỗ trợ tài chính cho tổ chức tiếp nhận

Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2017 có hiệu lực, BHTGVN đã nhận được hồ sơ cho vay đặc biệt của QTDND Hậu Giang (tỉnh Hậu Giang) đã đề nghị BHTGVN cho vay đặc biệt số tiền 3.868 triệu đồng để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền và chi lương. Tuy nhiên, do các QTDND này không đáp ứng được yêu cầu của Thông tư số 01/2018/TT-NHNN và quy định của BHTGVN nên BHTGVN đã từ chối cho vay đối với trường hợp trên. Định kỳ hàng năm, BHTGVN đều xây dựng mức vốn dự phòng đối với nghiệp vụ cho vay đặc

biệt nhằm đảm bảo có đầy đủ nguồn lực về tài chính nhằm sẵn sàng cho vay đặc biệt đối với TCTD có đủ điều kiện khi phát sinh. BHTGVN nói chung và các Chi nhánh khu vực nói riêng đã chủ động, tích cực phối hợp với Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi khi được yêu cầu.

Với hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể được ban hành đã giúp BHTGVN thực hiện tốt nhiệm vụ xử lý các TCTD yếu kém, được đặt vào diện kiểm soát đặc biệt có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTD. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số vướng mắc khó khăn như chưa có hướng dẫn về các tiêu chí cụ thể để làm căn cứ đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi, các chủ thể cho vay đặc biệt chưa được pháp luật quy định thứ tự ưu tiên nên trong thực tiễn triển khai gặp nhiều khó khăn; nguồn vốn cho vay của BHTGVN chưa được quy định cụ thể nên khi tham gia công tác kiểm soát đặc biệt còn bị động, hiệu quả công tác còn chưa đạt như kỳ vọng.

- Về tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ:

BHTGVN được quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của TC TGBHTG theo quy định tại Luật BHTG năm 2012; Điều 14 Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ.

Sau khi chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng bị đổ vỡ, BHTGVN trở thành chủ nợ của tổ chức tín dụng đó. BHTGVN được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp TC TGBHTG bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản. Theo quy định, TC BHTG chỉ thực hiện chi trả theo hạn mức bảo hiểm tiền gửi; tuyên nhiên trên thực tế, ngoài chi trả đúng và đầy đủ các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo hạn mức bảo hiểm tiền gửi, BHTGVN còn thay mặt TCTD chi trả trước toàn bộ khoản tiền gửi ngoài hạn mức bảo hiểm tiền gửi cũng như các khoản tiền gửi mà TCTD chiếm đoạt của người gửi tiền nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người gửi tiền và đảm bảo tình hình chính trị, an sinh xã hội.

Sau khi thực hiện chi trả các khoản tiền gửi ngoài hạn mức bảo hiểm tiền gửi, BHTGVN phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và NHNN thực hiện quản lý thanh lý TCTD theo quy định của pháp luật về phá sản đối với các tổ chức tín dụng. Tổ chức BHTGVN được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự như người gửi tiền và thu hồi số tiền bảo hiểm phải trả trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật. Số tiền thu hồi được từ việc thanh lý tài sản của TC TGBHTG được dùng để bù trừ số tiền chi trả ngoài hạn mức BHTG và bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của BHTGVN. Tính tới thời điểm hiện tại, BHTGVN đã thu hồi được 10,48 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 39% số tiền phải thu hồi tại 39 TC TGBHTG (theo số liệu của BHTG).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)