Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 33)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2. Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

khách hàng tại mẫu sao kê tiền gửi bằng đồng Việt Nam (Mẫu 03/BHTG).

Thứ tư, đối với Mẫu 2c/BHTG: Bổ sung một số tài khoản tiền gửi được bảo hiểm và đưa ra hướng dẫn chi tiết cách lập mẫu biểu.

Ngoài ra, Quyết định 1248 còn hướng dẫn bổ sung cách lập một số mẫu biểu khác và phương thức gửi báo cáo các mẫu biểu này.

Đối với tổ chức BHTG, việc sửa đổi có ảnh hưởng nhưng theo chiều hướng tốt, vì những thay đổi này là để tháo gỡ khó khăn vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức trong quá trình triển khai Quy chế. Tiêu biểu là việc gia hạn thời gian gửi báo cáo sẽ giúp TC TGBHTG chuẩn bị dữ liệu kỹ lưỡng hơn, hay việc thay đổi mẫu biểu là để đáp ứng những tổ chức phát sinh tài khoản tiền gửi được bảo hiểm.

2.1.2. Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tiền gửi

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 13 Luật BHTG năm 2012, BHTGVN thực hiện tính và thu phí BHTG đối với TC TGBHTG theo quy định pháp luật. Có thể hiểu phí BHTG là khoản tiền mà TC TGBHTG phải nộp cho TC BHTG để bảo hiểm cho tiền gửi của người được BHTG tại TC TGBHTG đó. Việc tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với TC TGBHTG thể hiện quyền của TC BHTG, TC TGBHTG có nghĩa vụ phải nộp phí BHTG cho TC BHTG để được bảo hiểm cho tiền gửi của người gửi tiền, qua đó thể hiện mối quan hệ thỏa thuận giữa các bên. Tại Việt Nam, hoạt động thu và nộp phí BHTG giữa TC BHTG và TC TGBHTG đã được luật hóa, trờ thành quy định bắt buộc các TC TGBHTG phải nộp phí BHTG.

Điều 20 Luật BHTG năm 2012 cũng quy định cụ thể về phí BHTG như sau: “(1)Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; (2). Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này; (3). Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân

của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; (4). Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp; (5). Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Đối với, trường hợp TC TGBHGT nộp thiếu, nộp chậm phí BHTG thì ngoài việc phải nộp đủ số phí còn thiếu phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền nộp chậm. Trường hợp TC BHTG phát hiện sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi, thì TC BHTG có trách nhiệm thông báo và truy thu số phí còn thiếu hoặc thoái thu đối với số phí nộp thừa trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện. Đối với các trường hợp trên, BHTGVN có quyền thực hiện các biện pháp chế tài sau: Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phải nộp phí BHTG mà TC TGBHGT không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí BHTG và tiền phạt, thì TC BHTG có văn bản đề nghị NHNN trích tài khoản của TC TGBHGT gửi tại NHNN để nộp phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt. Trong trường hợp TC TGBHGT không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí BHTG mà NHNN phải trích tài khoản của TC TGBHGT để nộp phí lần thứ hai, thì TC BHTG có văn bản đề nghị NHNN đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi của TC BHTG. Có thể thấy, trong trường hợp TC TGBHTG cố tình không nộp phí BHTG thì BHTGVN có quyền yêu cầu NHNN đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi của TC TGBHTG vi phạm.

Quy định của Luật BHTG năm 2012 về khung phí BHTG là quy định tiến bộ, tạo động lực cho các tổ chức tham gia BHTG hoạt động tốt, mức rủi ro thấp hơn sẽ được hưởng mức phí thấp hơn. Điều này giúp đảm bảo công bằng và khuyến khích các tổ chức tham gia BHTG tăng cường quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay NHNN vẫn chưa thực hiện việc phân loại và đánh giá rủi ro đối với các TCTD để thực hiện việc quy định mức phí cụ thể đối với từng tổ chức tham gia BHTG. Do vậy hiện nay, phí BHTG vẫn đang được BHTGVN áp dụng phương pháp tính và thu phí đồng hạng đối với tất cả các tổ chức tham gia BHTG.

Hiện nay, BHTGVN đã ban hành Quyết định số 1116/QĐ-BHTG ngày 04/12/2019 về ban hành Quy chế về phí BHTG; Quyết định 1666/HD-BHTG ngày 25/12/2019 về ban hành Hướng dẫn thưc hiện quy chế về phí BHTG. Qua đó quy định và hướng dẫn cụ thể hoạt động tính và thu phí BHTG. Trong 20 năm hoạt động vừa qua, BHTGVN đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu phí BHTG, góp phần khẳng định vai trò và vị thế của BHTGVN trong hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam, đảm bảo năng lực tài chính của BHTGVN. Ngay từ khi thành lập đến nay, BHTGVN đã áp dụng hình thức thu phí đồng hạng với mức phí BHTG là 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại TC TGBHTG; Trong năm 2019, tổng số phí BHTG thực thu trong là hơn 7.358,8 tỷ đồng, tăng 11,07% so với năm 2018. [6]

Bảng 2.2 Số liệu thu phí BHTG giai đoạn 2010-2018

Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Báo cáo thường niên năm 2018, tr. 34. 2.1.3. Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi

Về hoạt động kiểm tra TC TGBHTG: Theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Luật BHTG năm 2012 và Khoản 9, Điều 3 Quyết định số 1394/QĐ-TTg quy định

BHTGVN thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG, kiến nghị NHNN xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHTGVN. Nghiệp vụ kiểm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng của BHTGVN, theo đó BHTGVN thực hiện kiểm tra định kỳ theo kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được phê duyệt hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện TC TGBHTG có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về BHTG hoặc khi có yêu cầu của NHNN hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ trên cơ sở Nghị định số 89/CP, Nghị định số 109/CP và Thông tư 03/2006-NHNN của Chính Phủ, BHTGVN đã ban hành các quy định nội bộ về công tác kiểm tra, trong đó quy định chi tiết về hoạt động, nội dung, trình tự và các nguyên tắc của hoạt động động kiểm tra.

Theo đó nội dung kiểm tra tập trung chủ yếu vào 3 vấn đề cơ bản gồm: (1) Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG trong thời kỳ kiểm tra, gồm kiểm tra những thay đổi hoặc bổ sung về hồ sơ pháp lý tham gia BHTGVN; kiểm tra việc niêm yết chứng nhận BHTG; kiểm tra tính đầy đủ trong nộp phí, kiểm tra việc cung cấp thông tin cho BHTGVN. (2) Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị trong văn bản kết luận của đợt kiểm tra trước (trong trường hợp cần thiết. (3). Kiểm tra các nội dung khác theo yêu cầu hoặc ủy quyền của cơn quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. [7]

Theo quy định tại khoản 10, điều 13 Luật BHTG 2012, BHTGVN có trách nhiệm ổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống. Qua thực tiễn triển khai, hoạt động giám sát từ xa đã đạt được nhiều kết quả, giúp BHTGVN kịp thời phát hiện, cảnh báo những sai phạm trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động BHTG nói riêng, giúp bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng và các TCTD. Hoạt động giám sát từ xa của BHTGVN giúp cung cấp những thông tin về tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG một cách đầy đủ, thường xuyên, liên tục tới NHNN. Trên cơ sở kết quả của hoạt động giám sát từ xa, BHTGVN đã đề xuất, kiến nghị NHNN các vấn đề

cần lưu ý để các tổ chức tham gia BHTG có biện pháp tuân thủ pháp luật một cách nghiêm túc và hợp lý.

Báo cáo giám sát thời gian qua đã tập trung vào các nội dung: i) chỉ ra một số xu hướng đối với toàn hệ thống, nhóm tổ chức tham gia BHTG về các nội dung theo mô hình giám sát CAEL gồm: vốn, hoạt động tín dụng, kết quả kinh doanh, thanh khoản; ii) xác định rủi ro của các nhóm, hệ thống tổ chức tham gia BHTG trong từng thời kỳ; iii) chỉ ra một số rủi ro gây mất an toàn đối với toàn hệ thống, nhóm tổ chức tham gia BHTG như vốn, tài sản, thanh khoản hay tính liên kết trong hệ thống QTDND; iv) chỉ ra một số xu hướng quan trọng hoặc các biến động bất thường về mặt chỉ tiêu tài chính của các tổ chức tham gia BHTG. Hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa được xây dựng đảm bảo khoa học và đáp ứng yêu cầu tuân thủ quy định của Việt Nam, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, được áp dụng thống nhất cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG; có ý nghĩa trong phân tích, đánh giá một cách trung thực, khách quan tình hình hoạt động và thực trạng tài chính. Bên cạnh đó, hệ thống chỉ tiêu giám sát từ xa cũng đạt yêu cầu và có thể đáp ứng cho công tác giám sát từ xa của NHNN. Các phương pháp giám sát từ xa được áp dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của các loại hình tổ chức tham gia BHTG và yêu cầu nội dung giám sát từ xa.

2.1.4. Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng

Theo dõi, giám sát từ xa là công cụ pháp lý quan trọng trong quản lý rủi ro đối với TC BHTG nhờ kết quả của hình thức này mà tổ chức BHTG đưa ra được những cảnh báo sớm đối với TC TGBHTG có nguy cơ lâm vào tình trạng đổ vỡ (luận văn NĐQ). Theo quy định của pháp luật hiện hành, nghiệp vụ giám sát của TG BHTG được tiến hành trên cơ sở thông tin thu thập được để nắm bắt tình hình hoạt động của TC TGBHTG. Hoạt động thực hiện giám sát gồm các nội dung như sau: (i) Đánh giá tình hình thực hiện các quy định pháp luật về BHTG; (ii) Phân tích thông

tin giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của TC TGBHTG theo các tiêu chí về vốn, chất lượng tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản, tiêu chí khác; (iii) Phân nhóm các TC TGBHTG. [8]

Từ hoạt động giám sát,BHTGVN thu thập được các thông tin về các loại báo cáo từ khách hàng, thông tin truy cập từ NHNN; kết quả của công tác giám sát phản ánh tình hình nộp phí bảo hiểm, tình hình tuân thủ một số chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Theo quy định, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, TC TGBHTG có trách nhiệm gửi cho BHTGVN các báo cáo tài chính năm. Trong quá trình giám sát đối với TC TG BHTG nếu phát hiện vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, BHTGVN có quyền yêu cầu TC TGBHTG phải có biện pháp khắc phục ngay tình trạng vi phạm đó, đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản với NHNN để có biện pháp theo dõi, xử lý. Trong trường hợp xét thấy hoạt động của TC TGBHTG có nguy cơ dẫn đến mất khả năng chi trả, thất thoát lớn về tài sản hoặc có tác động nghiêm trọng tới các tổ chức khác thì BHTGVN báo cáo ngay bằng văn bản cho NHNN và đồng thời yêu cầu TC TGBHTG có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

2.1.5. Tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của tổ chức tín dụng, tổ chức theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của tổ chức tín dụng, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm; tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động.

Để đáp ứng việc chi trả ngay trong trường hợp phải thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho các TC TGBHTG có quy mô lớn hoặc phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tại nhiều TC TGBHTG cùng lúc thì việc BHTGVN chỉ tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng hoặc vay của TCTD, tổ chức có bảo lãnh của Chính phủ chưa đủ mạnh để thực hiện hiệu quả chính sách BHTG. Trong trường hợp này, BHTGVN cần thâm các nguồn hỗ trợ khác như tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân

trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động và để đảm bảo khả năng chi trả, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 26/6/2013 của Chính phủ quy định: Trong trường hợp cần đề nghị hỗ trợ tài chính, BHTGVN phải gửi văn bản đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước hoặc đề nghị Chính phủ bảo lãnh để vay từ TCTD, tổ chức khác, trong đó phải nêu rõ số tiền cần hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ hoặc thời hạn bảo lãnh vay và các nội dung cần thiết khác; phải có kế hoạch trả tiền bảo hiểm cho người được gửi tiền và phương án, kế hoạch hoàn trả nguồn vốn hỗ trợ hoặc khoản vay từ TCTD. NHNN có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.

Trên thực tiễn, BHTGVN chưa dùng đến các khoản vay này để thực hiện các hoạt động, nghiệp vụ, nhất là hoạt động chi trả tiền gửi được bảo hiểm. Tuy nhiên, với việc thực hiện nhiệm vụ mới là cho các TCTD được kiểm soát đặc biệt được vay khoản vay đặc biệt và trong tương lai nhiều TCTD hoạt động yếu kém (đặc biệt là các QTDN, ngân hàng thương mại) sẽ được tái cơ cấu hoặc phá sản theo Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn liền với xử lý nợ xấu của NHNN sẽ dẫn tới việc BHTGVN sẽ phải tiến hành chi trả hàng loạt các khoản tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền. Hiện tại nguồn vốn dự phòng nghiệp vụ của BHTGVN là 53.248,9 tỷ đồng, nếu so sánh với khoảng 5,4 triệu tỷ đồng đang được bảo hiểm tiền gửi, vì vậy việc tiếp nhận các khoản vay này là cần thiết và là nguồn chi trả tiền bảo hiểm kịp thời, hiệu quả. [9]

2.1.6. Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ

- Về tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)