7. Kết cấu luận văn
2.2.4. Chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi
Trong hoạt động BHTG, một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ BHTG giữa TC BHTG và TC TGBHTG được gọi là sự kiện bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm là những sự kiện do các nguyên nhân khách quan hoặc do thỏa thuận của các bên mà pháp luật quy định mà khi diễn ra sự kiện BHTG thì TC BHTG phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Sự kiện BHTG chính là cơ sở pháp lý quan trọng để TC BHTG tiến hành chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền với căn cứ được quy định trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận tham gia BHTG. Việc chi trả bảo hiểm cho
người được bảo hiểm tiền gửi thể hiện nghĩa vụ, cam kết của TC BHTG trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi tiền khi TCTD xảy ra đổ vỡ.
Nguyên tắc 17 Bộ nguyên tắc phát triển BHTG hiệu quả của IADI về quy trình chi trả ghi rõ: “Hệ thống BHTG cần cho phép người gửi tiền tiếp cận nhanh chóng tiền gửi được bảo hiểm của họ. Do vậy, TC BHTG cần phải được sớm thông báo hoặc cungcấp đầy đủ thông tin trước trong các trường hợp được yêu cầu chi trả cũng như được tiếp cận nguồn thông tin về người gửi tiền sớm. Người gửi tiền có quyền hợp pháp được nhận khoản chi trả đúng hạn mức bảo hiểm và phải được biết thời điểm và điều kiện mà TC BHTG tiến hành quá trình chi trả, khung thời gian chi trả, dù là trả trước hay chi trả tạm thời, cũng như hạn mức chi trả tương ứng”. Việc chi trả tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi phải được quy định rõ ràng về hình thức, thủ tục, thời gian chi trả để người gửi tiền được tiếp cận đầy đủ nguồn thông tin cũng như đảm bảo được tối đa lợi ích hợp pháp của mình.”
Có hai cơ chế chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền phổ biến, đó là chi trả có hạn mức và bảo hiểm toàn toàn bộ: Bảo hiểm toàn bộ là cơ cơ chế trong đó Chính phủ đứng ra bảo đảm chi trả cho toàn bộ tiền gửi và một số công cụ tài chính khác, thường được áp dụng trong các giai đoạn khủng hoảng tài chính nhằm duy trì niềm tin người gửi tiền và hệ thống tài chính ngân hàng, tránh hiện tượng rút tiền hàng loạt, giúp giảm thiểu tác động của khủng hoảng tài chính; Chi trả có hạn mức là cơ chế bảo hiểm trong đó người gửi tiền được chi trả trong giới hạn nhất định được quy định trong luật và các văn bản dưới luật, thường được dùng trong giai đoạn kinh tế ổn định, giúp tránh rủi ro đạo đức và giảm gánh nặng đối với quỹ BHTG. Hiện tại Việt Nam đang áp dụng cơ chế chi trả có hạn mức.
Hạn mức chi trả là số tiền tối đa mà TC BHTG trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại TC TGBHTG gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Pháp luật Việt Nam quy định về hạn mức do Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN trong từng thời kỳ. Theo đó, kể từ ngày 5/8/2017, hạn mức BHTG là 75.000.000 đồng theo quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ để phát sinh nghĩa vụ chi trả bảo hiểm tiền gửi là nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD là TC TGBHTG gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc NHNN có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là TC TGBHTG mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản theo quy định của pháp luật. (Điều 22 Luật BHTG năm 2012). Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, TC BHTG có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.
BHTGVN đã ban hành các văn bản nội bộ về nghiệp vụ chi trả gồm: Quyết định số 87/2016 ngày 19/10/2016 Quyết định ban hành Quy chế chi trả; Hướng dẫn 1316/HD-BHTG ngày 30/12/2016 về Hướng dẫn thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm. Trong đó quy định cụ thể các nội dung: Xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền cho người gửi tiền; Xác định số tiền được trả; Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm; Kiểm tra chứng từ, sổ sách để xác định số tiền chi trả; Phê duyệt phương án chi trả; Thông báo trả tiền bảo hiểm, niêm yết danh sách người được trả tiền bảo hiểm; Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền.
Tính từ khi thành lập đến thời điểm 31/12/2013, BHTGVN đã thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho 1.793 người gửi tiền với tổng số tiền là 26,780 tỉ đồng tại 39 QTDND. Từ năm 2014 đến nay (31/12/2019) không phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Ngoài những mặt đã đạt được thì còn một số khó khăn vướng mắc như trên thực tế Chính phủ vẫn chưa cho phá sản các ngân hàng hàng thương mại mà giao NHNN mua lại 0 đồng hoặc giao các ngân hàng thương mại Nhà nước sát nhập hoặc hỗ trợ dẫn tới việc BHTGVN chưa thực hiện chi trả thực tiễn đối với các TC TGBHTG là ngân hàng.
Bảng 2.5 Quy mô quỹ dự phòng nghiệp vụ của BHTGVN, giai đoạn 2010- 2018
(đơn vị tính: Tỷ VNĐ) Nguồn: Báo cáo thưởng niên, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, năm 2018, tr. 39.