Về quyền của TCBHTG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 66 - 75)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1 Về quyền của TCBHTG

Một là, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung

Luật BHTG và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động BHTG

Trải qua gần 8 năm được triển khai, Luật BHTG năm 2012 đã tạo cơ sở pháp lý về hoạt động BHTG, giúp BHTGVN triển khai có hiệu quả và lan tỏa sâu rộng chính sách BHTG vào đời sống thực tiễn. Tuy nhiên, dưới sự thay đổi không ngừng của ngành tài chính – ngân hàng và để phù hợp với những vai trò, nhiệm vụ mới của BHTGVN tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2017 cũng như thực tiễn thi hành đã nảy sinh nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BHTG năm 2012 và các văn bản pháp luật có liên quan theo định hướng như sau:

Thứ nhất, Luật BHTG cần được sửa đổi, bổ sung nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật BHTG như: Về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm; về việc TC TGBHTG thực hiện tính phí BHTG; về tiền gửi không được bảo hiểm; về trục lợi BHTG; về việc vay NHNN trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức BHTG tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm; về cơ chế tài chính của TC BHTG…

Thứ hai, Luật BHTG cần được sửa đổi, bổ sung để thống nhất với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2017, Quyết định số 986/QĐ-TT ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND để BHTGVN có cơ sở triển khai các nhiệm vụ về quyền và nghĩa vụ của TC BHTG trong việc cho vay đặc biệt đối với TC TGBHTG được kiểm soát đặc biệt; mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ; tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi TC TGBHTG được kiểm soát đặc biệt, tham gia xây dựng phương án phá sản

TC TGBHTG theo quy định của Luật các TCTD và hướng dẫn của NHNN…

Thức ba, Luật BHTG cần được sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế để nâng cao vị thế, vai trò của BHTGVN trong việc tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại hệ thống TCTD nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, bổ sung quy định về 02 quỹ sử dụng cho việc chi trả tiền gửi được bảo hiểm và quỹ sử dụng việc cho vay đặc biệt, mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ; bổ sung quy định về việc TC BHTG được mua, bán trái phiếu dưới sự bảo lãnh của Chính phủ, mua trái phiếu ngân hàng thương mại đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN…

Thứ tư, theo quy định của Luật BHTG năm 2012, BHGVN chỉ có thẩm quyền kiến nghị NHNN xử lý khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHTG. Thực tế hiện nay nhiều TCTD có những hành vi tinh vi nhằm che dấu sai phạm, do đó cần có quy định về chế tài xử lý hành chính, hình sự đối với các TC TGBHTG vi phạm những quy định về hoạt động BHTG nhằm răn đe cũng như xử lý kịp thời xử lý những vi phạm pháp luật về hoạt động BHTG.

Hai là, hoàn thiện quy định về cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm

tiền gửi

Hiện nay Luật BHTG năm 2012 chỉ quy định về việc cấp lại chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi (Điều 17), trên thực tế phát sinh tình huống các đơn vị xin cấp lại bản sao giấy chứng nhận BHTG, vì vậy đề xuất Luật BHTG cần có thêm quy định về việc cấp lại bàn sao giấy chứng nhận tham gia BHTG.

Về thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG: Luật BHTG năm 2012 chỉ quy định về việc tạm thu hồi và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG trong trường hợp NHNN có văn bản tạm đình chỉ hoạt động hoặc NHNN có văn bản thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động (Điều 16), vì vậy cần bổ sung quy định cho phép BHTGVN thu hồi, tạm thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG khi TC TGBHTG có vi phạm pháp luật trong hoạt động BHTG, qua đó tăng thêm thẩm quyền và trách nhiệm của BHTGVN và TC TGBHTG.

Ba là, hoàn thiện quy định về phí BHTG

Hiện nay, trên thế giới có 3 loại hình thu phí BHTG chủ yếu đó là: 1. Thu phí BHTG đồng hạng, nghĩa là mọi TC TGBHTG đều đóng phí theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng tiền gửi được bảo hiểm, BHTGVN hiện đang áp dụng thu phí đồng hạng là 0,15% trên tổng số dư tiền gửi bình quân của TC TGBHTG; 2. Thu phí BHTG phân biệt, nghĩa là các TC TGBHTG phải đóng phí bảo hiểm theo mức độ rủi ro của từng tổ chức; 3. Loại hình thứ 3 là kết hợp cả 2 loại hình trên.. Tuy nhiên, các quốc gia hiện nay đang chuyển đổi, ưu tiên sử dụng loại hình thu phí phân biệt, trong đó nổi bật là các quốc gia ở Châu Âu. Theo kết quả khảo sát thường niên năm 2019 của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI) hiện có có khoảng 52% số tổ chức BHTG đang áp dụng hình thức phí BHTG đồng hạng; 39% áp dụng hình thức phí phân biệt; 7% tổ chức áp dụng kết hợp cả hai hình thức thu phí.

Nếu BHTGVN áp dụng mô hình thu phí BHTG phân biệt theo mức độ rủi ro của TC TGBHTG sẽ giúp tạo ra nguồn vốn hợp lý cho quỹ BHTG, giúp hoàn trả kịp thời tiền gửi của khách hàng sau sự sụp đổ của một TCTD, giúp nâng cao niềm tin của công chúng và ổn định thị trường. Bên cạnh đó, nếu phí BHTG có liên hệ với rủi ro và các yếu tố đo lường khác thì phần chi phí bổ sung trả cho TC BHTG sẽ tạo áp lực giúp ngăn chặn xu hướng chấp nhận rủi ro quá mức của các TCTD và giảm thiểu rủi ro về mặt đạo đức. Tuy nhiên tác động tích cực của mô hình này chỉ xảy ra nếu TC BHTG kịp thời phát hiện rủi ro tiềm tàng để nâng mức phí bảo hiểm rủi ro thích hợp đối với từng TCTD cụ thể.

Phải xây dựng các mức độ rủi và tỷ trọng rủi ro theo phương pháp phân tán bất đối xứng. Để giảm thiểu rủi ro đạo đức thì việc xác định TCTD mạnh và yếu là chưa đủ mà cần thực hiện trong giai đoạn sớm. Để thực hiện được, theo khung BHTG thì TC BHTG cần xác định thang mức độ rủi ro và hình thức thu phí không đối xứng. Theo đó, các TCTD có mức độ rủi ro cao (mức 3,4,5) sẽ lần lượt chịu mức tỷ trọng rủi ro là 110%, 125%, 150%, mức độ rủi ro trung bình (mức 2) chịu mức tỷ trọng rủi ro là 100%, mức độ rủi ro thấp (mức 1) được hưởng tỷ lệ chiết khấu là 75%. Việc điều chỉnh mức độ tỷ trọng rủi ro nên xem xét đến khía cạnh quy

mô quỹ. Tỷ lệ chiết khấu cao cho các lớp rủi ro thấp đặt thêm gánh nặng cho tất cả các TCTD khác. Nghĩa là, để thực hiện việc chiết khẩu cho TCTD có mức độ rủi ro thấp thì mức phí BHTG cơ bản sẽ phải cao hơn để đạt được mức mục tiêu. Theo đó, TCTD nào rủi ro cao, thì phải chịu phí BHTG cao, TCTD nào an toàn hơn, thì chịu phí BHTG thấp hơn. Khi tính phí theo chất lượng hoạt động kinh doanh của TCTD như vậyTCTD sẽ phấn đấu đạt hạng tốt để được hưởng mức phí thấp, giảm giá thành chi phí.

Để làm được điều đó, TC BHTG cần phải đạt sự cân bằng giữa yêu cầu đảm bảo quy mô quỹ và việc khuyến khích cho các TCTD ít rủi ro. Việc chuyển đổi cần có sự nghiên cứu kỹ, xây dựng cơ sở pháp lý và hệ thống đánh giá xếp loại TCTD thống nhất, có lộ trình phù hợp để chuyển đổi mô hình thu phí, đặc biệt phải dựa trên bối cảnh tình hình kinh tế xã hội ổn định, hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn lành mạnh. Thời gian chuyển tiếp áp dụng phương pháp thu phí mới sẽ góp phần đối chiếu, hoàn thiện cách tính thu phí mới phù hợp với thực tế hệ thống ngành ngân hàng Việt Nam. Việc chuyển đổi mô hình thu phí BHTG dựa trên mức độ rủi ro sẽ mang lại sự công bằng và tạo động lực tích cực để phát triển hệ thống các TCTD, góp phần tạo dựng nguồn quỹ BHTG bền vững trong tương lai.

Trước tình hình đại dịch Covid-19 tác động không nhỏ và gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống và hoạt động kinh doanh – sản xuất. Để hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển trở lại, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 14/2/2020 về hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh với phương châm “Không ai bị bỏ lại phía sau”, tiếp theo đó NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NNNN ngày 13/03/2020 quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thông tư 01 của NHNN ra đời đã kịp thời tiếp sức cho doanh nghiệp và được các ngân hàng, TCTD triển khai, bởi doanh nghiệp lâm nguy thì chính các TCTD, ngân hàng cũng không khỏi khó khăn. Với các doanh nghiệp, các chính sách của ngân hàng như giảm lãi suất, miễn lãi, phí, giãn, hoẵn nợ hoặc giữ nguyên nhóm nợ là rất

thiết thực, là nguồn động viên chia sẻ kịp thời trong bối cảnh hiện nay. Trong bối cảnh đó, đề xuất BHTGVN có những chính sách, biện pháp giảm hoặc miễn khoản phí BHTG định kỳ vì nguồn phí BHTG hàng năm chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí của với các TCTD, ngân hàng thương mại, đặc biệt là QTDND nhỏ lẻ (chiếm khoảng 20%-30% chi phí của QTDND, theo thống kê của của BHTGVN năm 2019). Việc miễn giảm phí BHTG định kỳ cùng với các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước sẽ giúp các TCTD sớm phục hồi vượt giai đoạn khó khăn này.

Bốn là,tăng cường hiểu quả hoạt động kiểm tra

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, BHTGVN cần kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về cơ chế, chính sách đối với TC TGBHTG nhằm góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh trong hoạt động ngân hàng cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như về cơ chế chính sách đối với hoạt động quản lý ấn chỉ tiền gửi, đặc biệt đối với hệ thống QTDND; có quy định về biện pháp tra cứu, thông báo khi có thay đổi liên quan đến các khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tại QTDND; có quy trình, cách thức thực hiện kiểm tra đối chiếu trực tiếp số dư tiền gửi khách hàng khi thực hiện kiểm tra theo chỉ đạo của NHNN; ban hành đồng bộ, thống nhất các quy định liên quan tới tiền gửi khách hạng tại QTDND như quy trình thủ tục thu chi tiền mặt, huy động tiền gửi tiết kiệm, quy trình hạch toán luân chuyển chứng từ, mở sổ kế toán….nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro tại các QTDND, đồng thời đảm bảo sự thống nhất trong toàn hệ thống.

Tăng cường phối hợp với Chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố trong công tác phối hợp kiểm tra các TC TGBHTG; xây dựng cơ chế phối hợp giữa BHTGVN và NHNN nhằm hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động và nội dung kiểm tra các TC TGBHTG.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, nhất là kiểm tra đối với các TC TGBHTG hoạt động yếu kém, đang bị kiểm soát đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động BHTG.

Năm là, đẩy mạnh hoạt động giám sát

Về nghiên cứu, áp dụng thêm các phương pháp giám sát:

- Việc giám sát hiện tại chủ yếu nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng của các TC TGBHTG (giám sát tuân thủ) còn hoạt động giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro của TC TGBHTG theo các thông lệ quốc tế còn hạn chế. Việc giám sát tuân thủ sẽ hạn chế việc đánh giá, đo lường rủi ro cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Do vậy, BHTGVN cần tiếp tục nghiên cứu, áp dụng thêm các phương pháp giám sát, sớm xây dựng quy trình đánh giá rủi ro phù hợp theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm, trong đó cần tăng cường sử dụng phần mềm thống kê phân tích theo các mô hình kinh tế lượng để đưa ra những nhận xét đánh giá chính xác.

- Ngoài ra BHTGVN cần tiếp tục xây dựng các chuẩn mực giám sát theo mô hình CAMELS (mô hình đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức tài chính theo 6 tiêu chí) và các tiêu chí tài chính theo khuyến nghị Basel về giám sát ngân hàng nhằm phân loại, đánh giá các TC TGBHTG trên cơ sở rủi ro, xác định rủi ro tiềm tàng, kiến nghị với NHNN có biện pháp kịp thời để giảm thiểu tổn thất. Tiếp tục tăng cường hoạt động trao đổi thông tin thường xuyên với NHNN và các TC TGBHTG để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát đối của BHTGVN.

Vê hiên đại hóa cơ sở vật chất và nguồn nhân lực:

-Về cơ sở vật chất, BHTGVN cần xây dựng, đổi mới kho dữ liệu phục vụ công tác giám sát để tiếp nhận thông tin và chia sẻ với các cơ quan liên quan. Bên cạnh đó BHTGVN cần xây dựng phần mềm giám sát tiên tiến để có thể tính toán, phân tích kịp thời, chính xác các chỉ tiêu giám sát, nâng cao chất lượng giám sát.

- Về nguồn nhân lực: Hiện tại cán bộ BHTGVN thực hiện giám sát tuân thủ các TC TGBHTG là chủ yếu trong khi các nghiệp vụ của TC BHTG phát triển ngày một đa dạng, phức tạp, vì vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác giám sát cần nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật kiến thức, có khả năng phân tích tốt để có đánh giá về những rủi ro tiềm ẩn của các TC TGBHTG.

Về tăng cường phối hợp với TC TGBHTG: Trên thực tế, BHTGVN không thể giám sát toàn bộ mọi khía cạnh trong hoạt động của TC TGBHTG. Vì vậy cần thường xuyên trao đổi với TC TGBHTG để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, giúp TC BHTG thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu, trên cơ sở đó kịp thời phân tích, đánh giá và đưa ra các biện pháp kiến nghị phù hợp.

- Về xử lý sau giám sát: Theo quy định của Luật BHTG năm 2012, BHTGVN thực hiện tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về TC TGBHTG nhằm phát hiện và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro đạo đức phát sinh, BHTGVN nên gửi kết quả giám sát cho TC TGBHTG khi phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, tư vấn để TC TGBHTG có những sửa chữa kịp thời, hạn chế và ngăn chặn rủi ro đạo đức.

Sáu là, hoàn thiện các quy định về hoạt động kiểm soát đặc biệt và cho vay

đặc biệt, hỗ trợ phục hồi các TC TGBHTG yếu kém

Hiện các quy định về công tác kiểm soát đặc biệt của BHTGVN đã tương đối đầy đủ và chi tiết, tuy nhiên vẫn chưa có quy định cụ thể về việc phân công nhiệm vụ của cán bộ BHTGVN tham gia Ban kiểm soát đặc biệt TC TGBHTG. Việc quy định rõ nhiệm vụ của cán bộ cán bộ BHTGVN tham gia Ban kiểm soát đặc biệt giúp công tác kiểm soát đặc biệt của BHTGVN đạt hiệu quả tốt hơn.

Việc phối hợp trao đổi thông tin liên quan đến công tác thanh tra giám sát và phối hợp xử lý các QTDND yếu kém, đang bị kiểm soát đặc biệt giữa NHNN Chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)