7. Kết cấu luận văn
2.1.4. Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến
tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng
Theo dõi, giám sát từ xa là công cụ pháp lý quan trọng trong quản lý rủi ro đối với TC BHTG nhờ kết quả của hình thức này mà tổ chức BHTG đưa ra được những cảnh báo sớm đối với TC TGBHTG có nguy cơ lâm vào tình trạng đổ vỡ (luận văn NĐQ). Theo quy định của pháp luật hiện hành, nghiệp vụ giám sát của TG BHTG được tiến hành trên cơ sở thông tin thu thập được để nắm bắt tình hình hoạt động của TC TGBHTG. Hoạt động thực hiện giám sát gồm các nội dung như sau: (i) Đánh giá tình hình thực hiện các quy định pháp luật về BHTG; (ii) Phân tích thông
tin giám sát, đánh giá tình hình hoạt động của TC TGBHTG theo các tiêu chí về vốn, chất lượng tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản, tiêu chí khác; (iii) Phân nhóm các TC TGBHTG. [8]
Từ hoạt động giám sát,BHTGVN thu thập được các thông tin về các loại báo cáo từ khách hàng, thông tin truy cập từ NHNN; kết quả của công tác giám sát phản ánh tình hình nộp phí bảo hiểm, tình hình tuân thủ một số chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Theo quy định, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, TC TGBHTG có trách nhiệm gửi cho BHTGVN các báo cáo tài chính năm. Trong quá trình giám sát đối với TC TG BHTG nếu phát hiện vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, BHTGVN có quyền yêu cầu TC TGBHTG phải có biện pháp khắc phục ngay tình trạng vi phạm đó, đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản với NHNN để có biện pháp theo dõi, xử lý. Trong trường hợp xét thấy hoạt động của TC TGBHTG có nguy cơ dẫn đến mất khả năng chi trả, thất thoát lớn về tài sản hoặc có tác động nghiêm trọng tới các tổ chức khác thì BHTGVN báo cáo ngay bằng văn bản cho NHNN và đồng thời yêu cầu TC TGBHTG có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.