Kếtquả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam hiện nay (Trang 57 - 65)

2.3.1.1. Kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Về cơ bản hệ thống tổ chức các ĐVSNCL tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay luôn đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước về việc thành lập, giải thể, tổ chức lại ĐVSNCL của Chính phủ. Thực hiện theo Quy định tại Nghị định số 55/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam triển khai xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy các ĐVSNCL trực thuộc gửi các Bộ quản lý chuyên ngành thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, kếtquả:

Bảng 2.7. Số lượng ĐVSNCL trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

TT Tổ chức bộ máy Năm Năm Năm Giai đoạn Giai đoạn

2013 2015 2018 2013-2015 2015-2018

1 Các ĐVSNCL thuộc lĩnh 32 32 33 00 +01 vực nghiên cứu khoa học

2 Các ĐVSNCL thuộc lĩnh 09 08 06 -01 -01 vực khác

Tổng số 41 40 39 -01 -01

Nguồn: Số liệu của Ban Tổ chức- Cán bộ Kết quả bảng số liệu trên, có thể thấy trong giai đoạn 2013 - 2015, số lượng ĐVSNCL thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cơ bản vẫn ổn định có 32 đơn vị; số lượng ĐVSNCL thuộc lĩnh vực khác giảm 01 đơn vị từ 09 đơn vị (năm 2013) xuống còn 08 đơn vị (năm 2015).

Số lượng ĐVSNCL giảm 01 đơn vị là do trong giai đoạn này,trên cơ sở thực hiện mục tiêu xây dựng tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả và thực hiện chỉ đạo tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc

đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Kết luận số 64/KL-TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI về vấn đề “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã tiến hành rà soát, sắp xếp, kiện toàn và tổ chức lại các tổ chức không còn phù hợp, khắc phục sự cồng kềnh, chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động đảm bảo phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm các ĐVSNCL. Kết quả vào cuối năm 2013, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã tổ chức và hoàn thiện thủ tục sáp nhập Nhà xuất bản Khoa học xã hội và Nhà xuất bản Từ điển bách khoa thành một nhà xuất bản duy nhất trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và đã được khẳng định tại Nghị định số 217/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2012/NĐ-CP [33, tr.2]. Quá trình tổ chức lại Nhà xuất bản KHXH được thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể ĐVSNCL.

Công tác tái cơ cấu và sắp xếp lại Nhà xuất bản KHXH đã được Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức thực hiện giải quyết dứt điểm các thủ tục hành chính liên quan đến kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức; bố trí, sắp xếp số người làm việc phù hợp với vị trí việc làm, nhu cầu công việc và đảm bảo tối đa quyền lợi, chế độ của người lao động đảm bảo cho Nhà xuất bản KHXH hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích. Có thể nói, việc kiện toàn lại 02 Nhà xuất bản thành 01 Nhà xuất bản trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã khẳng định việc thực hiện đúng đắn chỉ thị số 24-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động của xuất bản.

Giai đoạn từ 2015 - 2018, số lượng ĐVSNCL thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học tăng từ 32 đơn vị (năm 2015) lên 33 đơn vị (năm 2018); ĐVSNCL thuộc

lĩnh vực khác giảm từ 08 đơn vị (năm 2015) xuống 07 đơn vị (năm 2018). Quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy được Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam thực hiện cụ thể:

Triển khai Kết luận số 64/KL-TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI về vấn đề “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”; năm 2016, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã tiến hành kiện toàn một số tổ chức nghiên cứu khoa học cấp cơ sở tổ chức và hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ và Giấy phép hoạt động khoa học công nghệ thuộc thẩm quyền quyết định thành lập. Kết quả, đã giải thể Trung tâm Nghiên cứu Chính sách phát triển bền vững - đơn vị tự chủ, tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động do hoạt động không có hiệu quả. Đến nay, việc giải thể đơn vị này đã hoàn thiện các công việc thanh quyết toán, tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất của Trung tâm. Bên cạnh đó, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã thực hiện đổi tên Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam - Nhật Bản thành Trung tâm Giao lưu Nghiên cứu và hợp tác về nhân lực Khoa học xã hội Việt Nam - Đông Á.

Đến năm 2017, triển khaiQuyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ CCVC; Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19- NQ/TW về đổi mới, tinh gọn tổ chức bộ máy. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện Đề án sửa đổi Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Nội dung chủ yếu của Đề án là việc rà soát bổ sung hoàn thiện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã xây dựng Đề án tổ chức, sắp xếp lại, đổi tên Trung tâm Nghiên cứu Kinh Thành (đây là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam được thành lập năm 2011) thành Viện Nghiên cứu Kinh Thành và đã được khẳng định tại Nghị định số 99/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ.

Công tác kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Viện Nghiên cứu Kinh Thành đảm bảo nguyên tắc không thay đổi cơ cấu tổ chức, không có sự gia tăng về

số lượng biên chế tăng biên chế, cũng như không làm gia tăng thêm số lượng vị trí việc làm và số lượng người làm việc theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.

2.3.1.2. Kết quả sắp xếp tổ chức cấp phòng bên trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Cùng với công tác kiện toàn, sắp xếp hệ thống ĐVSNCL trực thuộc, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam thường xuyên tiến hành kiện toàn, sắp xếp lạiổ chtức bộ máy cấu thành ĐVSNCL (tổ chức cấp phòng) đảm bảo phù ợhp với chức năng, nhiệm vụ gắn với vị trí việc làm, số lượng người làm việc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính. Qua rà soát, sắp xếp tổ chức cấp phòng bên trong các ĐVSNCL trực thuộc, giai đoạn 2013-2018, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã giảm đượcốlượsng lớn tổ chức cấp phòng, đảm bảo yêu cầu tinh gọn, hiệu quả (Chi tiết kết quả sắp xếpổ tchức bên trong các ĐVSNCLtại phụ lục 4).

Bảng 2.8. Số lượng tổ chức cấp phòng các đơn vị thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học

TT Tổ chức bộ máy Năm Năm Năm Giai đoạn Giai đoạn

2013 2015 2018 2013-2015 2015-2018

1 Các đơn vị thuộc khối khoa 112 107 91 -5 -16 học nhân văn

2 Các đơn vị thuộc khối khoa 132 129 100 -3 -29 học vùng, quốc tế

3 Các đơn vị thuộc khối khoa 142 133 104 -9 -29 học xã hội

Tổng số 386 369 295 -17 -74

Biểu đồ 2.1. Số lượng tổ chức cấp phòng các đơn vị thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học

150 132 129 142 133 112 107 100 104 91 100 Năm 2013 50 Năm 2015 Năm 2018 0

Khối Khoa học Khối khoa học Khối khoa học xã

nhân văn vùng, quốc tế hội

Bảng 2.9. Số lượng tổ chức cấp phòng các đơn vị thuộc lĩnh vực khác

TT Tổ chức bộ máy Năm Năm Năm Giai đoạn Giai đoạn

2013 2015 2018 2013-2015 2015-2018

1 Đơn vị thuộc lĩnh vực 47 47 41 0 -6 văn hóa, giáo dục

2 Đơn vị thuộc lĩnh vực 17 15 11 -2 -4 thông tin và truyền thông

3 Đơn vị khác 14 14 9 0 -5

Tổng số 78 76 61 -2 -15

Nguồn: Sốliệu của Ban Tổchức - Cán bộ

Biểu đồ 2.2. Số lượng tổ chức cấp phòng các đơn vị thuộc lĩnh vực khác 60 47 47 41 40 17 15 14 14 Năm 2013 20 9 5 Năm 2015 0 Năm 2018

Đơn vị thuộc lĩnh Đơn vị thuộc lĩnh Đơn vị khác vực văn hoá, giáo vực thông tin và

Nhìn vào bảng, biểu số lượng tổ chức cấp phòng bên trong các ĐVSNCL của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trong giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn 2015-2018 có sự khác nhau và có xu hướng giảm xuống; số lượng cơ cấu tổ chức cấp phòng thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong giai đoạn 2013-2015 qua sắp xếp đã giải thể được 17 tổ chức cấp phòng từ 462 phòng (năm 2013) giảm xuống 445 phòng (năm 2015), giai đoạn 2015-2018 đã sáp nhập và giải thể được 74 tổ chức cấp phòng, trong đó:

+ Tổ chức cấp phòng các đơn vị thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn giảm từ 112 phòng (năm 2013) xuống 107 phòng (năm 2015), đến năm 2018 giảm còn 91 phòng.

+ Tổ chức cấp phòng thuộc khối khoa học vùng, quốc tế giảm 29 phòng, từ 132 phòng (năm 2013) xuống 129 phòng (năm 2015), đến năm 2018 giảm còn 100 phòng.

+ Tổ chức cấp phòng thuộc lĩnh vực khoa học xã hội giảm 29 phòng, từ 142 phòng (năm 2013) xuống 133 phòng (năm 2015), đến năm 2018 xuống 104 phòng.

- Số lượng tổ chức cấp phòng các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực khác giai đoạn 2013-2015 là 76 phòng thì đến năm 2018 số tổ chức cấp phòng giảm xuống còn 61 phòng, trong đó:

+ Trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục trong năm 2013-2015 là 47 phòng, đến năm 2018 giảm xuống còn 41 phòng;

+ Trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông năm 2013 là 17 phòng giảm xuống còn 15 phòng năm 2015 và giảm còn 11 phòng năm 2018;

+ Tổ chức cấp phòng các đơn vị khác giai đoạn năm 2013-2015 là 14 phòng, đến năm 2018 giảm xuống còn 5 phòng.

So sánh kết quả trên có thể thấy, số lượng tổ chức cấp phòng bên trong các ĐVSNCL trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam giai đoạn 2015-2018 giảm nhiều hơn so với giai đoạn 2013-2015 là do trong giai đoạn 2013-2015 việc sắp xếp tổ chức cấp phòng trong giai đoạn này chỉ thực hiện tại một số đơn vị khi có nhu cầu điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy.Trong giai đoạn

2015-2018, số lượng tổ chức cấp phòng các ĐVSCL trực thuộc giảm nhiều nhất là do sau khi Nghị định số 99/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam được ban hành, trên cơ sở quán triệt chủ trương đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần tại Hội nghị Trung ương 6 (Khoá XII) một số vấn đề đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy; Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã tổ chức quán triệt, hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị trực thuộc tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị để làm cơ sở xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới theo quy định tại Nghị định số 99/2017/NĐ-CP. Việc thực hiện sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy được Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc sắp xếp căn cứ trên cơ sở tình hình thực tế số lượng người làm việc tại các tổ chức cấpụ pthểòng,: c

+ Đối với các tổ chức cấp phòng chuyên môn nghiệp vụ: cơ cấu lại tổ chức cấp phòng phải đảm bảo ít nhất mỗi phòng phải có từ 05 - 07 người mới được thành lập tổ chức cấp phòng.

+Đối với tổ chức cấp phòng chức năng, giúp việc Thủ trưởng đơn vị thì việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy căn cứ nguyên tắc: các đơn vị có số lượng người làm việc tại Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác quốc tế hoặc Phòng Thông tin - Thư viện ít hơn 3 người/phòng thì sáp nhập thành Phòng Quản lý khoa học, thư viện và Hợp tác quốc tế; đối với đơn vị đặc thù, có kho tư liệu lớn, có truyền thống hoạt động thư viện với đối tượng độc giả đa dạng (không chỉ trong mà cả ngoài Viện Hàn lâm), số lượng người làm việc hiện tại Phòng Thông tin - Thư viện lớn hơn 03 người thì được giữ lại Phòng này; các đơn vị có ít hơn 50 người làm việc, mà Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế hiện tại có dưới 03 người thì sáp nhập vào Phòng Tổ chức hành chính thành Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước và chủ trương cơ cấu, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; các đơn vị ĐVSNCL trực thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã thực hiện một cách nghiêm túc và chặt

chẽ; các đơn vị trực thuộc đã triển khai xây dựng đề án sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ viên chức và người lao động đạt được kết quả cao, đảm bảo tổ chức bộ máy được tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy tại một số đơn vị đã có nhiều đơn vị đã chủ động sắp xếp, tinh gọn được 05 đến 06 tổ chức cấp phòng như: Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên; Viện Nghiên cứu Con người, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện KHXH vùng Tr Bộ; một số đơn vị đã thực hiện sáp nhập, giải thể được 04 tổ chức cấp phòng: Viện Triết học, Viện Thông tin KHXH, ệnVi Địa lí nhân văn, Viện Ngôn ngữ ọc,h Viện Tâm lý học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm; một số đơn vị giảm được 03 tổ chức cấp phòng như: Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Trung tâm phân tích Dự báo, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin, Viện Dân tộc học; các đơn vị còn lại giảm được 01 đến 02 ổt chức cấp phòng.

Đối với công tác sắp xếp viên chức và người lao động dôi dư sau khi sắp xếp tổ chức cấp phòng và tinh giản bộ máy tại các ĐVSNCL trực thuộc, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã thực hiện phương án chuyển đổi vị trí việc làm phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ; tiến hành thực hiện quy trình bổ nhiệm lại các Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng trên cơ sở đánh giá năng lực thực hiện chuyên môn và thái độ làm việc. Đối với lãnh đạo cấp

phòngsau sắp xếp không còn giữ nguyên

chức vụ sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo và ưu tiên xem xét bổ nhiệm khi có điều kiện, vị trí thích hợp.

2.3.1.3. Kết quả ban hành thể chế quản lý các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Cùng với quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã tiến hành rà soát, đánh giá, sửa đổi những quy định không còn phù hợp và bổ sung những nhiệm vụ mới đảm bảo bao quát hết chức năng, nhiệm vụ được giao; bảo đảm cơ cấu tổ chức vừa có tính kế thừa, ổn định, tinh gọn, đồng bộ, thống nhất

trong Nghị định số 109/2012/NĐ-CP ngày 26/12/2012 và Nghị định số 217/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ.

Sau khi Nghị định số 99/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam hiện nay (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)