Quá trình hình thành và phát triển tổ chức bộ máy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam hiện nay (Trang 32 - 36)

2.1. Khái quát chung về Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển tổ chức bộ máy Viện Hàn lâmKhoa học xã hội Việt Nam Khoa học xã hội Việt Nam

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam - tên giao dịch quốc tế là Vietnam Academy of Social Sciences (VASS) - có tiền thân từ Ban Nghiên cứu Lịch sử - Địa lý - Văn học được thành lập ngày 02/12/1953 và chính thức mang tên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam từ ngày 22/02/2012. Quá trình hình thành, phát triển tổ chức bộ máy của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tương ứng với các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.

*Ngày 2/12/1953, Ban Nghiên cứu Lịch sử - Địa lý - Văn học (gọi tắt là Ban Nghiên cứu Sử - Địa -Văn) được thành lập theo Quyết định số 34/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Đến năm 1954, được đổi tên thành Ban Nghiên cứu Văn học - Lịch sử - Địa lý (gọi tắt là Ban Nghiên cứu Văn - Sử - Địa ); Tổ chức bộ máy của Ban Nghiên cứu Văn - Sử - Địa gồm có 5 tổ nghiên cứu gồm Tổ Cổ sử, Tổ Lịch sử hiện đại; Tổ Văn học; Tổ Địa lý và Tổ Quan hệ quốc

tế. Ban Nghiên cứu Văn- Sử- Địa chỉ tồn tại trong khoảng 5 năm nhưng đã đặt dấu mốc đầu tiên cho lộ trình thành lập Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, là cơ sở cho sự phát triển toàn diện ngành khoa học xã hội Việt Namy. sau nà

* Ngày 4/ 3/1959, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 01/SL thành lập Ủy ban Khoa học Nhà nước trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Đến năm 1960, Thủ tướng Chính phủ thành lập 03 đơn vị nghiên cứu gồm Viện Văn học, Viện Sử học và Viện Kinh tế; thời gian này hình thành thêm một số Tổ nghiên cứu gồm Tổ Triết học, Tổ Luật học để chuẩn bị thành lập các Viện sau đó. Đến năm 1965, được bổ sung thêm Tổ Ngôn ngữ học, Tổ Luật học, Tổ Từ điển Bách khoa, Tổ Dân tộc học, Đội Khảo cổ học [30, tr.17].

Ngày 19/6/1967, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra Quyết định số 47/TVQH về đổi tên Viện KHXH Việt Nam thành Ủy ban KHXH Việt Nam. Tổ chức bộ máy của Ủy ban KHXH Việt Nam gồm 05 đơn vị nghiên cứu: Viện Triết học, Viện Kinh tế, Viện Sử học, Viện Văn học, Viện Luật học; 02 đơn vị phục vụ nghiên cứu là Thư viện KHXH, Nhà xuất bản KHXH và 02 đơnịchvức năng giúp việc Chủ nhiệm là Văn phòng và Vụ Tổ chức - Cán bộ. Đến năm 1968, Uỷ ban KHXH Việt Nam thành lập thêm 03 đơnị vnghiên cứu trực thuộc theo quy định tại Nghị địnhố s 59/CP ngày 14/5/1968 là Viện Khảo cổ học, Viện Dân tộc học, Viện Ngônọc. ngữ h Năm 1973, Chủ nhiệm Ủy ban KHXH Việt Nam quyết định thành lập một số đơn vị

gồm: Ban Thông tin KHXH, Ban Đông Nam Á, Ban Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ [30, tr.19].

* Tháng 12/9/1975, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập Viện KHXH miền Nam trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức nghiên cứu khoa học tại miền Nam, trong thời gian này Viện Thông tin KHXH cũng được thành lập trên cơ sở thống nhất Thư viện KHXH và Ban Thông tin KHXH của Ủy ban KHXH Việt Nam; năm 1979, Viện Nghiên cứu Hán Nôm được thành lập trên cơ sở Ban Hán Nôm được thành lập trước đó. Tính đến năm 1983, Ủy ban KHXH Việt Nam đã có 16 Viện Nghiên cứu khoa học được hình thành đánh dấu bước phát triển về mặt tổ chức hệ thống các Viện Khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta. Hệ thống tổ chức bộ máy thời gian này gồm các đơn vị: Viện Triết học, Viện Kinh tế, Viện Luật học, Viện Xã hội học, Viện Sử học, Viện Khảo cổ học, Viện Văn hóa dân gian, Viện Nghiên cứu Hán Nôm; Viện Từ điển Bách khoa thư, Viện KHXH thành phố Hồ Chí Minh, Viện Kinh tế thế giới, Viện Đông Nam Á, Viện Châu Á - Thái Bình Dương; 01 cơ quan phục vụ nghiên cứu là Tạp chí khoaọhc xã hội; 02 cơ quan chức năng giúp việc Ủy ban là Vụ Kế hoạch tổng hợp, Vụ Hợp tác quốc tế [30, tr.25, 26].

*Ngày 31/3/1990, Hội đồng Nhà nước đã ra Nghị quyết số 244/NQ-HĐNN, quyết định phê chuẩn chuyển Ủy ban KHXH Việt Nam thành Viện KHXH Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của Viện KHXH Việt Nam lúc này gồm có 16 Viện, 02 Trung

tâm nghiên cứu chuyên ngành và một số cơ quan phục vụ nghiên cứu, cơ quan chức năng giúp việc Viện trưởng.

Ngày 22/5/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/CP quyết định thành lập Trung tâm KHXH&NV Quốc gia trên cơ sở tổ chức lại Viện KHXH Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm KHXH&NV Quốc gia khi mới thành lập gồm có 16 đơn vị nghiên cứu khoa học; 03 cơ quan phục vụ nghiên cứu khoa học và 05 cơ quan chức năng, giúp việc Chủ nhiệm Uỷ Ban KHXHtNamViệ.

Sau một thời gian hoạt động, tổ chứcộmáyb của Trung tâm KHXH&NV Quốc gia đã phát triển thêm 07 Trung tâm: Trung tâm Nghiên cứu Trungốc,Qu Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ, Trung tâm Nghiên cứu SNG và Đông Âu, Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ, Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam và thànhậpthêml Viện Nghiên cứu Con người; ảBo tàng Dân tộc học Việt Nam được tách ra khỏi Viện Dân tộc học (năm 1995). Như vậy, trong vòng 10 năm (từ năm 1983 đến năm 1993), Chính phủ đã ra Quyết định thành lập mới 08 Trung tâm và 01 Viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Trung tâm KHXH&NV Quốc gia [30, tr.50].

Ngày 15/01/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2004-CPquy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện KHXH Việt Nam theo đó Trung tâm KHXH&NV Quốc gia đổi tên thành Viện KHXH Việt Nam. Giai

đoạn này, Viện KHXH Việt Nam thành lập thêm 05 đơn vị nghiên cứu mới là Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện KHXH vùng Trung Bộ và Viện KHXH vùng Tây Nguyên, Trung tâm Phân tích và Dự báo và 01 đơn vị chức năng, giúp việc Chủ tịch Viện là Ban Quản lý khoa học.

Ngày 22/4/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện KHXH Việt Nam, trong quy định này tổ chức bộ máy của Viện KHXH Việt Nam có 29 đơn vị nghiên cứu khoa học và 05 đơn vị chức năng, giúp việc Chủ tịch Viện.

Sau khi Nghị định số 53/2008/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Viện KHXH Việt Nam, Chủ tịch Viện xây dựng Đề án thành lập 04 đơn vị nghiên cứu mới là Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ (năm 2009); Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin (năm 2009); Học viện KHXH (năm 2010); Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (năm 2011), nâng tổng số đơn vị nghiên cứu khoa học lên thành 32 đơn vị. Ngoài ra, trong thời gian này, theo thẩm quyền Chủ tịch Viện đã Quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh Thành và thành lập Ban Thi đua Khen thưởng (sau khi được sự đồng ý của Bộ Nội vụ và Ban Thi đua khen thưởng Trung ương).

Đến năm 2012, Viện KHXH Việt Nam đổi tên thành Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và được quy định tại Nghị định số 109/2012/NĐ-CP ngày 26/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy cho phù hợp với tên gọi tại Nghị định số 109/2012/NĐ-CP; thực hiện đổi tên Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ thành Viện KHXH vùng Nam Bộ; Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ thành Viện KHXH vùng Trung Bộ; Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên thành Viện KHXH vùng Tây Nguyên; Viện Nghiên cứu và Phát triển bền vững thành Viện Địa lý nhân văn; Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ thành Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng.

Ngày 26/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 217/2013/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2012/NĐ-CP, quy định trong hệ thống tổ chức bộ máy của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có 32 đơn vị nghiên cứu khoa học; 04 ĐVSNCL khác; 06 cơ quan chức năng, giúp việc Chủ tịch Viện. Bên cạnh đó, Chủ tịch Viện đã thành lập thêm 03 tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc thẩm quyền quản lý.

Ngày 18/8/2017, Chính phủ ban hành Nghị định quy định số 99/2017/NĐ- CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, một lần nữa đã khẳng định về sự hoàn thiện cơ cấu tổ

chức, chức năng nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới và phát triển theo tinh thaanfcasc Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về tinh gọn tổ chức bộ máy, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động.

Như vậy, trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của KHXH&NV nước nhà, đã có nghiên cứu khoa học lớn được thực hiện có ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp luận cứ cho Đảng và Nhà nước đáp ứng và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước trong các lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách ngôn ngữ… góp phần vào việc khôi phục, duy trì và phát triển những giá trị văn hóa - xã hội truyền thống mang đậm tính nhân văn của dân tộc, nâng cao trình độ nhận thức của người dân cũng như tăng cường hiểu biết và mối quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới.

2.1.2. Tổ chức bộ máy của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay có tác động đến việc thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam hiện nay (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)