FDI là một nguồn vốn quan trọng đóng góp lớn cho sự tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nên dòng vốn FDI đã có sự suy giảm nghiêm trọng và điển hình là năm 2009 và năm 2014. Theo số liệu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), người viết tính được dòng vốn FDI năm 2009 đã giảm tới 21% so với năm 2008, năm 2014 dòng vốn FDI trên thế giới giảm 10.5% so với năm 2013 và giảm tới 17.6% so với năm 2008. Cụ thể dòng vốn FDI trên thế giới trong giai đoạn từ năm 2007 tới 2016 chi tiết như bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Dòng vốn FDI trên thế giới giai đoạn từ năm 2007- 2016
Đơn vị: Triệu USD, %
Năm Vốn FDI trên toàn thế giới % thay đổi so với năm trƣớc đó
2007 1902244 - 2008 1497788 -21.26 2009 1181412 -21.12 2010 1388821 17.56 2011 1566839 12.82 2012 1510918 -3.569 2013 1427181 -5.542 2014 1276999 -10.52 2015 1762155 37.99 2016 1520000 -13.74
Nguồn: Người viết tổng hợp và tính toàn từ số liệu của UNCTAD, 2017
Sự sụt giảm này phản ánh tình trạng suy giảm tín dụng sẵn có, sự suy thoái sâu sắc ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển cũng như tâm lý thoái lui của các nhà đầu tư. Do tình trạng "mong manh" của nền kinh tế thế giới, những rủi
ro địa chính trị và các chính sách thiếu ổn định, thiếu vốn nên nhiều tập đoàn xuyên quốc gia quyết định phải điều chỉnh chiến lược đầu tư và kinh doanh, điều chỉnh địa bàn và hướng ưu tiên, dẫn đến hiện tượng thu hẹp phạm vi và địa bàn đầu tư, cắt giảm vốn nhằm giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Theo bảng số liệu 3.1 trên, sau khi giảm mạnh vào năm 2009, dòng vốn FDI trở lên bất ổn trong suốt các năm từ 2010- 2016. Dòng vốn FDI dần hồi phục và tăng lên vào năm 2010, 2011 như là một kết quả của sự tăng sản lượng toàn cầu, sự phục hồi của các công ty xuyên quốc gia tuy nhiên dòng FDI toàn cầu lại tụt giảm sâu vào năm 2014 và không kém phần nghiêm trọng so với năm 2009, nhưng lại tăng mạnh trở lại vào năm 2015 với tổng số vốn lên tới 1762 tỷ USD tức là gần bằng tổng dòng vốn FDI toàn cầu năm 2008.
Sự biến đổi trong dòng vốn FDI toàn cầu cũng kéo theo sự biến đổi không nhỏ dòng vốn FDI chảy vào các khu vực nền kinh tế. Cụ thể như biểu đồ hình 3.1:
Hình 3.1: Dòng vốn FDI chảy vào các nền kinh tế trên thế giới
Nguồn: Người viết tổng hợp và vẽ biểu đồ theo số liệu của UNCTAD,
Theo như số liệu người viết tổng hợp được từ UNCTAD trong biểu đồ hình 3.1, dòng vốn FDI chảy vào khu vực các nước có nền kinh tế chuyển đổi sụt giảm mạnh từ năm 2008 và vẫn chưa thể hồi phục cho tới năm 2015 trong khi dòng vốn này lại liên tục gia tăng và chảy mạnh vào khu vực các nước đang phát triển. Đặc biệt là dòng vốn FDI chảy vào khu vực các nước đang phát triển đã vượt lên cả khu
vực các nước phát triển vào giai đoạn năm 2013-2014. Nguyên nhân là do các nước đang phát triển tuy có môi trường đầu tư kém phát triển nhưng lại có nguồn tài nguyên dồi dào, lao động giá rẻ, và chính phủ các nước này thường đưa ra nhiều mức ưu đãi lớn về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế quan… Một lý do khác nữa có thể là do các nước phát triển có những quy định pháp luật, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường quá cao- các chi phí bảo vệ môi trường lấy đi quá nhiều vốn của các chủ đầu tư, đồng thời hệ thống pháp luật của các nước phát triển cũng khắt khe hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Trong một nền kinh tế mà các tiêu chuẩn môi trường thấp, các chi phí bỏ ra cho xử lý nước thải, chất thải ít thì chi phí sẽ được giảm đi rất nhiều, khiến cho các nước đang phát triển trở lên “cạnh tranh” hơn và với hệ thống luật lỏng lẻo thì các quốc gia này cũng trở thành địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác vô tư một lượng tài nguyên dồi dào mà không có kiểm soát để thu được lợi nhuận lớn. Chính việc chảy vào quá nhiều dòng vốn FDI trong tình trạng hệ thống pháp luật lỏng lẻo, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường thấp làm cho môi trường kinh tế- xã hội tại các nước đang phát triển trở lên hỗn loạn ví dụ như: gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế vĩ mô bởi hiện tượng đô la hóa khi có quá nhiều ngoại tệ được trao đổi như tiền bản địa trên thị trường hay việc đầu tư quá nhiều dòng vốn FDI vào bất động sản làm cho thị trường này có những đợt sốt bất thường không thể kiểm soát gây ra tình trạng nội tệ mất giá,… và vấn đề nghiêm trọng nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường. Nguyên do bởi quy định về bảo vệ môi trường tại các nước đang phát triển hết sức sơ sài, các chế tài xử phạt còn đơn giản và mức phạt cũng thấp đối với những trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp FDI.
Tuy nhiên, theo UNCTAD dòng vốn đầu tư FDI đang có sự chuyển dịch quan trọng, theo đó, vốn đầu tư từ các nước phát triển, từ các tập đoàn đa quốc gia ngày càng chảy nhiều hơn vào các nước công nghiệp hoá, thay vì các nước đang phát triển như những năm trước 2014. Dòng vốn FDI đang quay trở lại các nước công nghiệp hóa phát triển là do các nước đang phát triển đã giảm lợi thế về nhân công, trong khi các nước phát triển lại có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, nhân công trình độ cao cũng như gắn với thị trường tiêu thụ, mặt khác do các nước đang phát triển
sau khi gặp quá nhiều vấn đề liên quan tới các tác động tiêu cực của dòng vốn FDI đã và đang dần hoàn thiện hệ thống pháp luật, các quy định của họ về bảo vệ môi trường ngày càng chặt chẽ hơn và sát với những quy định của WTO. UNCTAD dự báo, bất chấp những rủi ro trong các nền kinh tế trên toàn thế giới, dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng lên. Báo cáo của UNCTAD cũng dự báo FDI toàn cầu năm 2017 sẽ tăng trưởng khoảng 10%, trong đó những nền kinh tế châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore sẽ tiếp tục là những điểm đến hấp dẫn (UNCTAD, 2017).
3.2. Quan điểm, định hƣớng thu hút FDI có chọn lọc
Trong thời gian vừa qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam: đóng góp vào tổng vốn đầu tư xã hội, tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm.... Tuy nhiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua chưa đạt được một số mục tiêu như kì vọng của Nhà nước. Chất lượng dự án nhìn chung chưa cao, giá trị gia tăng thấp, sự tham gia đầu tư theo chuỗi sản xuất của các tập đoàn xuyên quốc gia còn hạn chế, tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vẫn xảy ra đối với một số dự án FDI... Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do chính sách điều tiết chưa hiệu quả, năng lực quản lý của nhà nước còn yếu kém, bên cạnh đó cũng xuất phát từ chính bản thân các chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài…
Trong nghị quyết số 103/NQ-CP ban hành năm 2013 về “Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới” nhà nước vẫn khẳng định trong thời gian tới:
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được Nhà nước khuyến khích phát triển lâu dài, được bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và đối xử bình đẳng trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, thực hiện theo đúng cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, cùng nguồn lực trong nước tạo lên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tái cơ cấu nền kinh tế.
- Việc thu hút đầu tư nước ngoài phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và chỉ đạo tập trung, thống nhất của trung ương đi đôi với phân cấp hợp lý cho các địa
phương trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội và năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ…, đặc biệt chú trọng hiệu lực quản lý Nhà nước trong chức năng kiểm tra, giám sát, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
- Việc sửa đổi, điều chỉnh chính sách, pháp luật đầu tư nước ngoài phải đảm bảo nguyên tắc không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, ngày càng thuận lợi hơn và ưu đãi hơn.
Định hướng thu hút FDI có chọn lọc
Một hệ thống quan điểm nhất quán trong việc tổ chức và hoạch định chính sách thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới đang là vấn đề cấp bách. Đảng và nhà nước ta đã có quan điểm rõ ràng về vai trò của FDI, coi vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Định hướng thu hút FDI có chọn lọc được thể hiện xuyên suốt trong các quy định, các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư và bảo vệ môi trường, được thông báo trong các kì họp quốc hội hay các buổi họp báo, các thông báo của Bộ kế hoạch và đầu tư. Cụ thể là việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được quy định rõ ngay trong chỉ thị số 1617/CT-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành tháng 9 năm 2011. Trong chỉ thị này đã chỉ ra định hướng thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011- 2020 trong đó chỉ rõ: “Hạn chế các dự án đầu tư vào khu vực phi sản xuất, làm gia tăng tình trạng nhập siêu, tiêu tốn năng lượng, khai thác không gắn với chế biến. Không cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường”.
Các định hướng trong việc thu hút FDI có chọn lọc tiếp tục được xác định rõ và cụ thể hơn trong nghị quyết số 103/NQ-CP ban hành năm 2013 về “Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới” như sau:
- Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng lựa chọn các dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại,... Thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao không chỉ nhằm mục tiêu giải quyết mục tiêu về vốn cho đầu tư phát triển xã hội mà cung cấp cho nền kinh tế máy móc, quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất nhiều mặt hàng có chất lượng và hàm lượng kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước, đồng thời tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Tăng cường thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ, khuyến khích các dự án công nghiệp chuyển dần từ gia công sang sản xuất; lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư phát triển thị trường tài chính; đồng thời chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế, từng địa phương.
Các dự án quy mô lớn là nguồn bổ sung vốn quan trọng trong nền kinh tế, tạo việc làm cho một khối lượng lao động lớn trong xã hội. Việc thu hút được các dự án quy mô lớn thể hiện niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam qua đó gia tăng thêm vị thế và uy tín cho Việt Nam, tạo niềm tin và thúc đẩy các nhà đầu tư khác đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên cũng không nên xem nhẹ vai trò của các dự án quy mô vừa và nhỏ của các nhà đầu tư nước ngoài khác.
Công nghiệp hỗ trợ: Trong thời gian vừa qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có chút khởi sắc với ngành công nghiệp hỗ trợ tuy nhiên quy mô và hiệu quả đầu tư vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Ngành công nghiệp hỗ trợ ở nước ta hiện nay còn đơn giản, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các chi tiết linh kiện đơn giản, giá trị gia tăng thấp. Các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này chủ yếu là từ Nhật Bản và Đài Loan…
- Khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nhau và với các doanh nghiệp trong nước.
- Quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa
phương, từng vùng, phù hợp với quy hoạch chung, đảm bảo lợi ích tổng thể quốc gia và tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới. Điều này thể hiện sự linh hoạt trong chính sách của Đảng và nhà nước.