Cơ cấu FDI theo vùng kinh tế, địa phương vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại việt nam (Trang 60 - 64)

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Nhà nước đã chỉ rõ mục tiêu phát triển hài hoà, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn, thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và tác động lan toả đến các vùng khác; đồng thời, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các khu vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc và phía Tây các tỉnh miền Trung, lựa chọn một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để xây dựng một số khu kinh tế làm đầu tàu phát triển. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích cho các dự án FDI khi thực hiện tại các vùng đặc biệt khó khăn nhằm thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững về kinh tế, xã hội như miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động (Nghị định số 142/2005/NĐ-CP). Cụ thể là:

- Ba năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư; tại cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.

- Bảy năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Mười một năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Mười lăm năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà nước cũng có những ưu đãi khuyến khích thu hút vào các vùng kinh tế có điều kiện đặc biệt khó khăn như sau:

- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm,được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa

không quá chín năm tiếp theo. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo (Điều 13, điều 14 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008).

- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số (Điều 15 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008).

Chủ trương và mong muốn sẽ thu hút được dòng vốn FDI vào các vùng kinh tế khó khăn như vùng trung du miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên nhằm thúc đẩy các vùng này phát triển nhanh, giải quyết các vấn đề xã hội tại địa phương, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng kinh tế trên cả nước của Nhà nước thực tế không được như mong đợi. Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động đầu tư rất ít tại các vùng này. Số dự án FDI tập trung nhiều nhất vào vùng Đông Nam Bộ, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng, đây đều là những vùng có điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi và dân cư đông đúc. Số dự án đăng ký vào các vùng kinh tế trong giai đoạn 2005~ 2016 cụ thể như số liệu hình 2.5.

Hình 2.5: Số dự án FDI vào các vùng kinh tế giai đoạn 2005- 2016

Nguồn: Người viết dựa theo số liệu tổng hợp từ “Niên giám thống kê các năm 2005~2015” của Tổng cục thống kê và “Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 2016”của Cục đầu tư nước ngoài

Giống như số dự án FDI, số vốn đăng ký từ năm 2005~ 2016 cũng tập trung nhiều nhất vào vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng. Trong giai đoạn này vùng Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước (chiếm tới 49% tổng vốn đăng ký), tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (33% tổng vốn đăng ký). Thấp nhất là khu vực Tây Nguyên (1% tổng vốn đăng ký) và khu vực trung du miền núi phía Bắc (4% vốn đăng ký). Số vốn đăng ký vào khu vực trong giai đoạn 2005~ 2016 cụ thể được thể hiện qua hình 2.6.

Hình 2.6: Tỷ lệ vốn FDI đăng ký vào các vùng kinh tế giai đoạn 2005~ 2016

Nguồn: Người viết dựa theo số liệu tổng hợp từ “Niên giám thống kê các năm 2005~2015” của Tổng cục thống kê và “Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 2016”của Cục đầu tư nước ngoài.

Theo hình 2.7 Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng có số vốn FDI hàng năm cao và tương đối ổn định. Dòng vốn FDI vào khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung luôn xếp vị trí khu vực thu hút được ít vốn FDI tuy nhiên năm 2008 và năm 2010, dòng vốn FDI vào khu vực này đã tăng đột biến vươn lên dẫn đầu. Nguyên do là năm 2008 và năm 2010, khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đã nhận được một số dự án FDI có vốn đăng ký lớn, có giá trị tỷ USD như dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (số vốn đăng ký

đầu tư năm 2008 của dự án là 10.548 tỷ USD), dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Hội An (vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD)...

Hình 2.7: Số vốn FDI vào các vùng kinh tế giai đoạn 2005- 2016

Nguồn: Người viết vẽ biểu đồ dựa theo số liệu tổng hợp từ “Niên giám thống kê các năm 2005~2015” của Tổng cục thống kê và “Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 2016”của Cục đầu tư nước ngoài.

Xét về địa phương, các dự án FDI hiện có mặt ở cả 63 tỉnh thành phố trong cả nước, nhưng không đồng đều giữa các địa phương trong cả nước. Điều này là do các điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển, các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa địa phương trên cả nước khác nhau. Cụ thể như bảng 2.10. Theo bảng 2.10 thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước chiếm tới 15.3% vốn FDI đổ vào Việt Nam, tiếp đến là Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội. Chỉ riêng với 5 tỉnh thành này đã chiếm tới 51.3% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, và với nhóm 10 địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất vào Việt Nam đã chiếm tới hơn 70.6 % tổng vốn đăng ký vào Việt Nam tính lũy kế đến ngày 20/12/2016. Trong những năm gần đây, một số tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Tĩnh cũng đã tận dụng tốt các lợi thế sẵn có cũng như các chính sách thu hút

FDI của địa phương, tạo được bước đột phá trong thu hút FDI, đem được về những dự án FDI với nguồn vốn lớn.

Bng 2.10: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam theo địa phƣơng

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2016)

Đơn vị: Triệu USD

STT Địa phƣơng Số dự án Tổng vốn đầu

tƣ đăng ký Lũy kế tỷ lệ % theo vốn đầu tƣ 1 TP. Hồ Chí Minh 6737 44817.37 15.3% 2 Bà Rịa - Vũng Tàu 342 26860.25 24.4% 3 Bình Dương 3035 26696.67 33.5% 4 Đồng Nai 1359 25769.53 42.3% 5 Hà Nội 3950 26168.63 51.3% 6 Hải Phòng 565 14514.49 56.2% 7 Bắc Ninh 928 12485.52 60.5% 8 Hà Tĩnh 64 11593.05 64.4% 9 Thanh Hóa 86 10641.90 68.0% 10 Hải Dương 382 7420.66 70.6% 11 Địa phương khác 5061 86278.48 100.0% Tổng 22509 293246.5516 100.0%

Nguồn: Số liệu người viết tổng hợp và tính toán từ “Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 2016” của Cục đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại việt nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)