Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại việt nam (Trang 106 - 108)

tư trực tiếp nước ngoài

Chính phủ sử dụng tổng hợp các phương pháp hành chính, kinh tế, giáo dục và các công cụ quản lý để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và việc thu hút FDI có chọn lọc nói riêng. Do đó, cần phải đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng gọn nhẹ, giảm bớt đầu mối và thực hiện nguyên tắc mỗi lĩnh vực chỉ có một tổ chức và người đứng đầu tổ chức đó chịu trách nhiệm. Các tổ chức khác trong hệ thống chỉ có nhiệm vụ phối hợp thực hiện để khắc phục tình trạng một việc có nhiều tổ chức, cá nhân cùng có trách nhiệm thực hiện, nhưng khi không thành công thì lại không có tổ chức nào chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật. Do đó hiệu quả quản lý nhà nước suy giảm, kém hiệu quả.

Tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước nói chung và đối với việc thu hút FDI có chọn lọc nói riêng, để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bổ sung, sửa đổi các quy định, quy chế phân công, phân cấp cho các bộ, ban, ngành và chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng với nhau.

Nâng cao vai trò quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các bộ ngành trung ương và chính quyền địa phương, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý và giám sát thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm cần được tăng cường, chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về thủ tục đầu tư, hoạt động đầu tư, các ưu đãi trong đầu tư.

Xiết chặt trong quản lý, giám sát các dự án FDI từ trung ương xuống địa phương, làm giảm nguy cơ lạm dụng chức quyền ở các cơ quan địa phương bởi việc quyết định tiếp nhận các dự án và thực hiện cấp ưu đãi tư cho các nhà đầu tư, giám

sát hoạt động đầu tư không chỉ thuộc quyền hạn, trách nhiệm của mỗi địa phương mà còn là của các bộ ngành trung ương. Trung ương nên giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư hoạt động cấp ưu đãi của các doanh nghiệp ở từng địa phương kết hợp với ban hành các quy định về các mức ưu đãi mà các địa phương có thể dành cho các nhà đầu tư. Qua đó có thể tránh được tình trạng để thu hút được nhiều dự án FDI mà các địa phương tự ý tiếp nhận các dự án bất chấp các vấn đề về bảo vệ môi trường tránh tình trạng dự án FDI này bị từ chối ở địa phương này do có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường lại được tiếp nhận ở địa phương khác, hay tình trạng tự ý đưa ra các mức ưu đãi quá lớn cho các nhà đầu tư để tiến hành thu hút ồ ạt FDI, xảy ra tình trạng chạy đua ưu đãi thu hút đầu tư giữa các địa phương.

Cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp FDI trong các cơ quan chức năng của Việt Nam để có sự phối hợp đồng bộ, thông suốt trong kiểm soát chuyển giá của các cơ quan chức năng. Các ngành thuế, cơ quan cấp phép đầu tư, hải quan, công an, ngân hàng... cần tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối thông tin để có được một hệ thống thông tin xuyên suốt đảm bảo cho quá trình quản lý.

Các cơ quan nhà nước không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp FDI, giải quyết những bất đồng, xung đột khi bắt đầu làm quen với môi trường đầu tư mới còn cần xử lý nghiêm các doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường, cố tình sử dụng những công nghệ lạc hậu, bắt tay với nhau để làm giá, chuyển giá, trốn lậu thuế, đối xử hà khắc với công nhân Việt Nam, bỏ trốn, xù nợ và có các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Đào tạo cán bộ quản lý từ trung ương tới địa phương thông qua đào tạo, tập huấn để những nắm rõ hệ thống quy định về đầu tư FDI hiện hành, tìm hiểu những thay đổi một cách nhanh chóng và chính xác, thuần thục nghiệp vụ, giúp bộ máy quản lý hoạt động trơn tru, hiệu quả. Tất cả khâu trong quy trình công tác cán bộ phải được công khai, dân chủ, bình đẳng, có cạnh tranh theo tiêu chuẩn và yêu cầu của từng vị trí công tác. Các khâu trong quy trình công tác cán bộ đều quan trọng và có mối quan hệ tương tác với nhau. Song khâu tuyển chọn thường hay bị lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và quyền uy chính trị chi phối nên chất lượng đội ngũ công chức

thực chất không được nâng lên, tình trạng người tài đứng ngoài, người kém năng lực phẩm chất vẫn cứ nắm những vị trí cao. Do vậy cần chú trọng đào tạo, tuyển chọn cán bộ có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức để việc có thể thực hiện, lựa chọn các dự án FDI có chọn lọc nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Các cơ quan nhà nước cần duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc trao đổi, tăng cường các cuộc gặp gỡ trao đổi giữa cơ quan nhà nước với các nhà đầu tư. Thông qua trao đổi, thảo luận các cơ quan nhà nước sẽ nắm bắt được nguyện vọng, khó khăn của nhà đầu tư, đưa ra những lời khuyên có ích giúp các doanh nghiệp FDI tuân thủ quy định của pháp luật, giải quyết khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án ở Việt Nam.

3.3.4. Thúc đẩy vai trò quản lý, giám sát của toàn dân tới hoạt động FDI theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại việt nam (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)