Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại việt nam (Trang 84 - 90)

Hệ thống pháp luật và các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều bất cập

 Về hệ thống pháp luật:

Kể từ khi ban hành luật đầu tư lần đầu tiên vào năm 1987 cho tới nay Luật đầu tư nước ngoài đã liên tục được sửa đổi nhiều lần. Năm 2005, việc ban hành Luật đầu tư chung đã sáp nhập Luật đầu tư nước ngoài với Luật khuyến khích đầu tư trong nước tuy nhiên Luật ban hành năm 2005 còn nhiều điểm hạn chế và bất cập nên tới năm 2014, Nhà nước lại tiếp tục sửa đổi và ban hành vào năm 2014. Tuy

nhiên Luật ban hành năm 2014 vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, nhiều quy định trùng lặp, mâu thuẫn với các quy định văn bản luật khác.

Một số ví dụ về sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật liên quan đến hoạt động đầu tư nói chung, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là:

-Ví dụ về sự mâu thuẫn giữa Luật đầu tư năm 2014 với Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Cụ thể như tại khoản 2 điều 25 của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chủ trương đầu tư dự án; trong khi đó, thủ tục, hồ sơ yêu cầu quyết định chủ trương đầu tư tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2014 lại không yêu cầu cung cấp báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chính vì sự không thống nhất này, thời gian qua có các cách hiểu và áp dụng khác nhau.

-Ví dụ khác về sự mâu thuẫn giữa Luật đầu tư 2014 với Luật kinh doanh bất động sản năm 2014. Cụ thể, theo Điều 45 Luật Đầu tư năm 2014 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 37 Nghị định 118 thì đối với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp tỉnh (như Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế, khu công nghiệp cấp tỉnh) thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng để điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, theo Điều 50, Điều 51 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ thì đối với dự án bất động sản (đô thị mới, phát triển nhà ở), Sở xây dựng là cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện việc chuyển nhượng. Đây là một bất cập cần sửa đổi, bổ sung kịp thời, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý về đầu tư.

Về chuyển giá và chống chuyển giá, xét ở cấp độ văn bản luật thì quy định chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Các quy định về định giá chuyển giao chỉ mới dừng ở cấp thông tư nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Hiện nay, chưa có quy định rõ ràng về các khoản chi ngân sách phục vụ chống

chuyển giá. Chưa có quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để giúp ngành Thuế thu thập thông tin phục vụ công tác chống chuyển giá.

 Về các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp không đạt được kết quả như mong đợi do những khó khăn về vấn đề sở hữu đất đai, tính chất sản xuất nhỏ lẻ của nền nông nghiệp trong nước.

Chính sách về thu hút và chuyển giao công nghệ chưa đạt mục tiêu mong muốn. Các chính sách về chuyển giao, thu hút công nghệ còn nhiều bất cập như: chưa quy định cụ thể các tiêu chí đánh giá trình độ công nghệ, chính sách ưu đãi chưa đủ hấp dẫn…

Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về môi trường còn thiên về khâu tiền kiểm (nhà đầu tư thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi tiến hành hoạt động đầu tư đối với các dự án thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường), chưa chú trọng đến công tác quản lý sau khi cấp phép cho các dự án FDI, thiếu chế tài xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

Công tác quản lý của Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn bất cập

 Thực hiện phân cấp quản lý đầu tư chưa phù hợp với tình hình thực tế

Phân cấp, ủy quyền trong hoạt động FDI đã phát huy tính năng động, sáng tạo của các địa phương, tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế dẫn đến tình trạng vận dụng chưa đúng. Nhiều địa phương đã đưa ra quy chế riêng, ưu đãi riêng, phá vỡ thế cân bằng, tạo cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương. Tình trạng cạnh tranh trong thu hút FDI cũng đã dẫn đến một số địa phương cấp phép cho các dự án tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng và khai thác tài nguyên không hiệu quả, chưa chú ý tới an ninh quốc phòng, bất chấp chất lượng dự án và lợi ích quốc gia.

Năng lực thẩm định của cán bộ một số địa phương với dự án FDI lớn rất hạn chế nên đã xảy ra tình trạng cấp phép mà không đảm bảo các điều kiện cần thiết.

Việc phân cấp quản lý FDI thực hiện trong bối cảnh hệ thống pháp luật còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch chi tiết ngành và sản phẩm, thiếu nội dung phân cấp phù hợp với đặc thù của từng địa phương, vùng lãnh thổ.

Chưa làm tốt cơ chế hướng dẫn, kiểm tra giám sát, cùng với việc chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền trách nhiệm của mỗi cấp đối với nhiệm vụ đã được cấp phép, chưa có chế tài xử lý nghiêm ngặt những vi phạm liên quan đến phân cấp. Một số địa phương đã ban hành và thực hiện các quy định về ưu đãi đầu tư trái pháp luật làm ảnh hưởng đến lợi ích chung. Một hạn chế nữa là không tập trung xử lý ngay được các vụ việc lớn xảy ra trong hoạt động FDI, nhất là các vụ việc vượt quá thẩm quyền của địa phương liên quan đến chức năng của Bộ, ngành trung ương.

 Công tác kiểm tra, giám sát với hoạt động đầu tư nước ngoài còn chưa được chú trọng

Công tác thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu xác định hiệu quả kinh tế- xã hội của các dự án. Ví dụ như điều 23 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 trao quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chính cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cơ quan cấp dưới. Điều này có thể khiến một cơ quan hoặc một cá nhân có thể lựa chọn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế” một cách dễ dàng. Thậm chí, do đi theo 2 cơ chế khác nhau nhưng do cùng 1 cơ quan thực hiện có thể dẫn đến việc khó quy trách nhiệm khi có sai phạm gây tác động môi trường lớn. Cả 2 cơ chế phê duyệt chủ trương đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường đều không có tiêu chí rõ ràng. Pháp luật chỉ quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục để thẩm định nhưng không có quy định tiêu chí. Điều này dễ dẫn đến sự tùy tiện của cơ quan thực thi, trong đó có thể bao gồm cả sự tùy tiện “đánh đổi giữa môi trường và kinh tế”. Ngoài ra, thủ tục đánh giá tác động môi trường thường do chủ đầu tư thực hiện, cơ quan nhà nước chỉ thẩm định dựa trên báo cáo của chủ đầu tư mà rất ít có trường hợp đánh giá lại. Trong khi đó, việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội của dự án do cơ quan nhà nước thực hiện. Đây là một điểm trọng yếu khiến cho các tác động môi trường của dự án có thể không được xem xét đầy đủ trước khi thực hiện.

Việc quản lý sau cấp phép cũng chưa chặt chẽ và không được tiến hành thường xuyên. Nhiều dự án chậm hoặc chưa triển khai nhưng không kịp thời làm rõ nguyên nhân để có phương án hỗ trợ, khắc phục dẫn tới tình trạng lãng phí thời gian, tài sản, đất đai.

 Sự liên kết giữa các Bộ, ngành, giữa cấp trung ương với địa phương còn nhiều bất cập, chưa quy định được chức năng nhiệm vụ rõ ràng.

Công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế

Trong quy hoạch tổng thể, phương hướng phát triển kinh tế- xã hội cũng như trong quy hoạch ngành chỉ mới đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội phải đạt được trong từng thời kỳ cụ thể. Nội dung quy hoạch chưa dự báo và giải quyết được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với an ninh xã hội và môi trường, cũng như các vấn đề phân bổ nguồn lực, phân công hiệu quả lao động xã hội giữa các địa phương trên cả nước trong việc đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững của Nhà nước.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước còn thiếu tính đồng bộ, thiếu sự phối kết hợp giữa các tỉnh, các vùng, chưa thực sự gắn kết hiệu quả kinh tế Trung ương với địa phương, thiếu sự phân công cụ thể theo chức năng và lợi thế so sánh của từng địa phương.

Thiếu sự tham gia của toàn xã hội

Hiện nay, công tác quản lý, giám sát các hoạt động kinh doanh chủ yếu vẫn là trách nhiệm của Nhà nước. Người dân phần lớn vẫn chưa ý thức được sự vi phạm của các doanh nghiệp FDI sẽ có ảnh hưởng lan tỏa rộng ra khắp cộng đồng. Hơn nữa, tâm lý lo sợ bị trả thù, bị mất việc làm cũng là một phần nguyên nhân khiến người dân thờ ơ, thiếu quan tâm tới các hành vi vi phạm của chủ đầu tư.

Xuất phát từ chính các chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài

Mục tiêu hàng đầu và cao nhất của các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư ở nước khác là nhằm thu lợi nhuận tối đa. Do đó, các chủ dự án FDI thường tìm mọi cách để giảm thiểu các chi phí như sử dụng công nghệ cũ, giảm các chi phí liên

quan đến hệ thống xử lý chất thải… từ đó dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường tại nước tiếp nhận đầu tư.

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại việt nam (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)