Tăng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp vào GDP
Doanh nghiệp FDI thường chiếm tỷ trọng cao về lợi nhuận và đóng góp lớn vào tổng vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì mức tăng trưởng cao của nước ta trong thời gian qua. Trong giai đoạn từ năm 2005~ 2015, tỷ lệ FDI đóng góp trong tổng vốn đầu tư xã hội tương đối cao, đỉnh điểm là năm 2008, tỷ lệ này lên tới 30.9%. Chi tiết như trong hình 2.8.
Hình 2.8: Đóng góp vào tổng vốn đầu tƣ xã hội của các khu vực kinh tế
Nguồn: Người viết tổng hợp số liệu từ báo cáo “Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện phân theo thành phần kinh tế” của Tổng cục Thống kê 2015
Năm 2016 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đầu tư vào nền kinh tế đạt gần 1.5 triệu tỷ đồng, tăng 8.7% so với năm 2015. Trong đó, 3 nguồn rót vốn lớn nhất là vốn khu vực Nhà nước đạt 557500 tỷ đồng, chiếm 37.6% tổng vốn và tăng 7.2%; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 579700 tỷ đồng, chiếm 39% và tăng 9.7%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 347900 tỷ đồng, chiếm 23.4% và tăng 9.4% (Tổng cục thống kê 2016).
Khu vực đầu tư nước ngoài đã có nhiều đóng góp vào GDP cả nước và liên tục tăng nhưng rất chậm (từ 15.16% năm 2005 lên 18.07% năm 2015). Cụ thể số liệu như hình 2.9.
Hình 2.9: Đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP cả nước theo giá hiện hành
Nguồn: Người viết dựa vào số liệu tổng hợp từ “Niên giám thống kê năm 2005 tới năm 2015”, của Tổng cục Thống kê 2015
Khu vực FDI là khu vực nhận được nhiều ưu đãi và sự quan tâm của Nhà nước tuy đã có đóng góp vào GDP của cả nước nhưng so với khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước thì tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào GDP cả nước thấp hơn rất nhiều. Trong giai đoạn này tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào GDP cả nước chỉ nằm trong khoảng 15.15% đến 18.07%, trong khi khu vực kinh tế ngoài nhà nước luôn dẫn đầu và luôn đóng góp hơn 40% vào GDP trong giai đoạn này.
Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu
FDI ngày càng đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam được đóng góp chủ yếu bởi khu vực FDI. Những năm qua, hàng hóa xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI đã mang nhiều bạn hàng tới Việt Nam, quảng bá thương hiệu quốc gia, trở thành cầu nối, là điều kiện tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, từng bước nâng cao vị thế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Cụ
thể đóng góp của doanh nghiệp FDI vào xuất khẩu trong giai đoạn từ năm 2005~ 2015 như hình 2.10.
Hình 2.10: Đóng góp của khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu
Nguồn: Người viết tổng hợp từ báo cáo“Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế” của Tổng cục thống kê 2016
Hình 2.10 cho thấy khu vực FDI đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong giai đoạn 2005~ 2015 luôn chiếm hơn 50% tổng kim ngạch của cả nước. Đặc biệt là năm 2015, khu vực FDI đã đóng góp tới 70% vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 175.9 tỉ USD, chỉ tăng 8.6%, thấp hơn kế hoạch đề ra tăng 10% so với năm 2015. Cả nước có 25 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2015. Trong đó, các doanh nghiệp trong nước chiếm tỉ trọng 28.4%, xuất khẩu đạt 50.04 tỉ USD, tăng 4.8% so với năm trước, trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm tỉ trọng 70.22%, có kim ngạch xuất khẩu đạt tới 123.55 tỉ USD, gấp 2.5 lần doanh nghiệp trong nước. Trong đó, đặc biệt là tập đoàn Sam Sung (Hàn Quốc) có kim ngạch xuất khẩu chiếm 22.7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016 của cả nước (Tổng cục thống kê 2017).
Nguyên nhân chính là do các mặt hàng xuất khẩu của khối FDI thường có giá trị cao, chủ yếu là hàng điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... và đơn giá của các mặt hàng đó thường có giá trị cao trên thị trường thế giới. Đây cũng là kết quả của chủ trương khuyến khích FDI hướng về xuất khẩu của Chính phủ nhằm giúp Việt Nam từng bước tham gia và cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển chung của lực lượng sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình chuyển cơ cấu ngành kinh tế từ dạng này sang dạng khác phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển khoa học- công nghệ.
Nhìn chung FDI đã xuất hiện ở tất cả các ngành, nhưng FDI vẫn được thu hút nhiều nhất và tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các khu vực khác trong nền kinh tế. Cụ thể như hình 2.11.
Hình 2.11: Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế
Nguồn: Số liệu người viết tổng hợp từ Niên giám thống kê các năm 2005~2013 của Tổng cục thống kê
FDI là một khu vực quan trọng đóng góp rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa ở Việt Nam và tỷ trọng công nghiệp so với GDP tăng lên là nhờ đáng kể vào khu vực FDI góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa của chính phủ. Trong đó sự xuất hiện của ngành công nghiệp chế biến, chế tác cũng do công đóng góp lớn của FDI. Theo “Báo cáo kết quả phát triển công nghiệp và chính sách công nghiệp quốc gia 2006-2015”, khu vực FDI chiếm tới 50% sản lượng công nghiệp và khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của Việt Nam, trong đó một số mặt hàng chiếm tới 100% kim ngạch xuất khẩu như điện thoại di động. Như vậy là khu vực tư nhân và khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 50% sản lượng công nghiệp nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu.
Trong giai đoạn đầu của quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, dòng vốn FDI tập trung vào những ngành công nghiệp khai thác và thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên xu hướng này đã dần thay đổi. Các dự án FDI vào ngành công nghiệp chế biến và định hướng xuất khẩu đã tăng nhanh, góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Qua các thời kỳ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự thay đổi về từng lĩnh vực, sản phẩm cụ thể theo định hướng khuyến khích sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, thân thiện môi trường, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, sản xuất vật liệu mới.... Ví dụ xu hướng đầu tư vào ngành năng lượng xanh, thân thiện môi trường đã và đang gia tăng trong thời gian qua. Dòng vốn đổ vào ngành năng lượng xanh suốt từ năm 2009 tới năm 2013 chưa đạt tới mốc 100 triệu USD thì tới năm 2014, lượng vốn FDI đổ vào lĩnh vực này đã cán mốc 100 triệu USD và đặc biệt tăng vọt vào năm 2015 (đạt mốc 350 triệu USD); năm 2016 lượng vốn FDI đăng kí vào lĩnh vực năng lượng xanh có giảm so với 2015 nhưng vẫn ở mức tương đối cao
Hình 2.12: Vốn đăng kí trong lĩnh vực năng lƣợng xanh ở Việt Nam 2009~2016
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài 2017
Sự xuất hiện của FDI và sự phát triển của khu vực này cũng làm xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp và dịch vụ mới có đóng góp trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu. Ví dụ các sản phẩm thiết bị điện, điện tử, linh kiện. Đây là những mặt hàng xuất hiện cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đóng góp nhiều cho xuất khẩu.
Như vậy, trong những năm qua FDI đã khẳng định vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đi liền với xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp mới, có giá trị gia tăng cao. Khu vực có vốn nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, bên cạnh khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước. Sự có mặt của FDI cũng đóng góp lớn vào chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế, trong đó nhiều tỉnh trước đây chỉ dựa vào nông nghiệp đã chuyển dịch cơ cấu sang tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, chủ yếu nhờ thu hút FDI.
Chuyển giá, trốn thuế tại doanh nghiệp FDI gây thất thu thuế
Các doanh nghiệp FDI khi tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam đã có những đóng góp về thuế sử dụng đất, nước… cho chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu và cao nhất của các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư ở nước khác là nhằm thu lợi nhuận tối đa. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp FDI đã lợi dụng các kẽ hở trong pháp luật tìm cách chuyển giá, trốn thuế.
Theo báo cáo năm 2013 của thanh tra Tổng cục Thuế, trong 870 doanh nghiệp FDI tiến hành điều tra có tới 720 doanh nghiệp vi phạm. Theo báo cáo này, tại Hà
Nội có 326 doanh nghiệp FDI vi phạm trong số 332 doanh nghiệp FDI thực hiện thanh tra, thành phố Hồ Chí Minh có 164 doanh nghiệp FDI vi phạm trong tổng số 193 doanh nghiệp FDI thực hiện thanh tra. Nhiều doanh nghiệp FDI thường xuyên báo lỗ trong một thời gian dài nhưng vẫn liên tục tăng quy mô sản xuất. Ví dụ điển hình là trường hợp của công ty Coca Cola Việt Nam. Trong 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca-Cola liên tục báo lỗ, lỗ lũy kế tính đến 30 tháng 9 năm 2011 của công ty lên tới 3768 tỉ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2950 tỉ đồng. Vì lỗ liên tục nên doanh nghiệp này không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi doanh thu liên tục tăng từ 20-30% mỗi năm. Đáng chú ý là dù lỗ lớn nhưng doanh nghiệp này đã có kế hoạch đầu tư thêm 300 triệu USD tại Việt Nam. Hay một ví dụ khác là công ty Pepsi Việt Nam, công ty này cũng liên tục kê khai lỗ trong khi lại mở rộng đầu tư, xây dựng các nhà máy mới ở Đồng Nai (45 triệu USD), Bắc Ninh (73 triệu USD) (Nguyễn Thị Thu Hoài 2015).
Chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là vai trò nổi bật quan trọng và là sự quan tâm, mong đợi của các nước tiếp nhận đầu tư khi tiến hành tiếp nhận một dự án FDI. Khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư đã chuyển giao công nghệ thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực mà Việt Nam còn yếu và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử, công nghệ thông tin... Tại Việt Nam, chuyển giao công nghệ được thực hiện chủ yếu từ các công ty xuyên quốc gia (TNCs) với nhiều dự án quan trọng. Ví dụ như tháng 7-2014, Công ty Intel Products Việt Nam (Tập đoàn Intel) công bố bộ vi xử lý (CPU) đầu tiên được sản xuất tại nhà máy đặt ở Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Đây không chỉ là nhà máy bán dẫn đầu tiên của Việt Nam mà còn là nơi chế tạo bộ vi xử lý Haswell hàng đầu của Intel. Khoảng 80% sản lượng CPU của Intel trên thế giới sẽ sản xuất tại nhà máy này. Hoặc một số dự án công nghệ cao của các công ty lớn khác như Samsung, Nokia, Canon... Hoặc ngay trong 3 tháng đầu năm 2017, tỉnh Quảng Nam đã thu hút 32 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 15.8 tỷ USD, trong đó trung tâm nghiên cứu phát triển dâu tằm tơ công nghệ cao (Hoa Kỳ) 50 triệu USD; Nhà máy sản xuất sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ ngành ô tô (Hàn Quốc) 5 triệu USD... (Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam 2017)
Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ vào Việt Nam phần lớn có trình độ bằng hoặc cao hơn công nghệ sẵn có ở trong nước, nhưng mới chỉ đạt mức trung bình hoặc trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu và kì vọng của chính phủ. Số lượng các dự án đảm bảo và thúc đẩy thực hiện mục tiêu về chuyển giao công nghệ của Đảng và Nhà nước còn rất ít. Thậm chí nhiều nhà đầu tư còn chuyển giao công nghệ lạc hậu, nhiều công nghệ mà họ chuyển giao không phù hợp với điều kiện phát triển trong nước. Đó là những loại công nghệ cần nhiều vốn, ít sử dụng nguyên liệu địa phương. Việc chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại của Việt Nam. Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hơn 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, chỉ khoảng 5~6% sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, trong khi mục tiêu là 35~ 40% (Nguyễn Mại 2017). Các ngành công nghiệp chủ yếu mà các chủ đầu tư FDI thực hiện vẫn chỉ là các ngành lắp ráp, ít có công nghiệp chế tạo, chưa tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ cao, các doanh nghiệp còn chưa chú trọng trong việc đổi mới công nghệ. Do đó việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI cũng đặt ra nhiều vấn đề: nếu không biết lựa chọn, giám định thì có thể tiếp nhận công nghệ lạc hậu, công nghệ không phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ của đất nước, biến Việt Nam nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ của các nước phát triển, tiêu hao nhiều năng lượng, phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm môi trường.