Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại việt nam (Trang 79 - 81)

Về kinh tế

 Ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực cả về tài chính và công nghệ.

Hiện nay, Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn FDI từ 116 quốc gia trên thế giới, trong đó dẫn đầu là các nước Hàn Quốc, Nhật Bản... đây đều là nhóm nước phát triển có nền công nghệ cao, tiên tiến trên thế giới. Ví dụ như Hàn Quốc có các nhà đầu tư lớn có tiềm lực cả về tài chính và công nghệ đã và đang đầu tư vào Việt Nam như là Samsung... còn với các doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản điển hình phải kể đến là Canon, Panasonic, Yamaha, Toyota...

 Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa

Chủ trương của Đảng và nhà nước hướng tới năm 2020 là phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghệ cao, công nghệ năng lượng. Trong suốt thời gian từ năm 2005 đến năm 2016 lượng vốn FDI đổ vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo và các ngành xây dựng luôn dẫn đầu trong các ngành, khu vực FDI luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước. Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI bắt đầu đổ vào và có xu hướng tăng lên với các ngành năng lượng, công nghệ cao. Như vậy, cơ cấu đầu tư FDI ngày càng phù hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 FDI gia tăng quy mô vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp vào GDP cả nước

Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, nguồn vốn trong nước không đủ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà cần huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài. Trong thời gian qua, khu vực FDI đã đóng góp lớn vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của cả nước. Khu vực FDI giữ vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong thời gian qua.

 FDI đã có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Khu vực FDI với nguồn vốn dồi dào, công nghệ tiên tiến đã tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, đa dạng về chủng loại. Hơn nữa, với mối quan hệ quốc tế sẵn có của các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã nhanh chóng tìm kiếm được các bạn hàng quốc tế, mở rộng thị trường xuất

khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này ngày càng lớn, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.

Về xã hội

Khu vực FDI với quy mô phát triển ngày càng sâu rộng, khắp cả nước đã giải quyết việc làm cho một phần lớn lực lượng lao động, đảm bảo thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định an ninh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)