Cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại việt nam (Trang 42 - 60)

Các chính sách thu hút FDI của Việt Nam về lĩnh vực được chia thành lĩnh vực khuyến khích đầu tư và lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Việc đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư hay đầu tư có điều kiện là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và ngay từ đầu trong việc lựa chọn các dự án FDI có chọn lọc theo định hướng của Chính phủ.

Lĩnh vực khuyến khích đầu tư: Lĩnh vực khuyến khích đầu tư là các lĩnh vực được Việt Nam ưu tiên, khuyến khich phát triển các ngành nghề thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội có đóng góp cho 3 mục tiêu về phát triển bền vững. Danh mục các lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo điều 27 của Luật Đầu tư 2005 có thể chia làm 2 nhóm. Nhóm ngành khuyến khích đầu tư thứ nhất là các ngành có đóng góp tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, thúc đẩy thu hút FDI

hướng tới phát triển bền vững về kinh tế bao gồm các ngành công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, các hoạt động nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao, sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo. Nhóm ngành khuyến khích đầu tư thứ hai hướng tới thu hút FDI vào các ngành tác động tới phát triển bền vững về xã hội như các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động để giải quyết vấn đề việc làm, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển sự nghiệp giáo dục y tế, nuôi trồng, chế biến nông lâm, thủy sản, làm muối, giống cây trồng và giống vật nuôi...

Năm 2014, chính phủ cũng đưa ra một danh mục Dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020, đưa ra một cách tiếp cận hoàn toàn mới; đó là theo ngành, không phải theo địa phương như trước. Danh mục Dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020 gồm 127 dự án và tổng vốn kêu gọi đầu tư lên tới gần 60 tỷ USD (Chính phủ, 2014). Một số ngành được lựa chọn để tập trung thu hút đầu tư nước ngoài ở tầm quốc gia theo định hướng của Chính phủ trong giai đoạn tới. Đó là các ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kết cấu hạ tầng xã hội, nông nghiệp, bảo quản - chế biến và các lĩnh vực sản xuất - dịch vụ. Danh mục dự án quốc gia đứng trên lợi ích của quốc gia, của vùng, không phải chỉ dừng lại ở lợi ích cục bộ địa phương. Quy mô vốn không phải là quan trọng nhất, điều quan tâm nhất là các dự án được lựa chọn sẽ có tác động thế nào tới kinh tế - xã hội quốc gia nói chung, cũng như tới sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước. Cả 127 dự án trong danh mục, nếu thu hút đầu tư được sẽ mang lại lợi ích tốt cho kinh tế - xã hội, giải quyết được các điểm nghẽn của nền kinh tế liên quan đến hạ tầng cơ sở, giáo dục - đào tạo, và kể cả phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn… Để thực hiện được điều đó, các cơ quan chức năng phải xây dựng đề án cụ thể cho từng dự án, chính sách ưu đãi khi thu hút đầu tư vào các dự án này để đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư.

Lĩnh vực đầu tư có điều kiện: Mỗi ngành nghề khác nhau có vai trò nhất định và những tác động khác nhau trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Điều 29 Luật đầu tư 2005 đưa ra danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, chia thành 3 nhóm tác động tới 3 mục tiêu phát triển kinh tế xã hội như sau:

 Nhóm thứ nhất: ảnh hưởng tới phát triển bền vững về kinh tế: tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản

 Nhóm thứ hai: ảnh hưởng tới phát triển bền vững về xã hội: hoạt động nghệ thuật giải trí...

 Nhóm thứ ba: ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển bền vững về môi trường: các hoạt động khảo sát, khai thác tài nguyên thiên nhiên...

Danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4 của Luật đầu tư năm 2014 gồm có 267 ngành, nghề. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chỉ được quy định tại Luật Đầu tư còn điều kiện cụ thể đối với từng ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành (1/7/2015) ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác sẽ hết hiệu lực thi hành. Các điều kiện áp dụng đối với 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2014 đang được quy định tại các văn bản dưới nghị định tiếp tục được áp dụng đến ngày 01/7/2016.

Dựa theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước cùng các chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ, việc thu hút FDI theo các ngành có thể được chia thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Nhóm ngành thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững về kinh tế, môi trường

Đây là các ngành có đóng góp tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, thúc đẩy thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững về kinh tế bao gồm các ngành công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, các hoạt động nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao, sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo. Đồng thời đây cũng là nhóm ngành thúc đẩy phát triển bền vững về môi trường. Việc phát triển công nghệ đồng thời sẽ đem đến những tiến bộ trong hoạt động sản xuất, xử lý chất thải, khí thải... hạn chế các tác động xấu tới môi trường do vấn đề công nghệ lạc hậu gây ra. Đây là

lý do người viết gộp luôn cả các ngành thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững về môi trường vào chung nhóm với ngành hướng tới phát triển bền vững về kinh tế.

Nhóm này là nhóm nhận được nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước, đặc biệt là các ưu đãi về thuế. Các chính sách ưu đãi về thuế suất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư triển khai kinh doanh, thúc đẩy đưa công nghệ tiên tiến vào nước ta. Trong thuế thu nhập doanh nghiệp cũng chỉ ra nhiều ưu đãi liên quan tới các ngành trong nhóm 1 này. Tại điều 13 khoản 1 và khoản 5 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam 2008 có quy định:

- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm.

- Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêm không quá thời hạn 15 năm.

Việt Nam hướng tới phát triển bền vững về kinh tế thông qua phát triển kinh tế chú trọng chiều sâu thay vì số lượng dự án, ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao hoặc phát triển các ngành tạo ra nhiều giá trị cho xã hội sản xuất. Nhà nước cũng đã khẳng định điều này trong Điều 40, luật đầu tư 2005 về quan điểm hỗ trợ chuyển giao công nghệ:

-Tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ, để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

- Nhà nước khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và các công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.

 Giai đoạn từ năm 2005~ 2009

Trong giai đoạn 2005- 2009, FDI của nhóm ngành này bao gồm công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc, tài chính tín dụng, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí. Xét về số dự án, FDI vào các ngành trong nhóm này cụ thể như bảng 2.3.

Bảng 2.3: Số dự án FDI đƣợc cấp phép theo năm vào nhóm ngành 1 giai đoạn 2005-2009

Đơn vị: dự án

Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng

Công nghiệp khai thác mỏ 3 8 16 7 6 40

Công nghiệp chế biến 655 639 985 455 388 3122

Vận tải; kho bãi và thông tin liên

lạc 28 24 30 23 131 236

Tài chính tín dụng 4 2 4 1 2 13

Sản xuất và phân phối điện, khí

đốt, nước 1 0 7 1 32 41

Tổng số dự án của nhóm ngành 1 3452

Nguồn: Người viết tổng hợp từ Niên giám thống kê năm 2005 ~ 2009 của Tổng cục Thống kê

FDI vào nhóm ngành này là 3452 dự án trong giai đoạn từ năm 2005~2009 trong đó ngành công nghiệp chế biến chiếm chủ yếu với 3122 dự án. Ngược lại, ngành tài chính tín dụng số dự án rất khiêm tốn, chỉ có 13 dự án trong cả giai đoạn và chưa đến 5 dự án mỗi năm trong giai đoạn này.

Xét về số vốn đăng ký đầu tư trong giai đoạn 2005~2009, nhóm ngành này đã thu hút được 68382.7 triệu USD từ các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể như bảng 2.4. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số dự án cấp phép nhiều nhất và cũng có số vốn đăng ký đầu tư nhiều nhất, chiếm chủ yếu trong nhóm ngành; đặc biệt là năm 2008 ngành này đã thu hút tới 28902.4 triệu USD. Ngành công nghiệp khai thác mỏ tuy có số dự án FDI được cấp phép trong giai đoạn từ năm 2005~

2009 thấp (chỉ có 40 dự án) nhưng có tổng số vốn đăng ký đầu tư lớn thứ hai với 7700.4 triệu USD.

Bảng 2.4: Số vốn đăng ký theo năm vào nhóm ngành 1 giai đoạn 2005-2009

Đơn vị: Triệu USD

Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng

Công nghiệp khai thác mỏ 56 144 262.3 6841 397 7700.4

Công nghiệp chế biến 4818 8271 10883 28902.4 3943 56817.0 Vận tải; kho bãi và thông

tin liên lạc 684.2 52.3 356.5 1882 299.8 3274.9

Tài chính tín dụng 145.9 32 32.3 62.6 100 372.8

Sản xuất và phân phối

điện, khí đốt, nước 20.4 0 9.6 3.7 183.9 217.6

Tổng số vốn đăng ký của nhóm ngành 1 68382.7

Nguồn: Người viết tổng hợp từ “Niên giám thống kê năm 2005~2009” của Tổng cục Thống kê

 Giai đoạn từ năm 2010~ 2016

Để thu hút được các dự án FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi ví dụ như doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm (Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam 2008). Hay để khuyến khích các doanh nghiệp FDI quan tâm hơn và thực hiện các hoạt động đầu tư vào giải quyết các vấn đề về môi trường, đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường, nhà nước đã quy định các doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực môi trường được miễn thuế tối đa bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo (Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam 2008). Do đó, đến năm 2010 nhiều dự án FDI đã xuất hiện vào các lĩnh vực này, xuất hiện thêm một số ngành mới trong cơ cấu ngành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể là ngoài các ngành được trình bày trong nhóm 1 (nhóm ngành thu hút FDI hướng tới phát triển bền vững về kinh tế, môi trường) trong giai đoạn từ năm 2005~ 2009 thì

giai đoạn từ năm 2010~2016 đã xuất hiện thêm ngành “hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ” và ngành “cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải”. Cụ thể cơ cấu theo ngành của các dự án FDI trong nhóm này giai đoạn 2010~ 2016 như trong bảng 2.5

Bảng 2.5: Số dự án FDI đƣợc cấp phép theo năm vào nhóm 1 giai đoạn 2010~ 2016 Đơn vị: dự án Ngành Năm Tổng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Công nghiệp khai thác

mỏ 0 5 7 4 5 3 1 25

Công nghiệp chế biến,

chế tạo 478 464 549 719 880 1012 1020 5122

Vận tải, kho bãi, thông

tin 93 105 131 146 226 226 283 1210

Hoạt động tài chính,

ngân hàng và bảo hiểm 3 0 1 3 3 0 12 22

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

6 7 15 4 6 10 2 50

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

165 169 180 196 171 215 282 1378

Cung cấp nước; hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải

6 3 2 3 8 3 13 38

Tổng 7845

Nguồn: Người viết tổng hợp số liệu từ “Niên giám thống kê năm 2010~2015” của Cục đầu tư nước ngoài và “Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2016” của Cục đầu tư nước ngoài

Theo bảng 2.5 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu về số dự án được cấp phép với 5122 dự án, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 2005~ 2009. Ngành vận tải, kho bãi và thông tin giai đoạn 2010~ 2016 có số dự án được cấp phép (1210 dự án) nhiều gấp 6 lần so với giai đoạn 2005~ 2009 (236 dự án). FDI vào ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm từ 40 dự án giai đoạn 2005 ~2009 xuống còn 25 dự án được cấp phép giai đoạn 2010~ 2016. “Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ” tuy mới xuất hiện từ năm 2010 nhưng số dự án FDI vào ngành này tương đối lớn, đứng thứ 2 trong các ngành thuộc nhóm này (1378 dự án giai đoạn 2010~ 2016). “Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải” là ngành có số dự án FDI rất ít, chưa quá 15 dự án được cấp phép mới mỗi năm trong giai đoạn này mặc dù đây là ngành được nhà nước khuyến khích và dành nhiều ưu đãi, cụ thể như được miễn thuế tối đa bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo (Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam 2008). Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí có số dự án được cấp phép trong giai đoạn này gần như không có biến động.

Về số vốn đăng ký trong giai đoạn từ năm 2010~ 2016 của từng ngành trong nhóm được thể hiện cụ thể như bảng 2.6. Trong giai đoạn từ năm 2010~ 2016 tuy tổng số dự án FDI được cấp phép (7845 dự án) tăng gấp đôi trong nhóm ngành này so với giai đoạn 2005~ 2009 (có 3452 dự án được cấp phép) nhưng tổng số vốn đăng ký trong giai đoạn từ năm 2010~ 2016 chỉ là 109868 triệu USD chỉ tăng thêm khoảng 45% so với giai đoạn từ năm 2005~ 2009 (68382.7 triệu USD).

Bảng 2.6: Số vốn FDI đăng ký theo năm vào nhóm ngành 1 giai đoạn 2010~ 2016

Đơn vị: Triệu USD

Ngành Năm Tổng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Công nghiệp khai thác mỏ 5.6 98.4 167.5 85.9 107.3 25.4 70.0 560.12 Công nghiệp chế biến, chế tạo 5979 7789 11702 17141 15505 16429 15538.6 90084 Vận tải, kho bãi, thông tin 988 972.3 644 155.9 252.6 241.9 1251.4 4505.6 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 59.1 0 0.1 1.1 9.7 1.1 582.41 653.51 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 2953 2529 97.2 2037 228.4 2799.4 132.43 10776.0 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 71.5 265.5 98.8 437.7 278.6 250.1 933.08 2335.3 Cung cấp nước; hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải 10.1 323.2 0.5 51.1 63.3 17.6 488.26 954.06

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại việt nam (Trang 42 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)