hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm về phân tích tài chính
Phân tích tài chính là tập hợp các phương pháp, công cụ để xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như đưa ra những dự báo về tình hình của doanh nghiệp trong tương lai.
Phân tích tài chính được thực hiện thông qua 3 bước: Thu thập thông tin; Xử lý, dự đoán và Đưa ra quyết định. Đầu tiên các nhà phân tích phải tiến hành thu thập các thông tin cần thiết có liên quan bao gồm thông tin trong và ngoài doanh nghiệp. Sau khi đã có đủ thông tin cần thiết, các nhà phân tích sẽ sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp để xử lý các thông tin đã có, từ đó đánh giá điểm mạnh - yếu
14
của doanh nghiệp cũng như phân tích, làm rõ các nguyên nhân. Và cuối cùng, trên cơ sở các thông tin hiện có, các nhà phân tích sẽ đưa ra các dự báo và quyết định trong tương lai.
Phân tích tài chính của khách hàng trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại là việc sử dụng một tập hợp các phương pháp và công cụ để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và thông tin khác của khách hàng, nhằm phân tích tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực trong quá khứ và hiện tại, đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt động của khách hàng, đưa ra ý kiến đánh giá về tình hình tài chính để giúp Ngân hàng thương mại đưa ra các quyết định phê duyệt cho vay hợp lý.
Muốn tiến hành hoạt động phân tích tài chính của khách hàng, các Ngân hàng thương mại cần có các số liệu về tình hình tài chính của khách hàng thông qua thông tin kế toán trên các báo cáo tài chính.
1.1.2.2 Vai trò của phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại
Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính, là nơi bắt nguồn của quan hệ sản xuất xã hội, và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất xã hội. Thẩm định tài chính khách hàng là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu tài chính của doanh nghiệp trong cả hiện tại và quá khứ. Thông qua kết quả phân tích tài chính của khách hàng, ngân hàng sẽ có những đánh giá đúng đắn về năng lực tài chính cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó ngân hàng có thể đánh giá triển vọng phát triển cũng như triển vọng trong quan hệ tín dụng của ngân hàng với doanh nghiệp. Do vậy, kết quả của phân tích tài chính của khách hàng không chỉ ảnh hưởng đến quyết định cho vay mà còn ảnh hưởng đến quá trình thu hồi vốn của ngân hàng.
Đối với quyết định cho vay
Hệ thống báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài sản, nguồn vốn, dòng tiền và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp đó. Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp cho cán bộ ngân hàng có thể hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, sự vận động ở
15
hiện tại, nhằm đưa ra những dự đoán hợp lý cho sự phát triển trong tương lai. Cán bộ phân tích sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu trong báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay hoặc không cho vay để bảo toàn vốn. Đặc biệt, trong cho vay ngắn hạn mục đích chủ yếu là bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh thì việc phân tích tài chính càng đóng vai trò quan trọng, nó giúp cho ngân hàng có thể thẩm định đúng mục đích vay vốn của doanh nghiệp, hiểu được sự vận động và luân chuyển dòng tiền doanh nghiệp trong ngắn hạn nhằm đưa ra những quyết định chính xác về số tiền vay, thời hạn vay, phương thức thanh toán,v.v…. Điều này hơi khác với việc thẩm định tài chính doanh nghiệp trong cho vay trung và dài hạn vì đặc điểm vay trung dài hạn thường là để thực hiện một dự án đầu tư trọn gói hoặc đầu tư vào một tài sản cố định. Việc phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ góp một phần nhỏ trong cả quy trình tín dụng, cán bộ ngân hàng sẽ phải phân tích hiệu quả của những dự án bao gồm: dòng tiền, khả năng thu hồi vốn… Đương nhiên với một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng sinh lời cao, khả năng tăng trưởng và phát triển trong tương lai tốt sẽ luôn được ưu tiên.
Đối với việc thu hồi vốn
Nguyên tắc tín dụng cơ bản là tin tưởng và hoàn trả, khi ngân hàng đưa ra quyết định cho vay đồng nghĩa với việc ngân hàng tin tưởng vào khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo chỉ là một phương thức bảo đảm cho khoản vay và chỉ được sử dụng trong trường hợp không thể thu hồi được khoản vay, vì sẽ phát sinh chi phí liên quan đến việc thanh lý tài sản và làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Một thực tế rằng, vốn cho vay của ngân hàng cũng là vốn đi vay, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, khi ngân hàng bỏ ra 1 đồng vốn vay thì mong muốn thu về 1 đồng và lãi, do đó việc thu hồi vốn là nhân tố sống còn trong hoạt động tín dụng. Thẩm định tài chính khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng kiểm soát được khoản vay, dự đoán được tình hình thanh khoản của khách khàng, làm căn cứ cho việc thu hồi nợ hiệu quả.
Bên cạnh đó, hoạt động cấp tín dụng luôn là hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, phân tích tài chính của khách hàng là cơ sở cho việc đánh giá xếp hạng
16
tín dụng trên cơ sở đó có biện pháp trích lập, phòng ngừa hợp lý những rủi ro có thể xảy ra trong việc thanh toán và hoàn trả nợ vay, nhằm hạn chế cho ngân hàng những tổn thất nếu có.
Đối với việc trích lập dự phòng rủi ro
Không có hoạt động kinh doanh nào mà lại không chứa đựng rủi ro trong nó. Rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng trả lãi hoặc nợ gốc hay cả hai. Ngân hàng cần phải quan tâm đến vấn đề rủi ro tín dụng để bảo vệ ngân hàng khỏi những thất bại, mất mát, thiệt hại không dự tính trước và cần chuẩn bị cho những thay đổi bất lợi. Việc phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cấp tín dụng sẽ giúp Ngân hàng có cái nhìn tổng quan và có những sự chuẩn bị tốt hơn trong đánh giá, xếp loại dự phòng rủi ro tín dụng. Để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng căn cứ trên cơ sở kết quả phân tích và xếp hạng tín dụng để trích lập dự phòng rủi ro hợp lý cho từng khách hàng.