động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Để thực hiện phân tích tài chính của khách hàng vay vốn, ngân hàng cần thu thập và căn cứ vào những tài liệu sau đây:
Hồ sơ pháp lý của khách hàng
Hồ sơ pháp lý của khách hàng là những thông tin nhằm đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bao gồm:
Về lịch sử hoạt động của khách hàng, những thay đổi về vốn góp, cơ chế quản lý, quá trình liên kết, hợp tác, giải thể, loại hình kinh doanh của Công ty hiện nay, khía cạnh chính trị xã hội và điều kiện địa lý đằng sau các hoạt động kinh doanh này. Những thông tin này được dùng để đánh giá chung về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh tranh của Công ty trong tương lai. Đây là điều cần thiết để biết liệu Công ty có thể đứng vững trước những thay đổi bên ngoài cũng như khả năng mở rộng hoạt động.
17
Về tư cách và năng lực pháp lý: Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn. Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn về phương thức tổ chức, quản trị, điều hành, giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấp phép hành nghề có hiệu lực trong thời hạn cho vay.
Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp, quy mô hoạt động, số lượng lao động, trình độ lao động, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp
Quản trị điều hành của Ban lãnh đạo: Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất và ban điều hành. Khả năng nắm bắt thị trường, thích ứng hội nhập thị trường.
Hồ sơ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
Năng lực sản xuất
Đánh giá thực trạng của máy móc thiết bị, nhà xưởng và công nghệ sản xuất hiện tại, khả năng sản xuất và tỷ lệ sử dụng thiết bị
Những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng đơn đặt hàng của từng sản phẩm và của các khách hàng chính
Quản lý hàng tồn kho: Những thay đổi số lượng hàng tồn kho, tỷ lệ phế phẩm, thành phẩm và chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi năng lực sản xuất
Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm, tình hình cung cấp, sử dụng và những thay đổi về giá mua của nguyên vật liệu
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, phương thức mua, điều kiện trả chậm, chính sách được ưu đãi
Số lượng, tên các nhà cung cấp các nguyên liệu chính, hàng hóa chủ yếu và mức độ tập trung, phụ thuộc vào nhà cung cấp
Quản lý chi phí: Biến động và tổng chi phí cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm
18
Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
Tổ chức hoạt động bán hàng: Mạng lưới, hệ thống phân phối, chính sách bán hàng. Tình hình tiêu thụ sản phẩm, khả năng trả nợ của các khách hàng chính trong ngành và mức độ tập trung, phụ thuộc vào nhà phân phối
Sản lượng và doanh thu
Những thay đổi về sản lượng sản xuất và doanh thu các loại sản phẩm theo các năm về số lượng, giá trị và với từng khách hàng
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này (tăng giảm nhu cầu, trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh,v.v…)
Tình hình xuất khẩu
Những thay đổi về số lượng xuất khẩu khách hàng theo từng nước, vùng và từng sản phẩm. Phương thức xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu trên tổng doanh thu
Môi trường kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi về xuất khẩu Phương pháp, các điều kiện thanh toán, sự hỗ trợ từ Chính phủ, cạnh tranh quốc tế, những thay đổi các chi phí về thuế quan của các nước nhập khẩu, chính sách xuất khẩu và các dự báo tương lai.
Hồ sơ về tài chính của khách hàng
Báo cáo tài chính 03 năm gần nhất, đối với pháp nhân hoạt động chưa được 03 năm thì cơ sở thẩm định tài chính là báo cáo tài chính doanh nghiệp những năm gần nhất. Trong những trường hợp cần thiết khách hàng phải cung cấp các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và ý kiến của kiểm toán.
Quy chế phân cấp tài chính đối với doanh nghiệp được phân cấp Kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch
Bảng kê các khoản phải thu, phải trả, bảng kê công nợ các loại tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
19
Trong đó, hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất, bao gồm 04 loại báo cáo sau:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh về doanh nghiệp. Đây là một công cụ hữu hiệu được trình bày một cách có hệ thống và tóm tắt tài sản của doanh nghiệp, nợ của doanh nghiệp và vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập. Bản cân đối kế toán gồm 2 phần:
Phần tài sản phía bên trái, phần nguồn vốn phía bên phải. Bên tài sản phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp, bao gồm tài sản lưu động - những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dưới một năm và tài sản cố định - tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Bên nguồn vốn gồm Nợ ngắn hạn - nợ phải trả nhà cung cấp, nợ ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác…, Nợ dài hạn - các khoản vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, vay bằng phát hành trái phiếu… và cuối cùng, sự chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ là vốn chủ sở hữu thường bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận giữ lại, phát hành cổ phiếu mới,v.v… Một điểm đáng chú ý là các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần từ trên xuống dưới. Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp, đây cũng là nguồn thông tin để tính toán, xác định khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán nhanh và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh
20
Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó.
Báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và con người của doanh nghiệp. Đối với các nhà phân tích, báo cáo kết quả kinh doanh đóng một vai trò quan trọng vì nó cho biết sự dịch chuyển tiền trong quá trình sản xuất - kinh doanh, cho phép dự tính về khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh kết hợp với Bảng cân đối kế toán cho phép cán bộ phân tích tính toán được các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sử dụng tổng hợp các nguồn lực của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản thu và chi bằng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Mục đích của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm cung cấp cho người sử dụng biết được các thông tin về sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền, vận động của dòng tiền đối trọng với dòng vật chất của doanh nghiệp. Cũng giống Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 hoạt động chính: hoạt động sản xuất, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Trong mỗi hoạt động lại bao gồm có dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ. Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ. Đối với NHTM, khi xem xét báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng như khả năng quản lý của nhà lãnh đạo, xác định các nhu cầu tài chính trong tương lai của doanh nghiệp như nhu cầu đầu tư tài sản cố định, đầu tư vào mở rộng quy mô hay các hoạt động khác…
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải thích một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chưa được thể hiện trên BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT. Phương pháp trình bày các chỉ tiêu chưa được thể hiện trên các báo cáo trên bằng
21
lời và bằng số liệu, bổ sung cần thiết cho việc đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp được chính xác và dễ hiểu. Các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán đối với báo cáo quý. Nếu có sự thay đổi phải trình bày rõ ràng những thay đổi
Hồ sơ về dự án, phương án vay vốn
Phương án sản xuất kinh doanh; Dự án vay vốn; Văn bản phê duyệt phương án/ dự án của cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp.
Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, tình hình đã vay nợ ở các tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu nhập để trả nợ.
Hồ sơ về dự án, phương án đề nghị vay vốn, tính chất pháp lý, báo cáo nghiên cứ tiền khả thi, báo cáo đầu tư.