Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 63 - 71)

2.1.3.1. Huy động vốn

Huy động vốn của Agribank được thể hiện ở bảng dưới đây:

49

Bảng 2.1: Diễn biến huy động tiền gửi tại Agribank giai đoạn 2013-2018

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng vốn huy động 603.282 681.761 783.980 896.563 1.050.16 1.163.146 Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 122.913 130.514 114.098 137.599 178.757 206.803 - Dưới 12 tháng 297.972 371.213 463.538 438.091 558.973 564.240 - 12 tháng trở lên 182.397 180.035 206.343 320.873 312.430 392.104

Theo đối tượng KH

- Tiền gửi dân cư 278.091 360.688 433.412 539.058 655.477 737.641 - Tiền gửi tổ chức 325.191 321.073 350.568 357.505 394.683 425.505

Theo loại tiền

- VND 524.576 606.316 647.594 705.253 999.667 1.128.407 - Ngoại tệ, vàng qui đổi 78.706 75.445 136.386 191.310 50.493 34.739

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank, giai đoạn 2013-2018)

Bảng 2.1 cho thấy: Nguồn vốn huy động của Agribank trong giai đoạn 2013- 2018 có sự tăng trưởng khá ổn định, mặc dù trong giai đoạn này thị trường tài chính Việt Nam có những diễn biến khá phức tạp. Cụ thể: năm 2014 tăng trưởng nguồn vốn huy động đạt 9,35%; năm 2015 tăng trưởng đạt 16,8 % ; năm 2016 đạt 18,13%; Năm 2017 HĐV của Agribank có tốc độ tăng trưởng khoảng 12,7%, trong khi đó cho vay của NH gặp khó khăn trong năm 2017 do nhu cầu vay TD của KH sụt giảm đáng kể, đồng thời, Agribank cũng chủ trương thắt chặt TD để tái cấu trúc danh mục tài sản; Năm 2018, tình hình HĐV của Agribank có sự tăng trưởng đáng kể, đạt tới 1.163.146 tỷ đồng, tăng 10% so doanh số HĐV của năm 2017.

50

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại Agribank

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổngdưnợ 529.925 553.201 625.898 744.296 875.633 1.003.760

1. Dư nợ theo loại tiền.

- Cho vay bằng VNĐ 274.564 282.280 119.328 149.774 430.769 578.807 - Cho vay bằng ngoại tệ 255.361 270.921 506.570 594.522 444.864 424.953

2.Theo đối tượngKH

Cá nhân 319.375 338.232 420.325 509.404 517.051 603.688 Tổ chức kinh tế 210.550 214.969 205.573 234.892 358.582 400.072

3.Theo thời gian.

- Cho vay ngắn hạn 319.375 338.232 420.325 509.404 517.051 603.688 - Cho vay trung, dài hạn 210.550 214.969 205.573 234.892 358.582 400.072

4.Theo khu vực kinh tế

Nông nghiệp nông thôn 361.938 321.962 445.960 523.428 638.255 742.201 Phi nông nghiệp 167.987 231.239 179.938 220.868 237.378 261.559

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank, giai đoạn 2013-2018)

Bảng 2.2 cho thấy diễn biến dư nợ tại Agribank trong giai đoạn 2013-2018. Ta thấy rằng, tăng trưởng dư nợ trong giai đoạn này không ổn định. Cụ thể: Nếu như năm 2014 tăng trưởng dư nợ đạt 0.6%, năm 2015, tăng trưởng đạt 13%, thì năm

51

2016 tỷ lệ tăng trưởng đạt tới 18% so với năm 2015; Năm 2017, tăng trên 17% so năm 2016; Năm 2018, đạt mức 14%. Đi sâu xem xét thì thấy rằng:

Nếu xét theo loại tiền trong cho vay thì Agribank chủ yếu cho vay bằng VND với tỷ trọng đạt khoảng 97% của năm 2018.

Nếu xét theo đối tượng KH thì thấy rằng đang có xu thế Agribank hướng về cho vay KH cá nhân. Năm 2017 tỷ trọng cho vay KH cá nhân của NH, đạt tới 59% và năm 2018 đạt tới 60%.

Xét theo kỳ hạn dư nợ thì Agribank chủ yếu cho vay kỳ hạn ngắn, chiếm khoảng 60% của năm 2018.

Xét theo khu vực kinh tế thì dư nợ chủ yếu hướng vào phân khúc nông nghiệp nông thôn với tỷ trọng đạt khoảng 74,3% của năm 2018.

Xét về thị phần cho vay thì Agribank vẫn chiếm thị phần cho vay chủ yếu (16,8%), tiếp theo là các NHTM khác, như: BIDV: 11,6%; Vietinbank: 11,6%; Vietcombank: 8,4%; MB: 2,6%; Techcombank: 2,4%..

2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Về hoạt động thanh toán quốc tế

Doanh số năm 2018: 11.243 triệu USD, chiếm 2,33% tổng kim ngạch XNK của VN và chiếm 3,53% tổng kim ngạch XNK FDI, giảm 2,79% so với năm 2017

Thu phí dịch vụ năm 2018 : 278,43 tỷ VND, chiếm 5,1% tổng thu dịch vụ của Agribank, tăng 2,87% so với năm 2017.

52

Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán quốc tế tại Agribank giai đoạn 2010-2018

(Nguồn: Ban định chế tài chính Agribank, giai đoạn 2010-2018)

Về thu phí TTQT, từ năm 2014-2018, thu phí TTQT liên tục tăng trưởng đều qua các năm, tăng trưởng thu phí bình quân hàng năm là 12%, chiếm trung bình 7,5%/tổng thu phí dịch vụ của Agribank.

Biểu đồ 2.2: Thu phí thanh toán quốc tế tại Agribank giai đoạn 2014-2018

(Nguồn: Ban định chế tài chính Agribank, giai đoạn 2014-2018)

53

Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank thực hiện tại 2 cấp: tại Trung tâm Vốn; các chi nhánh thực hiện các giao dịch với khách hàng là tổ chức, cá nhân.

Biểu đồ 2.3: Doanh số mua bán ngoại tệ tại Agribank giai đoạn 2012-2018

(Nguồn: Ban định chế tài chính Agribank, giai đoạn 2012-2018)

Thu lãi KDNT toàn hệ thống năm 2018 đạt 643,62 tỷ VND, tăng 24% so với cùng kỳ, đạt 103% kế hoạch. Trong đó, chi nhánh lãi 286,85 tỷ VND, giảm 2% so với 2017, chiếm tỷ trọng 44,5%. TTV lãi 356,77 tỷ VND, tăng 56% so với 2017.

Lãi KDNT chủ yếu dựa vào mua bán phục vụ khách hàng, SWAP trên liên ngân hàng.

Năm 2018, NHNN thay đổi cơ chế tỷ giá hạch toán cuối tháng từ tỷ giá trung tâm sang tỷ giá thực tế trên thị trường. Khi thực hiện hạch toán theo cơ chế tỷ giá mới, lãi KDNT của TTV tăng cao.

TTV thu lãi từ hoạt động SWAP trên thị trường liên ngân hàng (tổng giá trị SWAP USD/VND là 5 tỷ USD, SWAP EUR/USD là 3,6 tỷ EUR).

Về hoạt động thanh toán biên mậu

Doanh số XNK năm 2018 giảm 59% so với năm 2017, trong đó TTBM với thị trường Trung Quốc giảm 65%, thị trường Lào tăng 2%.

54

Thu phí TTBM giảm 34% so với năm 2017, trong đó thu phí TTBM với Trung Quốc giảm 41%, thị trường Lào tăng 13%.

Doanh số TTBM Việt Lào hiện chỉ chiếm 5% trong tổng doanh số TTBM tại Agribank do doanh số thương mại giữa hai nước Việt Nam - Lào thấp xa so với doanh số thương mại Việt Nam - Trung Quốc.

2.1.3.4. Kết quả các loại hình dịch vụ khác

Thanh toán trong nước

Bảng 2.3: Chi tiết thanh toán trong nước của Agribank

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017 Năm 2018

Tăng trưởng so với năm 2017

(+/-) (%)

I

Thanh toán trong hệ thống nội bộ (IPCAS không tính giao

dịch trên modul Tiền gửi)

1 Tổng số giao dịch Món 12,547,157 11,535,787 - 1,011,370 -8.06 2 Số tiền giao dịch Tỷ VNĐ 2,273,779 2,317,980 44,201 1.94 3 Số giao dịch bình quân/ngày GD/ngày 49,790 45,596 -4,194 -8.42 II

Thanh toán song phương 24/7 (với

Vietinbank, BIDV)

1 Số lượng giao dịch đi Món 5,572,960 5,830,114 257,154 4.61 2 Số lượng giao dịch đến Món 6,633,269 9,196,856 2,563,587 38.65 3 Doanh số chuyển đi Tỷ VNĐ 951,057 785,108 -165,949 -17.45 4 Doanh số chuyển đến Tỷ VNĐ 780,682 857,431 76,749 9.83

III

Thanh toán liên ngân hàng (trực tiếp: 5 thành viên, gián tiếp:

942 thành viên)

1 Số lượng giao dịch đi Món 10,665,142 10,901,655 236,513 2.22 2 Số lượng giao dịch đến Món 11,949,817 16,153,794 4,203,977 35.18 3 Doanh số chuyển đi Tỷ VNĐ 3,296,888 2,972,872 -324,016 -9.83 4 Doanh số chuyển đến Tỷ VNĐ 2,497,628 2,242,827 -254,801 -10.20

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank, giai đoạn 2017-2018)

55

Bảng 2.3 cho thấy: doanh số thanh toán trong nước của Agribank trong giai đoạn khảo sát 20017-2018 có sự tăng trưởng khá ấn tượng. Đạt được kết quả trên là do Agribank đã tăng cường đầu tư công nghệ, đa dạng hóa kênh cung ứng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước đã dần dịch chuyển từ kênh cung ứng tại quầy sang các kênh điện tử (internetbanking, mobile bankking, ATM), mặt khác Agribank có lợi thế về màng lưới, cơ sở dữ liệu khách hàng lớn (tính đến 31/12/2018 Agribank có 12 triệu khách hàng sử dụng sản phẩm huy động vốn, số lượng tài khoản thanh toán đạt 9,5 triệu tài khoản). Đây là những điều kiện tốt để Agribank phát triển mạnh dịch vụ thanh toán trong nước.

Hoạt động thanh toán thẻ

Những năm gần đây, hoạt động phát hành và thanh toán thẻ trong hệ thống NH Việt Nam có sự cạnh tranh khá quyết liệt, bởi đây là cách khá hiệu quả để quảng bá thương hiệu các NHTM nhưng quan trọng hơn là thông qua việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán thẻ giúp các NHTM mở rộng huy động nguồn cũng như tăng trưởng TD trong bối cảnh thị trường TD tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn cả về huy động nguồn lẫn cho vay. Bảng 2.4 phản ánh thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại Agribank một số năm gần đây:

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về hoạt động thanh toán thẻ tại Agribank

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng phát hành (tr.thẻ)/năm 2,2 1,9 2,3 2,9 Doanh số sử dụng thẻ (tỷ đồng) 274.780 302.399 369.576 416.279

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank, giai đoạn 2015-2018)

Bảng 2.4 cho thấy: Về số lượng thẻ phát hành: có sự tăng trưởng đều qua các năm: Năm 2016 giảm 13%; năm 2017 tăng 21%; năm 2018 tăng 26%

56

Về doanh số thanh toán thẻ: Có sự tăng trưởng khá ấn tượng: năm 2016 đạt 10%; năm 2017 đạt xấp xỉ 22%. Tuy vậy, năm 2018 tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ tại NH có sự suy giảm nhẹ, chỉ còn đạt 12%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)