Đối với Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoằng Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 89 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Đối với Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoằng Hóa

Với đặc điểm về tự nhiên xã hội, trình độ nhận thức của nhân dân, số lượng các vụ án ma túy xảy ra trong thời gian gần đây và đặc biệt là năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ KSV tại Hoằng Hóa. Theo chúng tôi, VKSND huyện Hoằng Hóa cần tiếp tục có những đổi mới mang tính đột phá để nâng cao chất lượng THQCT các vụ án ma túy. Cụ thể, lãnh đạo VKSND huyện và toàn thể cán bộ kiểm sát huyện Hoằng Hóa cần thực hiện tốt các chủ trương sau:

- Lãnh đạo, tổ chức tốt việc học tập, quán triệt đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của tổ chức đảng các cấp, chương trình, nội dung giáo dục chính trị hàng năm cho mọi cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên phải tự giác tham gia một cách đầy đủ, coi đó là nhu cầu tự nhiên trong việc nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị của mỗi người;

- Phát huy đầy đủ trách nhiệm của tổ đảng, chi uỷ, chi bộ và đảng uỷ VKS trong công tác quản lý cán bộ, đảng viên. Kịp thời ngăn chặn các trường hợp vi phạm đạo đức, phẩm chất kỷ luật nghiệp vụ và pháp luật;

- Gắn nội dung kiểm điểm, bình xét, phân loại đảng viên hàng năm với nhận xét đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ;

- Phát huy dân chủ, thực hiện tốt nguyên tắc “lãnh đạo tập thể, cá nhân phân công phụ trách” . Xây dựng được mối đoàn kết, thống nhất giữa cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ; quản lý, rèn luyện cán bộ, kịp thời khắc phục yêu kém, tồn tại trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về THQCT các vụ án ma túy, khuyến khích và có cơ chế đảm bảo các cán bộ, KSV của VKSND huyện Hoằng Hóa đầu tư nghiên cứu nghiệp vụ về giải quyết án ma túy theo định kỳ hoặc theo những chuyên đề cụ thể, góp phần nâng cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ.

- Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm hoạt động thực tiễn giải quyết án ma túy trong cơ quan, khuyến khích, động viên cán bộ, KSV trao đổi, thảo luận một cách thẳng thắn, trung thực khi chỉ ra những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục;

- Bố trí cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn hướng dẫn, giúp các đổng chí cán bộ khác;

- Lãnh đạo VSND huyện Hoằng Hóa cần có hướng tập trung đầu tư nhằm tăng cường khả năng, đặc biệt là các KSV có năng lực nhất trong đơn vị nhằm đảo bảo các KSV này phải có phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, kỹ năng cần thiết trong giải quyết loại án này.

- Cử cán bộ đi đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài ngành theo hướng nâng cao trình độ học vấn (thạc sỹ, tiến sỹ), và chuyên sâu về các tội phạm phổ biến ở địa phương. Khuyến khích cán bộ học thêm bằng đại học thứ 2, học ngoại ngữ, tin học để nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra.

- Quán triệt tới cán bộ, KSV trong toàn viện thực hiện và nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa VKS với CQĐT công an huyện và Tòa án huyện Hoằng Hóa trong việc giải quyết các vụ án ma túy trên cơ sở tạo sự thuận lợi trong công tác nhưng phải thực hiện đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, cần đảm bảo tất cả các cán bộ của VKS huyện phải nhận thưc được đó là một trong những nguyên tắc do pháp luật tố tụng quy định, có sự tác động, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau, đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành. Thực tiễn hoạt động tố tụng tại Hoằng Hóa cho thấy, có nhiều thời điểm các 02 cơ quan chưa tạo được sự cân bằng, hợp lý và thực chất trong việc thực hiện quan hệ phối hợp và chế ước, hoặc quá coi trọng quan hệ phối hợp mà quên đi trách nhiệm chế ước; quá nặng nề về chế ước dẫn đến đối đầu, cản trở, gây khó khăn cho nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ mà biểu hiện của sự phối hợp quá mức đó là sự cả nể, bao che, bỏ qua cho nhau về những sai sót nghiệp vụ, tránh tuyệt đối tình trạng không trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật mà sẵn sàng cho phép Cơ quan điều tra hợp thức hóa hồ sơ đối với những sai sót. Hơn nữa, án ma túy có đặc trưng là nguồn chứng cứ hạn hẹp, chủ yếu là lời khai, bị can, bị cáo này là nhân chứng về hành vi của bị can, bị cáo khác. Trong quá trình tố tụng, bị can, bị cáo hay thay đổi lời khai do phải đối mặt với hình phạt rất nghiêm khắc. Do vậy, đòi hỏi Kiểm sát viên VKSND huyện Hoằng Hóa phải có kinh nghiệm, bản lĩnh, hiểu biết về tâm lý tội phạm về ma túy, nắm chắc về nội dung vụ án... Kiểm sát viên có ưu thế tiếp cận vụ án sớm hơn, trong thời gian dài hơn nên cần chủ động phối hợp chặt chẽ với Thẩm phán thụ lý vụ án, kịp thời giải thích những thắc mắc, giúp Thẩm phán củng cố niềm tin khi kết tội bị cáo.

Tiểu kết chương 3

VKSND với chức năng THQCT nhằm đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội. Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác áp dụng pháp luật trong THQCT nói trên đã tạo cơ sở cho hoạt xử lý tội phạm

về ma túy đạt được hiệu quả cao nhất. Qua đó còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm trên địa bàn huyện.

Song thực tiễn cho thấy cả trong nhận thức và thực thi việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án này đã bộc lộ một số mặt tồn tại, hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung. Những tồn tại, hạn chế đó có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó cần có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế trong hoạt động chức năng của ngành KSND nói chung và ở Hoằng Hóa nói riêng. Trên cơ sở đó, nội dung chương đã đề cập đế các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong THQCT các vụ án xâm phạm sức khỏe xảy ra trên địa bản huyện trên cơ sở khắc phục và tiến tới loại trừ các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đã phân tích trước đó. Các giải pháp này vừa có ý nghĩa tạo khuôn khổ cho hoạt động của VKSND huyện Hoằng Hóa, vừa góp phần vào các nhiệm vụ chính trị tại địa phương và của toàn ngành KSND.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, tình hình tội phạm nói chung, tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Hoằng Hóa nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, việc điều tra, thu thập chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong đấu tranh đối với loại tội phạm này gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách cơ bản hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy trên địa bàn huyện Hoằng Hóa là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Ma tuý và tội phạm ma túy trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đang là điểm nóng, phức tạp, khó lường. Trong đó tình trạng các đối tượng phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy đang có chiều hướng gia tăng. Tính chất hoạt động của chúng ngày càng tinh vi xảo quyệt kèm theo đó là các hành vi phạm tội khác hết sức manh động, tàn bạo. Hoạt động của chúng là nguyên nhân gây ra nhiều tội phạm khác, làm hủy hoại đạo đức, sức khỏe, kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội, làm cho trật tự xã hội không được ổn định. Bởi vậy cần có sự tham gia đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, những vấn đề lý luận để đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố đối với án ma túy trên địa bàn huyện Hoằng Hóa từ năm 2015 đến năm 2019. Đề tài đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của VKSND đối với án ma tuý, tình hình tội phạm ma tuý và thực trạng giải quyết án ma tuý của Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân tồn tại và những vướng mắc trong quá trình thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân đối với án ma túy. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm, nêu lên những kiến nghị và đề xuất một số giải pháp chủ yếu làm cơ sở để hoàn thiện về mặt lý luận; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công

tố đối với loại tội phạm này của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoằng Hóa.

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự và hoàn thiện khoa học thực hành quyền công tố hình sự ở nước ta trong thời kỳ cải cách tư pháp. Về mặt thực tiễn, những nội dung nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo Kiểm sát viên, phục vụ công tác nghiên cứu hoàn thiện pháp luật; nhất là pháp luật hình sự và TTHS; góp phần nâng cao cao hiệu quả, vai trò Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thực hành quyền công tố đối với tội phạm ma tuý và thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm ma tuý của Chính phủ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa- Nxb Tư pháp, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49/ NQ-TW của về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày 2 tháng 6 năm 2005, Hà Nội.

3. Nguyễn Ngọc Chí (2015), Quyền con người trong lĩnh vực Tư pháp hình sự, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

4. Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an (2016), Công văn số 2955/CSĐT(C44về việc giải quyết các vụ án về ma túy), ngày 29 tháng 8 năm 2016, Hà Nội.

5. Trần Đình Hải (2018), Những điểm mới về nhóm tội phạm về ma túy trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và việc triển khai thực hiện, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 04, tr. 27

6. Lê Thị Tuyết Hoa (2001), Bàn về quyền công tố, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10, tr.62 – 67.

7. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao (2018), Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS về án treo, ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2018, Hà Nội.

8. Phạm Tuấn Khải (1999), Vài ý kiến về quyền công tố và thực hiện quyền công tố", Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực hiện quyền công tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.

9. Nhà xuất bản Khoa học và xã hội(1992), Từ điển Hán - Việt, Hà Nội. 10. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, (1994), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, tr.973 11. Đinh Văn Quế (2004), Bình luận khoa học BLTTHS năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật phòng, chống ma túy, Hà Nội.

16. Lê Hữu Thể (chủ biên) (2005), Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

17. Lê Minh Thông (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)