Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 44 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Hoằng Hóa là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Địa giới hành chính huyện Hoằng Hóa: Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ; Phía nam giáp Sầm Sơn và Thanh Hóa; Phía tây giáp Thanh Hóa và huyện Thiệu Hóa; Phía bắc giáp huyện Yên Định, Hà Trung và Hậu Lộc. Huyện nằm ở ven biển phía đông của tỉnh Thanh Hóa, chiều dài bờ biển khoảng 12 km. Diện tích khoảng 224,56 km². Dân số khoảng 253.450 người (theo số liệu năm 2019). Tuyến giao thông chính của huyện: quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam.Huyện Hoằng Hóa có 37 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm thị trấn Bút Sơn và 36 xã.

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn 2015-2019 tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân của huyện Hoằng Hóa ước đạt 14,65%; Quy mô giá trị sản xuất tăng gấp 2,5 lần so với năm 2014. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ .Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 50,2 triệu đồng.

Trong một số lĩnh vực đời sống xã hội, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản phát triển vượt bậc, chăn nuôicơ bản duy trì ổn định, các mô hình chăn nuôi đang phát triển theo hướng trang trại quy mô lớn, giảm dần chăn nuôi nông hộ và gia trại, gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường. Lâm nghiệp được quan tâm, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng, thủy sảnđược xác định là ngành thế mạnh của huyện; giá trị sản xuất đến năm 2020 ước đạt 881,7 tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm 2014. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp –

xây dựng bình quân của huyện giai đoạn 2015-2019 ước đạt 17,55%, giá trị sản xuất toàn ngành năm 2020 ước đạt 7.731 tỷ đồng, gấp 2,24 lần so với năm 2014. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được duy trì và phát triển, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2015-2019 ước đạt 17,94%, xây dựng cơ bản phát triển nhanh và có sự tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Về dịch vụ, thương mại: Dịch vụ, thương mại phát triển đa dạng với nhiều loại hình, phong phú về sản phẩm; xây dựng và phát triển các siêu thị, các cửa hàng kinh doanh lớn. Tập trung đầu tư và phát triển mạnh tại đô thị, khu du lịch, trung tâm xã, dọc các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và các trục đường chính trên địa bàn huyện; coi trọng phát triển thị trường và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. Du lịch được coi là thế mạnh của huyện, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng giá trị của ngành dịch vụ thương mại.

Về công tác quản lý tài chính - ngân sách: Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Hoằng Hóa hàng năm tăng cao so với dự toán tỉnh giao; thu cân đối ngân sách trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước, bình quân hàng năm 31%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2014-2019 ước đạt 4.098 tỷ đồng (tiền sử dụng đất 2.987 tỷ đồng).

Về công tác quản lý tài nguyên - môi trường: Huyện Hoằng Hóa đã chú trọng, nâng cao chất lượng lập và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Công tác quản lý tài nguyên nước, khoáng sản luôn được quan tâm thực hiện; thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là khai thác cát trên các tuyến sông.

Nhìn chung môi trường đầu tư kinh doanh tại Hoằng Hóa trong những năm qua được cải thiện mạnh mẽ, nhiều dự án có quy mô lớn được triển khai; số doanh nghiệp, hợp tác xã tăng nhanh. Cải cách hành chính được thúc đẩy mạnh mẽ, siết chặt kỷ luật,

kỷ cương trong thực thi công vụ, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, hấp dẫn, bình đẳng và minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Quảng bá, chủ động tìm kiếm, mời gọi các nhà đầu tư; tạo thuận lợi và đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình thực hiện như: hỗ trợ tiếp cận đất đai, tín dụng, GPMB...; chủ động đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông để tạo hấp dẫn và thuận lợi cho nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)