Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 50 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Những kết quả đạt được

Luôn luôn nhận thức được hoạt động THQCT các vụ án ma túy là một trong những nhiệm vụ quan trọng của VKSND huyện Hoằng Hóa. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân đã kịp thời phối hợp cùng các Cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự nói chung, tội phạm ma tuý nói riêng. Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoằng Hóa đã cùng các Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm ma tuý xảy ra trên địa bàn đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế của huyện Hoằng Hóa, vùng sâu, vùng xa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Từ năm 2015 đến nay, hầu hết các vụ án hình sự về ma tuý xảy ra trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đều được các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện kịp thời, điều tra khám phá nhanh chóng và đề nghị xử lý đúng người, đúng tội, đúng chính sách pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào trong quá trình điều tra và truy tố đối với tội phạm ma tuý của Cơ quan tiến hành tố tụng có sai phạm và gây hậu quả nghiêm trọng làm bất bình trong quần chúng nhân dân và gây ảnh hưởng đến uy tín các cơ quan thi hành pháp luật, đã góp phần rất lớn vào hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý. Công tác thực hành quyền công tố đối với tội phạm ma tuý của của Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoằng Hóa trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Số vụ phạm pháp về ma tuý bị xử lý hành chính không đáng kể, chỉ chiếm 0,01%. Số vụ xử lý hình sự chiếm tỷ lệ cao, những vụ án ma tuý ngày càng có tính chất phức tạp, nguy hiểm hơn so với các năm trước đây. Từ năm

2015 đến năm 2019 lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an huyện Hoằng Hóa khởi tố 67 vụ, 146 bị can; trong đó đề nghị truy tố 54/112 bị can (chiếm 89,55% tổng số bị can); đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra cũng chiếm tỷ lệ không đáng kể, với 6 đối tượng (chiếm 0,45%).

Từ năm 2015 đến năm 2019 kết quả giải quyết các vụ án về ma túy của VKSND huyện Hoằng Hóa như sau:

Về tổng thể, Cơ quan cảnh sát điều tra đã thụ lý điều tra tổng số 134 vụ án/156 bị can. Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra tổng số 126 vụ án/141 bị can. Trong đó, tạm đình chỉ điều tra 03 vụ/03 bị can. Trong số các vụ án tạm đình chỉ điều tra đã có 2 vụ án/2 bị can được phục hồi điều tra để xử lý theo quy định pháp luật. Viện kiểm sát thụ lý 127 vụ án/142 bị can. Đã giải quyết tổng số 126 vụ/141 bị can. Trong đó truy tố 126 vụ/ 141 bị can. Tòa án đã thụ lý 126 vụ/141 bị cáo; xét xử 122 vụ/131 bị cáo. Cụ thể:

* Số liệu trong THQCT, kiểm sát điều tra: - Số cũ: 03 vụ; 04 bị can

- Khởi tố mới: 123 vụ; 156 bị can Trong đó: Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 11 vụ; 13 bị can 26 vụ, 29 bị can 27 vụ, 29 bị can 30 vụ; 46 bị can 29 vụ; 39 bị can - Tổng thụ lý: 126 vụ;160 bị can

- Đã kết thúc điều tra : 120 vụ; 150 bị can - Còn lại: 06 vụ;10 bị can

- Từ chối phê chuẩn khởi tố bị can: 01 bị can * Số liệu trong giai đoạn truy tố:

- Số mới: 121 vụ; 152 bị can + Kết thúc điều tra: 120;150 bị can

+ Nhận để truy tố theo thẩm quyền: 01 vụ; 02 bị can - Tổng: 121 vụ; 152 bị can

- Đã giải quyết: 121 vụ; 152 bị can

- Đình chỉ: 01 vụ; 01 bị can Do giám định ma túy hàm lượng không đủ trọng lượng)

- Truy tố: 120 vụ;151 bị can

- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung: 06 vụ; 06 bị can Yêu cầu giám định hàm lượng ma túy vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy)

- Còn lại: 0

* Số liệu trong THQCT, kiểm sát xét xử: - Số cũ: 03 vụ; 03 bị cáo

- Số mới: 120 vụ; 151 bị cáo - Tổng thụ lý: 123 vụ;154 bị cáo - Xét xử: 116 vụ; 145 bị cáo

- Đình chỉ: 02 vụ; 04 bị cáo Viện kiểm sát rút Quyết định truy tố vì vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy giám định hàm lượng không đủ trọng lượng)

- Còn lại: 05 vụ; 05 bị cáo

Nguồn: Theo thống kê tổng hợp của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa Do việc nắm vững đặc điểm riêng của loại án ma tuý là loại án khó, dễ phát sinh nhiều yếu tố phức tạp, vì vậy, khi thực hành quyền công tố đối với loại án này, Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoằng Hóa đều xem xét thận trọng các căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố đối với án ma tuý luôn nắm chắc tiến độ giải quyết vụ án, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra để làm rõ diễn biến hành vi phạm tội của bị can và đồng bọn, vật chứng của vụ án, kết quả giám định, mức độ tác hại của tội phạm gây ra cho xã hội; các chứng cứ buộc tội,

chứng cứ gì tội cũng như các tài liệu khác có liên quan, làm rõ tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị can, xác định trách nhiệm của từng bị can và nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội. Đặc biệt là các vụ án do tội phạm ma tuý gây ra có tính chất rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, có nhiều đối tượng tham gia. Do vậy, Viện kiểm sát đã đảm bảo hoạt động thực hành quyền công tố đúng chức trách theo luật định, để việc điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo tính khách quan, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

Hoạt động điều tra tại hiện trường, khám xét, thu giữ vật chứng đối với án ma tuý có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là đối với các vụ án có đông người tham gia và được thực hiện trong một thời gian dài, có hệ thống, có tổ chức kết cấu chặt chẽ, gây dư luận xấu và bất bình trong nhân dân và xã hội, nếu thực hiện tốt công tác điều tra tại hiện trường sẽ nhanh chóng thu thập được các chứng cứ, dấu vết nóng, vật chứng có giá trị quan trọng chứng minh tội phạm. Nhận thức được tính quan trọng của hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường nên khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm ma tuý có tính chất phức tạp và rất nghiêm trọng; Viện kiểm sát đã kịp thời cử Kiểm sát viên tham gia giám soát hoạt động điều tra ngay từ đầu, việc khám nghiệm hiện trường, thực hiện các bước điều tra ban đầu của Cơ quan cảnh sát điều tra. Trước khi khám nghiệm, kiểm sát viên đã yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra thông báo sự việc xảy ra để tham gia ý kiến vào việc chuẩn bị khám nghiệm hiện trường, khám xét nơi thực hiện hành vi phạm tội và nơi cất giấu ma tuý, các đồ vật tài sản liên quan đến việc thực hiện tội phạm và chủ động trong công tác kiểm sát việc khám nghiệm. Khi kiểm sát việc khám nghiệm, Kiểm sát viên đã kiểm sát rất chặt chẽ nội dung và biện pháp khám nghiệm của Điều tra viên và việc tuân thủ Bộ luật TTHS trong Quá trình khám nghiệm. Trường hợp có nhân chứng tại hiện trường thì Kiểm sát viên đã yêu cầu Điều tra viên lấy lời khai ngay, đặc biệt là những vụ án mà hậu quả gây ảnh hưởng xấu trong dư luận quần chúng nhân dân hoặc gây tác hại nhiều mặt trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, trật tự an toàn xã hội. Kết quả từ năm 2015 đến năm 2019 Viện

kiểm sát nhân dân huyện Hoằng Hóa đã trực tiếp tham gia kiểm sát việc khám xét tổng số 49 vụ, kiểm sát thu giữ vật chứng, tài sản liên quan đến án ma túy với 67 vụ; 140,355 gam ma tuý (trong đó, Heroin là 47,0965 gam; Thuốc phiện: 26,72 gam; Ma tuý tổng hợp: 4,219 gam), thu giữ hàng trăm triệu đồng tiền do phạm tội ma tuý mà có (Nguồn do Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoằng Hóa cung cấp). Hoạt động thực hành quyền công tố ban đầu đối với loại án này đều thực hiện đảm bảo có căn cứ, đúng quy định pháp luật.

Trong các vụ án ma tuý, việc khám xét thu giữ, tạm giữ kê biên tài sản, vật chứng bao gồm: Khám nhà, nơi cất giấu ma tuý, khám phương tiện dùng để vận chuyển trái phép chất ma tuý, những nơi nghi có cất giấu chất ma tuý, cất giấu dụng cụ, phương tiện dùng vào việc tổ chức, sử dụng trái phép chất ma tuý và tiền, tài sản do phạm tội ma tuý mà có, để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố và xét xử án ma tuý theo luật định.

Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoằng Hóa đã thực hiện tốt việc kiểm sát lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, như đã chủ động yêu cầu Điều tra viên lấy lời khai kịp thời những người làm chứng và người liên quan, không để thiếu sót những nhân chứng quan trọng mà họ trực tiếp nghe được, nhìn thấy hành vi của người phạm tội. Đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra chứng cứ và những yêu cầu của mình để làm rõ vụ án. Khi kiểm sát các biên bản lấy lời khai người làm chứng, nếu thấy vụ án có tính chất phức tạp, Kiểm sát viên đã trực tiếp lấy lời khai người làm chứng để kiểm tra tính xác thực của chứng cứ do Cơ quan điều tra thu thập. Trong các trường hợp chứng cứ còn có mâu thuẫn hoặc có nghi ngờ khác, Kiểm sát viên đã chủ động bàn với Điều tra viên về kế hoạch và đề ra yêu cầu hỏi cung bị can; đồng thời kiểm sát quá trình hỏi cung bị can của Điều tra viên. Khi thấy chưa đạt yêu cầu đã tiếp tục yêu cầu Cơ quan điều tra làm rõ, nhằm bảo đảm việc hỏi cung được đầy đủ, khách quan, từ đó tìm ra được chứng cứ buộc tội, chứng cứ gì tội hoặc chứng cứ xác định không có hành vi phạm tội. Đặc biệt, trong công tác THQCT, kiểm sát khởi tố bị can, VKSND huyện

Hoằng Hóa đã không phê chuẩn 01 quyết định khởi tố bị can của CQĐT. Đó là vụ việc vào hồi 13h 50 ngày 10/3/2016 tại Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa. Cơ quan điều tra Công an huyện Hoằng Hóa bắt quả tang Lê Hữu Hoàng SN 1969 có hành vi bán trái phép chất ma túy cho Đỗ Văn Bắc. Tang vật thu giữ là 01 gói heroin có trọng lượng 0,018g và 200.000đ, ngoài ra không thu giữ gì khác. Trong quá trình điều tra điều tra Lê Hữu Hoàng, Đỗ Viết Bắc khai nhận: Đỗ Viết Bắc đã dùng điện thoại di động để mua ma túy của Lê Xuân Thành. Thành đưa ma túy cho Lê Hữu Hoàng tại xã Hoằng Anh, TP. Thanh Hóa. Hoàng mang về bán cho Bắc thì bị bắt giữ. Nhưng khi bắt quả tang Cơ quan điều tra Công an huyện Hoằng Hóa không tiến hành thu giữ 02 chiếc điện thoại của Lê Hữu Hoàng và Đỗ Văn Bắc; không niêm phong theo quy định tại điều 74 và điều 75 BLTTHS. Và không thu giữ được chiếc điện thoại của Lê Xuân Thành; nên chưa đủ căn cứ để phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Lê Xuân Thành về tội mua bán trái phép chất ma túy theo điều 194 BLHS. Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoằng Hóa đã ra Quyết định từ chối phê chuẩn khởi tố bị can số 140/CSĐT ngày 19/3/2016 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hoằng Hóa.

Bên cạnh đó, quá trình THQCT các vụ án về ma tuý, Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoằng Hóa đã kịp thời phối hợp tốt với các Cơ quan tiến hành tố tụng để chủ động tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giải quyết án, nhất là những vụ án có những vấn đề như nhận thức khác nhau hoặc chưa có hướng dẫn của liên ngành pháp luật Trung ương. Ngoài ra, hàng năm thông qua hoạt động thực hành quyền công tố các vụ án ma tuý, VKSND huyện Hoằng Hóa cũng chú trọng phát hiện và tập hợp những vi phạm pháp luật của Cơ quan cảnh sát điều tra, Đồn biên phòng Hoằng Trường để kiến nghị yêu cầu rút kinh nghiệm trong việc tuân thủ quy định của pháp luật hình sự, các kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân đều được cơ quan điều tra tiếp thu, khắc phục kịp thời.

Trong hoạt động THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án về ma tuý VKSND huyện Hoằng Hóa đã thực hiện nghiêm túc theo các quy định của pháp luật;

thường xuyên quán triệt việc thực hiện nghiêm túc Quy chế công tác xét xử của VKSND tối cao, các Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao và kế hoạch công tác của ngành về việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm, coi đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử án hình sự. Kiểm sát viên được phân công làm công tác THQCT, KSXX đã đề cao tinh thần trách nhiệm; thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, các quy chế, quy định của ngành về công tác xét xử vụ án hình sự; nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, các tài liệu buộc tội, gỡ tội để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm hạn chế những sai sót vi phạm dẫn đến việc vụ án bị hủy hoặc sửa. Quá trình tham gia xét hỏi tại phiên toà sơ thẩm các vụ án về ma túy Kiểm sát viên luôn theo dõi và ghi chép việc xét hỏi của Hội đồng xét xử, của người bào chữa, lắng nghe những câu trả lời của người được xét hỏi, chủ động, tích cực tham gia xét hỏi để làm sáng tỏ hành vi phạm tội của bị cáo, xác định sự thật khách quan của vụ án; làm rõ các yếu tố cấu thành của tội phạm, các yếu tố cấu thành định khung hình phạt để xác định mức hình phạt đối với bị cáo ở phần luận tội sau này; ý thức chủ quan của bị cáo đối với một số hành vi hay thủ đoạn phạm tội; xét hỏi người làm chứng, người giám định ... để củng cố chứng cứ đồng thời đánh giá thái độ khai báo của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Bên cạnh đó, Kiểm sát viên đã làm tốt việc xây dựng đề cương, dự báo tình huống tại phiên tòa. Quá trình luận tội đảm bảo căn cứ chủ yếu vào những chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa, phân tích đánh giá chính xác các chứng cứ buộc tội cũng như gỡ tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS cho các bị cáo một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; xác định tội danh, mức hình phạt, các biện pháp tư pháp cần áp dụng với các bị cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)