Tổng quan về pháp luật điều chỉnh hoạt động áp dụng pháp luật trong thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 28 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Tổng quan về pháp luật điều chỉnh hoạt động áp dụng pháp luật trong thực

thực hành quyền công tố trong các vụ án ma túy

Trong hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án ma túy, các cơ quan có thẩm quyền cần căn cứ vào các văn bản pháp luật sau đây:

* Hiến pháp

Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua ngày 28/11/2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII. Trong đó chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND được kế thừa và đổi mới để hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của bộ máy. Theo đó, "VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”13. VKSND thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật thông qua các hoạt động THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp. VKSND THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp của nhằm bảo vệ pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo đảm cho mọi tội phạm và vi phạm pháp luật đều được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, bảo đảm việc giải quyết các vụ án đúng pháp luật, nghiêm minh, đồng thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, đối với các vụ án ma túy, trách nhiệm của VKSND phải tổ chức

công cuộc đấu tranh, phòng chống loại tội phạm này theo tinh thần chủ đạo của Hiến pháp đó là giải quyết các vụ án đúng pháp luật, nghiêm minh.

* Luật tổ chức VKSND

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định về phạm vi, nội dung, mục đích của chức năng thực hành quyền công tố, khẳng định Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Lần đầu tiên Luật quy định một mục riêng về công tác “Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố” nhằm khẳng định đây là lĩnh vực công tác thực hiện chức năng độc lập của Viện kiểm sát nhân dân (Mục 1 Chương II). Thể chế hoá chủ trương của Nghị quyết 49-NQ/TW “tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với điều tra”, Luật đã xác định vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát là cơ quan quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố; có quyền trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ các căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội; quyết định truy tố hoặc không truy tố bị can.

Trên cơ sở nội dung của chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã quy định rõ các lĩnh vực công tác thuộc chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp; làm rõ nội dung các khâu công tác thực hiện chức năng và bổ sung quy định về các công tác phục vụ thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân (Chương II).

* Luật phòng chống ma túy

Luật phòng chống ma túy năm 2000, được sửa đổi, bổ sung năm 2008 quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức

trong phòng, chống ma túy. Trong đó, luật quy định về các hành vi bị nghiêm cấm. Liên quan đến hoạt động THQCT của VKSND, luật có quy định về Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân với các hành vi thuộc đối tượng của quyền công tố của VKSND như chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy; Trưng cầu giám định mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy; Yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình tài chính và tài khoản tại ngân hàng khi có căn cứ cho rằng có hành vi vi phạm; Yêu cầu cơ quan bưu điện mở bưu kiện, bưu phẩm để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng trong bưu kiện, bưu phẩm đó có chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần…

* Pháp luật Hình sự:

Áp dụng pháp luật trong THQCT các vụ án về ma túy là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước của VKSND nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật nói chung và các quy phạm pháp luật hình sự nói riêng đối với các chủ thể trong quá trình giải quyết các vụ về ma túy. Trong đó, dưới góc độ quy định về nội dung tội phạm, nhóm tội về ma túy được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật sau đây:

- Bộ luật hình sự

BLHS năm 2015 hiện nay quy định tại chương XX BLHS 2015, có tổng số 13 Điều từ Điều 247 – Điều 259) do đã tách Điều 194 BLHS 1999 thành 04 tội riêng biệt qui định tại các Điều: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy Điều 249); Tội vận chuyển trái phép chất ma túy Điều 250); Tội mua bán trái phép chất ma túy Điều 251); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252). Việc kết cấu lại các điều luật như vậy nhằm đảm bảo việc định tội danh và áp dụng mức hình phạt một cách công bằng phù hợp giữa các hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy hoặc chiếm đoạt chất ma túy, trong đó có liên quan mật thiết đến chức năng THQCT của VKSND. Bên cạnh đó, để thực hiện chủ trương của Nghị quyết 49/NQ-TW “ Hạn chế áp dụng

hình phạt tử hình đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”, BLHS đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội “ Tàng trữ trái phép chất ma túy”- Điều 249 và “ Tội chiếm đoạt chất ma túy” – Điều 252 BLHS chỉ áp dụng mức hình phạt cao nhất là chung thân.

Bên cạnh đó, BLHS cũng có quy định rõ ràng, cụ thể về định lượng để truy cứu trách nhiệm hình sự trong từng tội phạm và qui định khung hình phạt nhẹ hơn so với trước đây. Tại khoản 1 các Điều 249, 250, 252 BLHS 2015 qui định cụ thể về định lượng, xác định mức tối thiểu đến mức tối đa các chất ma túy để cấu thành tội phạm như: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam; Hêroin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam; Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả, cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25kilôgam…Tương tự như vậy là quy định định lượng đối với các chất ma túy khác để thuận lợi cho việc định tội, định khung hình phạt như đối với quả thuốc phiện khô, các chất ma túy khác ở thể rắn …

- Hệ thống văn bản dưới luật

Có thể nói, tội phạm về ma túy là nhóm tội tương đối đặc thù khi quá trình áp dụng các cơ quan chức năng phải tiến hành lựa chọn văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền với số lượng tương đối lớn. Mặt khác, đa số hệ thống văn bản hướng dẫn được ban hành từ thời điểm BLHS năm 1999 có hiệu lực thi hành và còn có giá trị áp dụng ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và ngành KSND nói riêng cũng kịp thời ban hành nhiều công văn hướng dẫn công tác nghiệp vụ để các Kiểm sát viên thuận lợi trong quá trình áp dụng. Trong đó các văn bản có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự như:

- Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 04 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. Trong đó các nội dung liên quan đến giải quyết các vụ án ma túy được quy định tại Mục II.2. Nội dung tập trung vào các vấn đề như trách nhiệm hình sự đối với

người thực hiện tội phạm về ma tuý trong một số trường hợp cụ thể như người biết người khác đi mua chất ma tuý để sử dụng trái phép mà gửi tiền nhờ mua hộ chất ma tuý để sử dụng và sau khi mua được chất ma tuý người đi mua bị bắt giữ; trách nhiệm của người nhờ mua hộ, người đi mua hộ; người biết người khác mua chất ma tuý để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma tuý và bị bắt giữ; giải quyết trường hợp nhiều người nghiện ma tuý cùng góp tiền mua chất ma tuý để sử dụng trái phép và bị bắt giữ; trách nhiệm hình sự đối với người nghiện ma tuý có chất ma tuý hoặc bỏ tiền mua chất ma tuý cho những người nghiện ma tuý khác cùng sử dụng và bị bắt giữ, người nghiện ma tuý cho người nghiện ma tuý khác cùng sử dụng trái phép chất ma tuý tại địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình; người bán trái phép chất ma tuý cho người khác và còn cho họ sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình để họ sử dụng trái phép chất ma tuý; người nghiện ma tuý rủ người nghiện ma tuý khác cùng sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc cùng đi mua chất ma tuý để cùng sử dụng …

- Nghị quyết 01/2001/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật Hình sự năm 1999. Trong đó, Nghị quyết có hướng dẫn nội dung quan trọng để thuận lợi nhất cho VKS và Tòa án liên quan đến việc quyết định mức hình phạt đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý như trường hợp không có tình tiết tăng nặng và không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, nhưng đánh giá tính chất tăng nặng và tính chất giảm nhẹ tương đương nhau; hướng dẫn cụ thể mức hình phạt mà Tòa án phải áp dụng căn cứ vào khối lượng, thể tích các chất ma túy…

- Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư liên tịch số 08/2015/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14 tháng 11 năm

2015. Đây là những văn bản quan trọng, chi tiết, cụ thể và cần thiết nhất trong quá trình áp dụng BLHS của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong đó, Thông tư có giải thích về một số khái niệm như thế nào là “Chất ma túy” “Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy”, “Phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy”, quy định các trường hợp bắt buộc phải giám định hàm lượng mocphin để làm căn cứ định tội, định khung hình phạt; quy định về một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt như lợi dụng chức vụ, quyền hạn”, “lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức”, “phạm tội đối với nhiều người”…; Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội; giải quyết Trường hợp một người thực hiện một hoặc nhiều hành vi phạm tội quy định trong một điều luật; giải thích về tình tiết định tội đối với từng tội phạm cụ thể; giải thích các khái niệm quan trọng như “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, “Mua bán trái phép chất ma túy”…

- Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 60/NĐ/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Do tội phạm ma túy là nhóm tội mang tính đặc thù khi trên thế giới và cả ở trong nước cũng luôn xuất hiện nhiều chất gây nghiện, chất hướng thần mới có tác hại như các chất ma túy nhưng chưa được quy định trong các văn bản trước đó. Vì vậy, các văn bản của chính phủ luôn là hệ thống quy phạm quan trọng giúp các cơ quan tố tụng có căn cứ đối chiếu, áp dụng để có cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi liên quan đến các chất này. Nghị định số 60/NĐ/2020/NĐ-CP đã bổ sung 28 chất ma túy, 13 tiền chất và gộp 3 cặp chất ma túy có cùng mã số đăng ký hóa chất, vì vậy đến nay đã có 540 chất ma túy và 57 tiền chất thuộc danh mục quản lý của Chính phủ. Việc cập nhật danh mục các chất ma túy và tiền chất kịp thời bảo đảm sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy, đồng thời đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội; thể chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về tăng cường, nâng cao hiệu quả

công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; phù hợp với các Công ước quốc tế năm 1961, 1971, 1988 của Liên Hợp Quốc về kiểm soát ma túy mà Việt Nam đã tham gia.

- Nghị định số 19/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính Phủ quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015. Nếu như Nghị định số 73/2018/NĐ-CP và Nghị định số 60/NĐ/2020/NĐ-CP có ý nghĩa quyết định trong việc định tội thì Nghị định này lại có ý nghĩa quan trọng trong quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng định khung đối với các hành vi phạm tội. Nghị định quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại các điểm, khoản của một số tội phạm về ma túy. Trong đó khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy theo quy định của Nghị định 19/NĐ-CP là khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy thu giữ hoặc chứng minh được trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

* Pháp luật tố tụng hình sư - Bộ luật tố tụng hình sự:

BLTTHS năm 2015 bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. BLTTHS hiện hành ra đời để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời, chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội. Đối với các tội về ma túy BLTTHS còn có vai trò tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; cụ thể hóa các trình tự, thủ tục để người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm luật định, kĩ thuật lập pháp của BLTTHS hiện hành còn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng hạn chế tối đa việc phải chờ văn bản hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 28 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)