Khái quát chung về tình hình tội phạm về ma túy tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Khái quát chung về tình hình tội phạm về ma túy tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Hóa

Trong giai đoạn năm 2015-2019 trên địa bàn huyện tội phạm và vi phạm pháp luật diễn ra nghiêm trọng. Hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển ma tuý tăng mạnh. Xu hướng sử dụng ma tuý tổng hợp (MTTH) gia tăng, tình trạng thanh thiếu niên sử dụng ma tuý ngày càng nhiều, phát hiện nhiều dạng ma tuý mới khó kiểm soát. Số người nghiện tiếp tục gia tăng, công tác cai nghiện gặp khó khăn, người nghiện phần lớn ở ngoài xã hội là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ phạm tội nghiêm trọng, gây lo lắng cho dư luận. Lực lượng Công an đã phát hiện, xử lý 123 vụ, bắt 156 đối tượng, thu giữ 80,8 g heroine, cùng với hơn 100 viên MTTH.

Trên địa bàn huyện, tình hình tội phạm vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy diễn biến phức tạp, nhất là MTTH; đối tượng tham gia đa dạng về thành phần, được tổ chức chặt chẽ, phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt, thường xuyên thay đổi cung đường, phương tiện vận chuyển; thời gian, địa điểm giao nhận ma tuý, sử dụng các phương tiện hiện đại để liên lạc gây khó khăn cho công tác đấu tranh. Đặc biệt, phát hiện thủ đoạn mới, các đối tượng trao đổi, mua bán ma tuý qua mạng xã hội, nhận “hàng” qua đường bưu chính tại một địa điểm công cộng. Tệ nạn ma tuý xảy ra ở hầu hết các xã, phường thị trấn (có 37/37 xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma tuý, tăng 02 xã so với kỳ trước). Số người nghiện, người sử dụng ma tuý tiếp tục tăng, hiện có 435 người nghiện (tăng 112 người so với kỳ trước); đây là số người nghiện có hồ sơ quản lý của lực lượng Công an, thực tế số người nghiện ngoài xã hội

lớn hơn. Đa số người nghiện đang sinh sống tại cộng đồng, do vậy làm gia tăng nguồn “cầu” về ma tuý, là nguyên nhân phát sinh nhiều loại tội phạm và tiềm ẩn vấn đề phức tạp về ANTT; xảy ra 05 vụ 05 đối tượng sử dụng ma tuý đá gây ảo giác, “ngáo đá” dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật. Tình trạng lợi dụng các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT để tụ tập đông người, sử dụng ma tuý, chủ yếu là MTTH gia tăng; đối tượng sử dụng chủ yếu trong độ tuổi thanh, thiếu niên là điều đáng lo ngại. Đặc biệt từ năm 2018 trên địa bàn huyện đã xuất hiện loại tội phạm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, các đối tượng không chịu rèn luyện tu dưỡng chuẩn bị ma túy, địa điểm và các công cụ phương tiện để sử dụng ma túy cùng nhau

Công tác PCMT tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự vào cuộc tích cực của các cơ quan tiến hành tố tụng và thu được nhiều kết quả. Công tác tuyên truyền, vận động được đổi mới về nội dung, hình thức, sát thực tế và đối tượng tiếp thu. Các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm và tệ nạn ma tuý từng bước được giải quyết; số vụ, số đối tượng phạm tội về ma túy được phát hiện, xử lý triệt để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và quyết tâm của các lực lượng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy.

Tuy nhiên, tội phạm ma tuý vẫn còn diễn biến phức tạp, mặc dù triển khai nhiều biện pháp nhưng số người nghiện, người sử dụng ma túy, nhất là số sử dụng MTTH trong độ tuổi thanh, thiếu niên có chiều hướng gia tăng. Công tác phối hợp, quản lý của các ngành, địa phương đối với hoạt động của các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT có nơi chưa chặt chẽ, hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng ngừa đối với các cơ sở vi phạm chưa cao. Công tác lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tỷ lệ thấp so với tổng số người nghiện ngoài xã hội; cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng chưa đem lại hiệu quả; phần lớn các trường hợp cai nghiện về địa phương sau một thời gian tái nghiện. Một số người nghiện tham gia Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Methadone) thì đồng thời sử dụng cả MTTH. Các đối tượng sử dụng ma túy dần chuyển sang sử dụng MTTH, hiện nay

chưa có phác đồ điều trị, cai nghiện MTTH hiệu quả.

Tội phạm về ma túy phát sinh chủ yếu là do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đến đời sống xã hội; công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực còn sơ hở; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận công dân còn hạn chế; một bộ phận thanh, thiếu niên lười lao động, thích hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, đạo đức lối sống có mặt xuống cấp. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phòng ngừa vi phạm, tội phạm tiếp tục được tăng cường nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của đời sống xã hội. Vì vậy, để ngăn ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm về ma túy, cùng với sự vào cuộc quyết liệt, nhanh chóng phát hiện, xử lý nghiêm minh các loại tội phạm của lực lượng chức năng, cần phải tăng cường công tác giáo dục, răn đe, quản lý của gia đình đối với con em mình. Ngoài ra, cần tăng cường vai trò giám sát, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của chính quyền các cấp, nhất là ở cấp cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)