Đối với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 88 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Đối với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

VKSND tỉnh Thanh Hóa cần làm tốt hơn nữa công tác tổ chức cán bộ trong đó có vấn đề chọn lọc, đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ liên quan trực tiếp đến VKSND huyện Hoằng Hóa. Trong công tác cán bộ cần có sự đánh giá và sử dụng cán bộ một cách khoa học và hợp lý; cần phải bố trí các cán bộ có kiến thức, có chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt làm công tác hình sự; phải làm tốt và nghiêm túc công tác phân loại cán bộ, Kiểm sát viên, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Chú trọng chất lượng Kiểm sát viên , đặt tiêu chí năng lực nghiệp vụ lên hàng đầu, có kế hoạch đào tạo lâu dài và có chiều sâu, định kỳ tổ chức các cuộc thi sát hạch để đánh giá chất lượng các cán bộ, Kiểm sát viên trong toàn tỉnh.

VKSND tỉnh Thanh Hóa cần có chính sách khuyến khích tài năng như tạo điều kiện cho những cán bộ, Kiểm sát viên có ý thức học tập nâng cao trình độ, gắn kết quả học tập, giá trị văn bằng chứng chỉ với chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ, Kiểm sát viên; cần có chính sách thưởng phạt nghiêm minh trên cơ sở kết quả công tác chuyên môn nhằm khích lệ, phát huy các nhân tố tích cực. Thường xuyên tăng cường tổ chức tập huấn chuyên sâu về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra về các tội ma túy theo hướng tổng kết thực tiễn, giải quyết những khó khản, vướng mắc, bất cập nảy sinh từ thực tiễn. Yêu cầu các đơn vị VKSND các huyện tại Thanh Hóa quan tâm đẩy mạnh việc nghiên cứu, tổng hợp những biện pháp giải quyết khó khăn vướng mắc

trong thực tiễn. Tích cực mở các lớp đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự đào tạo cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên trực tiếp làm công tác thực hành quyền công tố trong tỉnh, tích cực mời các giảng viên là các đồng chí lãnh đạo Viện, những kiểm sát viên giỏi, có trình độ, có kinh nghiệm thực tiễn với phương châm “học tập, tiếp cận từ thực tiễn” qua những vụ án cụ thể, xây dựng quy trình, các hoạt động cụ thể khi tiến hành thực hành quyền công tố, qua đó nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ, khả năng tư duy, khả năng tổng hợp cho cán bộ, kiểm sát viên trong toàn tỉnh.

Bên cạnh đó cần đảm bảo trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác cho VKSND cấp huyện nói chung và tại Hoằng Hóa nói riêng. Trước mắt, cần trang bị đủ phương tiện đi lại, máy móc và phương tiện giám định, chế độ công tác phí, kinh phí hỗ trợ cho hoạt động thực hành quyền công tố đối với án ma túy trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. Đầu tư mới hoặc sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác, cung cấp đầy đủ tài liệu, sách báo, tạp chí có liên quan đến công tác thực hành quyền công tố các vụ án ma túy để phục vụ có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)