Tăng cường chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 82 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.5. Tăng cường chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên

Để thực hiện giải pháp nầy, ngành KSND cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau:

- Tiến hành rà soát tổng thể về thực trạng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên gắn với rà soát, đánh giá lại khối lượng, tính chất công việc của từng đơn vị để có sự sắp xếp, điều chỉnh biên chế, kiện toàn tổ chức bộ máy hợp lý chủ động rà soát đánh giá đội ngũ lãnh đạo chủ chốt, đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên và công chức của các đơn vị để bố trí, sắp xếp lại cho phù hợp, kết hợp với việc thực hiện chủ trương chuyển đổi

vị trí công tác, điều động luân chuyển, đào tạo nguồn lãnh đạo, quản lý theo đúng chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước về công tác cán bộ.

- Tiếp tục tăng cường công tác tự đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Coi đây là khâu đột phá để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của ngành. Bên cạnh việc tự đào tạo tại đơn vị thì cần tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, lý luận chính trị, nhất là những cán bộ thuộc diện quy hoạch, đã có nhiều đóng góp cho đơn vị, khuyến khích tham gia các lớp đào tạo sau đại học.

- Thường xuyên tổng hợp nhu cầu cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác THQCT, kiểm sát các vụ án hình sự , tăng cường cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn cao, phù hợp cho công tác THQCT, tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Viện trưởng VKSND các cấp, vai trò chỉ đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên đối với Viện trưởng VKSND cấp dưới. Đồng thời xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND.

- Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá phân loại cán bộ công chức. Việc nhận xét, đánh giá công chức phải thật sự nghiêm túc, khách quan, đảm bảo chặt chẽ đúng với trình độ năng lực, dựa trên hiệu quả công việc, đảm bảo tính công bằng. Kết quả đánh giá phân loại công chức hàng năm phải là cơ sở để xây dựng quy hoạch, xem xét bổ nhiệm, đào tạo, bố trí, luân chuyển cán bộ, công chức.

- Nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ, ngành kiểm sát cần làm tốt hơn nữa công tác tổ chức cán bộ trong đó có vấn đề chọn lọc, đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ lãnh đạo. Công tác bổ nhiệm lãnh đạo cần phải có sự đổi mới, tiêu chuẩn hóa các tiêu chí bổ nhiệm lãnh đạo để VKSND có được một đội ngũ lãnh đạo tốt có kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ tốt, có phẩm chất đạo đức, có kỹ năng quản lý và điều hành công tác công tố; việc bổ nhiệm phải dựa trên cơ sở kết hợp các yếu tố trong đó yếu tố dân chủ cấp cơ sở không xem nhẹ nhưng cũng rất cần có sự sáng suốt và công tâm, khách quan của những người có trách nhiệm trong việc lựa chọn và bổ nhiệm các cán bộ lãnh đạo, cần tránh xu hướng lựa chọn và đề bạt mang tính cảm tính, chỉ dựa

trên cơ sở mối quan hệ, lựa chọn và đề bạt theo "ê kíp". Định kỳ nên có các cuộc thi sát hạch để đánh giá chất lượng các cán bộ, Kiểm sát viên và thông qua kết quả đó mạnh dạn loại bỏ khỏi biên chế các cán bộ, Kiểm sát viên không đáp ứng được yêu cầu công việc. Tiếp tục tổ chức thi tuyển các chức danh tư pháp trong ngành một cách công khai, minh bạch. Bên cạnh đó cần có chính sách khuyến khích tài năng như tạo điều kiện cho những cán bộ, Kiểm sát viên có ý thức học tập nâng cao trình độ để tạo một lực lượng cán bộ khoa học có lý luận, có năng lực phục vụ cho ngành; gắn kết quả học tập, giá trị văn bằng chứng chỉ với chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ, Kiểm sát viên; cần có chính sách thưởng phạt nghiêm minh trên cơ sở kết quả công tác chuyên môn nhằm khích lệ, phát huy các nhân tố tích cực. Ngoài ra, cần chú ý và có chính sách giải quyết đãi ngộ và chế độ phụ cấp thỏa đáng cho các cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành, tạo điều kiện để họ yên tâm công tác và chuyên tâm, đầu tư cho công tác chuyên môn.

- Cần đặc biệt chú trọng tiến hành đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác THQCT các vụ án hình sự. Bao gồm: Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải xuất phát từ đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát là cán bộ, Kiểm sát viên đã có trình độ cử nhân luật và đã qua công tác thực tiễn nên chương trình đào tạo, bồi dưỡng tập trung hướng tới các kỹ năng nghề nghiệp; cập nhật các kiến thức mới về pháp luật, về chính trị, kinh tế - xã hội và kiến thức về hội nhập quốc tế; Quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực tội phạm cụ thể; nghiên cứu ban hành chế độ đãi ngộ đặc thù cho nhóm đối tượng này; Tăng cường tổ chức tập huấn chuyên sâu về công tác THQCT các vụ án ma túy theo hướng tổng kết thực tiễn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập nảy sinh từ thực tiễn; đồng thời, phổ biến, nhân rộng kinh nghiệm trong toàn toàn ngành; Tăng cường công tác đào tạo tại chỗ, tự đào tạo cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên trực tiếp làm công tác THQCT tại các địa

phương, giảng viên là các đồng chí lãnh đạo Viện, những Kiểm sát viên giỏi, có trình độ, có kinh nghiệm thực tiễn với phương châm “học tập, tiếp cận từ thực tiễn” qua những vụ án cụ thể, xây dựng quy trình, các hoạt động cụ thể khi tiến hành THQCT, qua đó nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ, khả năng tư duy, khả năng tổng hợp cho cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành, đơn vị mình; Mỗi Kiểm sát viên phải tự mình thường xuyên cập nhật, tích lũy kinh nghiệm, trau dồi các kiến thức pháp lý và các tri thức khoa học khác cần thiết cho công tác giải quyết các vụ án ma túy, thường xuyên học hỏi Kiểm sát viên có kinh nghiệm để kỹ năng nghề nghiệp của thế hệ đi trước được thế hệ sau tiếp cận, phát huy là giải pháp quan trọng, thiết thực và khả thi nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)