Tăng cường kĩ năng nghiệp vụ trong giải quyết các vụ án ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 77 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Tăng cường kĩ năng nghiệp vụ trong giải quyết các vụ án ma túy

Trong quá trình THQCT đối với các vụ án về ma tuy, các Kiểm sát viên ngoài việc tuân thủ triệt để quy định của pháp luật còn cần thường xuyên trau dồi và thuần thục các kĩ năng nghiệp vụ trong từng giai đoạn tố tụng.

Trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về ma túy, Kiểm sát viên phải tuân thủ thực hiện đúng quy định trong BLTTHS năm 2015; Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP- BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của liên ngành Trung ương quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và Quy chế nghiệp vụ của ngành KSND. Chấp hành nghiêm túc về thủ tục tiếp

nhận, vào sổ thụ lý; phân công Lãnh đạo phụ trách và Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ; xây dựng và quản lý hồ sơ; chấp hành chế độ trực nghiệp vụ, việc tiếp công dân và bố trí đặt hòm thư tiếp nhận nguồn tin về tội phạm; xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với Cơ quan điều tra, các cơ quan hữu quan cùng cấp để nắm chắc và đầy đủ nguồn tin về tội phạm ma túy; chú ý theo dõi nắm bắt các thông tin về tội phạm ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như trên môi trường không gian mạng. Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo ban đầu theo đúng quy định về chế độ thông tin báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân. Viện kiểm sát các cấp phải đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền phải được thụ lý, giải quyết kịp thời, đúng thời hạn; việc gia hạn thời hạn giải quyết hoặc tạm đình chỉ giải quyết phải đúng quy định.

Trong việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Viện kiểm sát các cấp phải kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cần chú ý đến những đặc điểm, đặc trưng của nhóm tội phạm về ma túy để tuân thủ về trình tự, thủ tục luật định khi thu thập các tài liệu, chứng cứ, lập biên bản tiến hành các hoạt động điều tra, xác minh của Cơ quan điều tra. Trong các vụ án ma túy, việc giám định là bắt buộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết vụ án nên Kiểm sát viên phải thực hiện nghiêm túc Quy chế của nghành. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc trưng cầu giám định, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của các ngành tố tụng. Nếu kết luận giám định chưa rõ hoặc mâu thuẫn với các tài liệu, chứng cứ khác hoặc việc giám định vi phạm pháp luật thì phải yêu cầu cơ quan giám định giải thích hoặc trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại, không được tự ý luận giải, cắt xén, lựa những ý theo chủ quan của mình để làm căn cứ giải quyết vụ án. Nếu tài liệu, chứng cứ làm căn cứ xét phê chuẩn khởi tố bị can còn chưa đủ tính thuyết phục cần yêu cầu Cơ quan điều tra cho Kiểm sát viên tiếp cận thêm các tài liệu đã thu thập trong hoạt động trinh sát để bổ trợ khi quyết định phê chuẩn. Trong trường hợp người bị khởi tố bị can không thừa nhận hành vi phạm tội, kêu oan thì Kiểm sát viên phải trực

tiếp tham gia lấy lời khai để làm rõ các nội dung trong hồ sơ, phục vụ việc đánh giá các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ.

Trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, Viện kiểm sát các cấp cần lưu ý đặc trưng của tội phạm ma túy, khi Cơ quan chức năng bắt người phạm tội quả tang, ngoài đối tượng chính còn có một số người khác có quan hệ với đối tượng tại nơi phát hiện, bắt giữ cần phải tạm giữ để làm rõ có liên quan đến vụ việc hay không. Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra khẩn trương xác minh làm rõ mối quan hệ giữa họ với đối tượng chính, về nhân thân, về ý thức chủ quan và các hành vi liên quan đến tội phạm về ma túy,... để phân loại xử lý kịp thời chống bỏ lọt tội phạm đồng thời phải giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ bắt giữ hình sự nhưng sau đó chỉ xử lý hành chính hoặc phải trả tự do vì không có hành vi phạm tội xảy ra.

Trong giai đoạn điều tra, truy tố các vụ án hình sự về ma tú, Viện kiểm sát các cấp tuân thủ nghiêm túc các quy định của BLTTHS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 của liên ngành Trung ương quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS. Thực hiện nghiêm túc quy chế nghiệp vụ, Kiểm sát viên được phân công thụ lý phải nghiên cứu hồ sơ đề ra yêu cầu điều tra đối với vụ án,. Khi thực hiện nhiệm vụ THQCT Kiểm sát viên cần chú ý yêu cầu Cơ quan điều tra không chỉ tập trung duy nhất vào việc làm rõ hành vi phạm tội của bị can mà phải chú ý đến việc xác minh, làm rõ nguồn tài sản bị can sử dụng vào việc phạm tội, nguồn tài sản bị can có được từ kết quả thực hiện hành vi phạm tội để xử lý theo quy định và xác minh tài sản của bị can đang sở hữu (cả sở hữu chung và sở hữu riêng) để làm căn cứ đề xuất áp dụng hình phạt bổ sung được quy định trong BLHS đối với tội phạm về ma túy. Kiểm sát viên tham gia cùng Điều tra viên hỏi cung bị can hoặc trực tiếp thực hiện hỏi cung bị can ít nhất một lần trên một bị can; đặc biệt lưu ý trường hợp bị can có đơn khiếu nại, kêu oan hoặc tố cáo việc Điều tra viên thiếu khách quan trong hoạt động điều tra thu thập chứng cứ hoặc bị can có lúc nhận tội, có lúc không nhận tội. Trước

khi vụ án kết thúc điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phối hợp đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ, không để chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát mới phát hiện vi phạm, thiếu sót phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Khi vụ án kết thúc điều tra đề nghị truy tố, Kiểm sát viên tiếp tục nghiên cứu toàn bộ hồ sơ, thực hiện trích cứu hồ sơ, xây dựng báo cáo tổng hợp, đánh giá phân tích các chứng cứ buộc tội, gỡ tội; tiến hành phúc cung, nhất là các trường hợp bị can không nhận tội, thay đổi lời khai hoặc lời khai vẫn còn mâu thuẫn mà chưa được làm rõ, trong trường hợp thuận lợi, cần để luật sư (nếu có) cùng tham gia khi tiến hành hỏi cung; tổng hợp xây dựng báo cáo đề xuất, dự thảo cáo trạng truy tố; việc truy tố phải bảo đảm đúng người, đúng tội và đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy, Viện kiểm sát các cấp thực hiện đầy đủ các quy định về quy trình thủ tục và kỹ năng nghiệp vụ trong công tác THQCT vụ án hình sự, chủ động trong xét hỏi và tranh luận với luật sư, bị cáo; đảm bảo tranh tụng đến cùng nhằm bảo vệ quan điểm truy tố trong cáo trạng. Bên cạnh đó, cần lưu ý BLHS năm 2015 đã bổ sung quy định mới: không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử và không thi hành án tử hình đối với họ (các khoản 2, 3 Điều 40 về hình phạt tử hình). Vì vậy, đối với các bị cáo trên 75 tuổi (không phụ thuộc thời điểm thực hiện tội phạm về ma túy họ bao nhiêu tuổi), VKS phải lưu ý yêu cầu Tòa án cần hết sức chú ý để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng này. Hơn nữa, trường hợp người bị kết án về các tội phạm ma túy được hưởng án treo. Trong quá trình thi hành án nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên (quy định tại Điều 64 luật thi hành án hình sự năm 2010) thì Tòa án có thể buộc chấp hành hình phạt tù của bản án về tội phạm ma túy đã cho hưởng án treo.17 Đây là trường hợp cần hết sức lưu ý bởi các đối tượng phạm tội về ma túy thực tế thường có

17 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ngày 15 tháng 05 năm 2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS về án treo.

nhiều biểu hiện vi phạm trong quá trình thi hành án treo như rời khỏi địa phương không khai báo tạm vắng, không có mặt theo yêu cầu của chính quyền sở tại, tiếp tục có hành vi vi phạm đặc biệt khi người người thi hành án treo nghiện ma túy ...

3.1.4.Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát và Toà án trong hoạt động thực hành quyền công tố đối với án ma túy

Mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng phải trên cơ sở triệt để tuân thủ quy định của pháp luật. Trước khi Bộ luật TTHS ra đời, giữa 2 ngành Công an - Viện kiểm sát đã có một số văn bản pháp lý quan trọng để hướng dẫn chỉ đạo thực hiện trong mối quan hệ tố tụng hình sự giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Nhưng vẫn chưa được xây dựng một cách đồng bộ, toàn diện, đầy đủ và cụ thể, chỉ mới dừng ở một số quy định tạm thời và một số chế định tố tụng hình sự nhất định, mặt khác đến nay một số quy định tại các văn bản pháp lý đó không còn giá trị.

Do tính chất phức tạp của mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, kết hợp với việc ban hành các văn bản hướng dẫn của liên ngành pháp luật chưa kịp thời đầy đủ, nên trong hoạt động thực tiễn mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhiều khi còn tùy tiện, nể nang và chưa thống nhất. Nhiều hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát chưa được thể hiện bằng công văn mà chỉ qua trao đổi miệng với Cơ quan điều tra, Toà án.

Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, Toà án nhân dân hiện nay hình thành và ảnh hưởng do lề lối làm việc của từng địa phương, chưa có văn bản pháp lý để vận dụng trên thực tiễn.

Từ thực tiễn cho thấy, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng cùng nhận thức thống nhất và thực hiện nghiêm chỉnh Bộ luật TTHS cùng phối hợp chặt chẽ với nhau sẽ nâng cao hiệu quả đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm hình sự nói chung, tội phạm ma tuý nói riêng. Đặc biệt, sự phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thì việc tham gia hoạt động kiểm sát ngay từ khi mới khởi tố vụ án sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc khám phá và giải quyết án hình sự trên thực tế. Việc phối hợp

xác định giải quyết các vụ án hình sự trọng điểm đảm bảo chất lượng hơn với hoạt động điều tra các vụ án hình sự về thời hạn giải quyết nhanh hơn, đảm bảo tính kịp thời trong công tác răn đe, giáo dục và trấn áp tội phạm, góp phần ổn định tình hình trật tự, trị an địa phương, để đáp ứng được những đòi hỏi đó ngày 19/10/2018 liên ngành Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng đã ban hành thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP về quy chế phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật TTHS năm 2015. Tuy nhiên, các quy định trong thông tư liên tịch vẫn cũng có một số điểm chưa đầy đủ nên việc vận dụng và thực hiện trên thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, đòi hỏi các liên ngành pháp luật Trung ương phải xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa hai ngành đầy đủ và cụ thể hơn, để các cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ vận dụng thực hiện nghiêm chỉnh thống nhất và có hiệu quả trên thực tiễn.

Trong mỗi giai đoạn tố tụng hình sự, tính chất mức độ quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, Toà án đều có những biểu hiện khác nhau, cho nên cần có quy chế phối hợp quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện của mỗi cơ quan trong từng chế định tố tụng hình sự. Cần quy định rõ, thời hạn cụ thể thực hiện trách nhiệm trong mối quan hệ giữa các cơ quan này trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm ma tuý nói riêng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)