Quy trình áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố trong các vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quy trình áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố trong các vụ

vụ án ma túy

Việc áp dụng pháp luật luôn phải tiến hành theo những quy trình chặt chẽ, chính xác mà pháp luật đã quy định. Do tồn tại nhiều quy phạm pháp luật khác nhau thuộc các lĩnh vực, các ngành luật khác nhau, nên việc áp dụng chúng cũng có những trình tự, thủ tục khác nhau. Có những quy phạm được áp dụng với quy trình đơn giản, nhưng có những quy phạm việc áp dụng chúng là cả một quá trình phức tạp với sự tham gia, phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thông thường để áp dụng một cách chính xác và đạt hiệu quả cao THQCT các vụ án ma túy cần tuân thủ những giai đoạn sau:

- Nghiên cứu, xem xét, đánh giá các tình tiết, chứng cứ có liên quan đến sự kiện gây tổn hại cho sức khỏe người khác, đối tượng và quyết định xử lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đây là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng của áp dụng pháp luật trong hoạt động THQCT trong các vụ án ma túy. Việc VKS xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ và thủ tục tố tụng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biêt là cơ quan điều tra, cơ quan giám định và người tham gia tố tụng nhằm xác định tính có căn cứ, qua đó xác định tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội của các đối tượng đã gây ra: có hay không có hành vi phạm tội? Hành vi đó ở mức độ

nào? Xảy ra ở đâu? Khi nào? Ai là người thực hiện? Công cụ phương tiện phạm tội? Nhân thân? Năng lực trách nhiệm hình sự? Trình tự, thủ tục thu thập tài liệu chứng cứ?...Việc nghiên cứu các tình tiết, hồ sơ, tài liệu phải được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận, xử lý tin báo liên quan tới tội phạm. Theo quy định của pháp luật TTHS thì VKSND tự mình thông qua các nguồn tin báo hoặc từ các tài liệu chứng cứ của cơ quan điều tra gửi tới để xem xét đánh giá hành vi đã xảy ra: Việc thu thập tài liệu chứng cứ có hợp pháp hay không? hành vi về ma túyđã đến lúc phải xử lý bằng hình sự hay chỉ cần xử lý bằng biện pháp hành chính? người thực hiện hành vi xâm hại sức khỏe người khác là ai? năng lực chịu trách nhiệm hình sự? đối tượng phạm tội có cần bị áp dụng biện pháp ngăn chặn hay không?... Điều đó có nghĩa VKSND phải xem xét, đánh giá các yếu tố cấu thành tội phạm quy định từ các Điều 134, 135..đến Điều 140 của BLHS. Trong quá trình xem xét đánh giá các tài liệu chứng cứ VKSND cần phải có sự phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng cho cán bộ, Kiểm sát viên, có sự phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan. Tại giai đoạn xét xử, Kiểm sát viên phải nghiên cứu và đánh giá kĩ các hành vi của Tòa án liên quan tới từng hoạt động thụ lý hồ sơ; áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị xét xử; quyết định đưa vụ án ra xét xử; giao các quyết định của Tòa án; triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa; tổ chức mở phiên tòa; điều khiển việc xét hỏi, tranh luận; tiến hành nghị án và ra các quyết định, bản án của Tòa án….để chủ động trong việc THQCT của mình.

- Xem xét các quy phạm pháp luật được áp dụng trong hoạt động THQCT trong các vụ án ma túy. Giai đoạn này được thực hiện dựa trên ý thức pháp luật, trình độ hiểu biết kiến thức pháp luật của Kiểm sát viên. Kiểm sát viên phải xem xét, đánh giá đầy đủ hành vi xâm hại sức khỏe đã xảy ra, những công việc đã xử lý của cơ quan điều tra, Tòa án. Để từ đó xác định nội dung quy phạm được áp dụng, phạm vi vi phạm pháp luật được áp dụng trong hoạt động THQCT của mình. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi Kiểm sát viên phải tiến hành giải thích quy phạm pháp luật, phải làm sáng tỏ tư

tưởng, nội dung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý hành vi về ma túyđược lựa chọn. Việc lựa chọn quy phạm pháp luật phải tuân thủ nguyên tắc lựa chọn đúng quy phạm pháp luật điều chỉnh trường hợp đó; quy phạm pháp luật áp dụng phải là quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật và không mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật khác; xác định tính chân chính của văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy phạm này; nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật…

- Ban hành văn bản áp dụng pháp luật. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật trong THQCT là việc VKSND ra các quyết định; quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn, cáo trạng, kháng nghị và các văn bản khác. Đây là hoạt động trọng tâm, quan trọng nhất của cả quá trình THQCT trong các vụ án ma túy. Quyết định, quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn, cáo trạng, kháng nghị của VKS được ban hành sau khi đã xem xét, đối chiếu một cách thận trọng, khách quan với toàn bộ những tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong hồ sơ vụ án. Các quyết định này của VKSND tác động trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, đến trật tự trị an trên địa bàn và đến quyền tự do thân thể của công dân, nên đòi hỏi Kiểm sát viên, lãnh đạo Viện phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật tố tụng hiện hành. Đặc biệt văn bản áp dụng pháp luật của VKSND phải có tính khả thi và hiện thực. Để thực hiện hoạt động này Kiểm sát viên phải hiểu biết về mặt pháp luật, biết tổng hợp, đánh giá các tình tiết vụ án, đồng thời phải có kỹ năng soạn thảo văn bản, đảm bảo chất lượng kỹ thuật văn bản.

- Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật. Việc tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật. Khác với các văn bản áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước khác, văn bản áp dụng pháp luật của VKS THQCT trong các vụ án ma túy là lệnh, quyết định, quyết định không phê chuẩn, quyết định phê chuẩn buộc cơ quan điều tra phải thi hành và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh, hay cáo trạng nêu rõ đặc điểm, tính chất của hành vi vi phạm pháp luật

đưa đến kết luận bị can có tội, nhằm bảo vệ tính đúng đắn của pháp luật, là cơ sở để Tòa án xét xử, hoặc các kiến nghị, kháng nghị để đảm bảo cho việc chấp hành pháp luật của Toà án. Việc tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật của VKSND chính là một trong những đảm bảo quan trọng để việc áp dụng pháp luật của VKSND được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG PHÁP LUẬT về THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG tố đối với vụ án MA túy từ THỰC TIỄN HUYỆN HOẰNG hóa, TỈNH THANH hóa (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)