Toà án nhân dân
Tranh tụng trong xét xử được đảm bảo là nguyên tắc mới, lần đầu tiên được quy định là nguyên tắc riêng biệt trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Quy định cụ thể hóa nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện rõ nét tư tưởng đề cao tranh tụng trong hoạt động tố tụng hình sự, vấn đề này được thể hiện thành quan điểm chỉ đạo, định hướng tư tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật của các chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng.
Trên nền tảng nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (Điều 26), cụ thể: “Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án”. Như vậy, đã khẳng định q trình tranh tụng khơng chỉ tồn tại ở giai đoạn xét xử nơi mà có sự hiện diện đầy đủ của ba bên buộc tội, gỡ tội và xét xử mà còn diễn ra trong suốt quá trình tố tụng từ giai đoạn khởi tố đến xét xử, tạo điều kiện cho các bên có thời gian cần thiết để thu thập các chứng cứ, tài liệu và các tình tiết của vụ án trước khi bước vào cuộc tranh tụng tại phiên tòa. Đây là quy định mới, căn cứ pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền con người, quyền công dân như Hiến định.
Trên cơ sở bổ sung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có các nội dung sửa đổi, bổ sung để cụ thể hóa nguyên tắc này, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng đầy đủ sẽ bảo vệ các quyền của người bị buộc tội, nhất là quyền tự bào chữa, quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định quyền bào chữa, chứng minh sự vô tội hoặc giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, nhưng đến Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể hơn và đảm bảo tốt hơn quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, nhất là quyền tự bào chữa của người bị buộc tội, bị can, bị cáo (các Điều 60, 61). Các quy định này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm quyền tự bào chữa, bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa của bị can, bị cáo.
Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Muốn cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, tồn diện và đầy đủ thì bên buộc tội, bên gỡ tội và những người khác có quyền và lợi ích hợp pháp cần được giải quyết trong vụ án đều phải được bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ và đưa ra những yêu cầu. Trước đây, quyền bình đẳng trong việc đưa chứng cứ, đưa yêu cầu của các bên liên quan trọng vụ án chỉ được thực hiện vào thời điểm tại phiên toà.
Theo quy định hiện nay, quyền này được mở rộng cả về phạm vi quyền, thời gian cũng như về chủ thể được hưởng quyền. Không chỉ là quyền đưa chứng cứ, yêu cầu mà pháp luật cịn quy định các chủ thể được bình đẳng ưong việc đánh giá chứng cứ; không chi giới hạn thời điểm thực hiện quyền chỉ tại phiên tồ mà quyền bình đẳng trong việc đưa chứng cứ, yêu cầu, đánh giá chứng cứ được thực hiện ttong suốt quá trình giải quyết vụ án; các chủ thể tranh tụng bao gồm điều tra viên, kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác.
Nguyên tắc này là cụ thể hố ngun tắc bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng hình sự. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Họ phải được bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ và đánh giá chứng cứ để chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Dựa vào chứng cứ của các bên đưa ra, tồ án mới có thể giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt kẻ phạm tội, khơng làm oan người vơ tội.
Bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu trong nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
Ngồi việc bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ và đánh giá chứng cứ, các bên buộc tội và gỡ tội... cịn bình đẳng trong việc đưa ra u cầu (như yêu cầu thay đồi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch), bình đẳng trong việc tranh luận trước tồ án.Ngun tắc này đã xác định vị trí của tồ án là ưọng tài công minh cho các bên buộc tội và gỡ tội, tạo điều kiện cho tồ án xử lí vụ án đúng pháp luật. Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do viện kiểm sát chuyển đến toà án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tồ xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định cùa Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lí do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định.
Tồ án có trách nhiệm tạo điều kiện cho kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước tịa án.
Ngun tắc này xác định rõ trách nhiệm của toà án trong việc bảo đảm ưanh tụng trong xét xử. Các chủ thể cố quyền tranh tụng phải được toà án triệu tập đầy đủ để tham gia phiên toà xét xử; toà án chỉ xét xử vắng mặt họ trong trường hợp vắng mặt phải vì lí do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.
Hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định; tồ án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và ttanh tụng dân chủ, bình đẳng trước tồ án; tồ án phải nghiên cứu hồ sơ vụ án bảo đảm những tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do viện kiểm sát chuyển đen toà án để xét xử phải đầy đù và hợp pháp, làm phương tiện để chứng minh và ưanh tụng tại phiên toà.