Nghiên cứu nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm theo pháp luật một số nước trên thế giới cho thấy, tuỳ thuộc vào truyền thống, lịch sử và điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia sẽ là một mơ hình tố tụng phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia đó. Chúng có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định. Theo đó, pháp luật tố tụng ln đề cao vai trò của các bên trong việc chứng minh sự việc, việc dẫn dắt nêu câu hỏi và tranh luận thuộc về chủ thể giữ quyền công tố, bị cáo, các bên đương sự và luật sư của các bên, còn Thẩm phán chỉ là người thứ ba giữ vai trò trung gian, trọng tài và ra phán quyết sau khi theo dõi các bên xét hỏi, đưa ra chứng cứ, người làm chứng, người liên quan tranh luận với nhau để bảo vệ quan điểm của mình.
Ở các nước theo truyền thống pháp luật dân sự như Cộng hoà Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản thì áp dụng loại hình tố tụng xét hỏi. Theo đó, pháp luật tố tụng cao vai trị chủ động của thẩm phán trong việc chứng minh sự việc. Thẩm phán trong tố tụng xét hỏi không phải là người trọng tài mà là người điều khiển phiên tòa, bảo đảm phiên tịa được tiến hành theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Đối với mơ hình tố tụng hỗn hợp, cụ thể tại Pháp, nguyên tắc tranh tụng là nguyên tắc có tầm quan trọng đặc biệt trong tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng. Đây là nguyên tắc được ghi nhận chính thức trong Cơng ước châu Âu về quyền con người, Bộ luật Tố tụng dân sự (Điều 6 Công ước châu Âu về quyền con người và từ Điều 14 đến Điều 17 Chương 6 Bộ luật Tố tụng dân sự của Pháp), các quy định chuyên biệt khác có liên quan, đặc biệt là án lệ. Đây là nguyên tắc nền tảng trong tố tụng, biểu hiện cụ thể của khái niệm tiếp cận công bằng. Nguyên tắc tranh tụng là nguyên tắc hiến định có ý nghĩa rằng, mỗi bên thực hiện tranh luận về những tình tiết, sự kiện và những công cụ pháp lý mà đối phương của họ dựa vào đó để phản đối họ. Nguyên tắc này cũng được nêu ra bởi một thuật ngữ la tinh Audi alteram partem có nghĩa “miễn là bên kia cũng được biết”. Dưới góc độ Hiến pháp, Hội đồng Bảo hiến đã tuyên bố rằng, nguyên tắc tranh tụng là một “hệ quả của quyền được bảo vệ”, một quyền có giá trị hiến định với tư cách là “quyền cơ bản mang đặc tính Hiến pháp” (Hội đồng Bảo hiến, ngày 13/8/1993). Hội đồng Bảo hiến kiểm duyệt những quy định lập pháp “trái… với quyền được bảo vệ mà xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận bởi các luật của nước cộng hòa”
(Hội đồng Bảo hiến, ngày 19-20/01/1981) hoặc kiểm tra những quy tắc về các con đường kháng cáo để xem nếu những quy tắc này khơng có hiệu lực làm mất đi một sự bảo đảm chủ yếu đối với quyền phòng vệ của các bên (Hội đồng Bảo hiến, ngày 23/01/1987).3
Bên cạnh những điểm khác biệt nhất định về vấn đề trao đổi chứng cứ, tài liệu, vai trò của các bên và Thẩm phán, Bồi thẩm trong việc giải quyết vụ kiện thì pháp luật của các nước cũng có nhiều điểm tương đồng như vấn đề quyền được thông tin, quyền được tham gia tranh luận của các bên, vấn đề xác định mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên, tiến tới thu hẹp và chốt lại những điểm chính của vụ kiện mà các bên cịn chưa có sự thống nhất để tiến hành xét xử trong một phiên toà theo thể thức tranh tụng. Xu thế hiện nay là pháp luật tố tụng của các nước có xu hướng xích lại gần nhau, tiếp thu những ưu điểm của nhau cho phù hợp với điều kiện của mỗi nước.
Tuy nhiên, mỗi mơ hình cũng đều mang những ưu điểm và hạn chế nhất định:
Mơ hình tố tụng tranh tụng rất coi trọng quyền con người, đảm bảo quyền bình đẳng, sự thắng hoặc thua các bên phải tranh giành nhau, hoạt động tranh tụng được diến ra rất tự nhiên và sòng phằng. Nếu trong trường hợp bị cáo nhận tội, thì hoạt động xét xử sẽ được chuyển sang phần nghị án và tuyên án, giảm thiểu thời gian và cơng sức trong q trình xét xử. Hạn chế của mơ hình này thể hiện ở chỗ, chức năng xét xử không được coi trọng, quyền lực của Thẩm phán, Luật sư, Cơng tố viên và Bồi thẩm đồn là như nhau. Điều này dẫn tới việc Thẩm phán sẽ rất thụ động, kết quả của bản án phụ thuộc chủ yếu vào kết quả tranh luận, nhờ vào tài hùng biện là cốt yếu. “Với những quy định, môi trường, cách thức tiến hành cũng như trình tự, thủ tục như vậy, một chứng cứ thuyết phục, có khả năng quyết định thắng thua giữa các bên liên quan đến vụ án chưa chắc đã thắng một cách lập luận logic.”4
3 Phan Thị Thu Hà, "Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự của Cộng hịa Pháp", Tạp chí Dân chủ và pháp luật (01/08/2018) tại địa chỉ: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/dien-dan-cong-tac-tu- pháp luật (01/08/2018) tại địa chỉ: http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/dien-dan-cong-tac-tu- phap.aspx?ItemID=210 ngày truy cập 18/07/2018
4 Nguyễn Đức Mai, “Đặc điểm của mơ hình tố tụng tranh tụng và phương hướng hồn thiện mơ hình tố tụng hình sự ở Việt Nam (Kỳ 1)” tại đại chỉ: http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/296 truy cập ngày hình sự ở Việt Nam (Kỳ 1)” tại đại chỉ: http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/296 truy cập ngày
Mơ hình tố tụng thẩm vấn có nét khác biệt rất lớn đối với mơ hình tố tụng tranh tụng: coi trọng luật nội dung hơn luật hình thức, coi trọng các chứng cứ viết (trọng cung hơn trọng chứng). Vai trò của Tòa án được đề cao, Thẩm phán là người vừa đưa ra quyết định điều tra vụ án, vừa phải tìm ra sự thật. Đặc biệt với những vụ án phức tạp, sau khi điều tra sơ bộ còn xuất hiện khâu thẩm vấn do Thẩm phán, nhưng hoàn tồn độc lập, khơng tham gia vào quá trình điều tra ban đầu và có nhiệm vụ làm cho sự thật được tỏ rõ, do đó hồn tồn khách quan. Mơ hình này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của mơ hình tố tụng tranh tụng tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định: vì quá tập trung quyền lực vào trong tay thẩm phán nên đã tạo sự mất cân bằng, bao gồm cả chức năng buộc tội, hoạt động tranh tụng có vai trị bị hạn chế đi rõ rệt. Do đặc điểm trọng cung hơn trọng chứng nên việc xét xử diễn ra chỉ để nhằm mục đích thẩm định lại chứng cứ đã có do cơ quan điều tra thu thập được từ trước, hệ quả là hoạt động tranh tụng bị hạn chế đi rất nhiều.
Xét bối cảnh của Việt Nam hiện nay, sự trao đổi và tiếp thu thành tựu tố tụng của các nước là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, các quy định về tố tụng được xây dựng phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là tiếp thu được những thành tựu khoa học tố tụng của các nước phát triển nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Việc tiếp nhận các yếu tố của thủ tục tố tụng tranh tụng trong pháp luật tố tụng Việt Nam cũng đặt ra những vấn đề mà chúng ta cần giải quyết. Trong thực tiễn, sau khi một loạt các bộ luật tố tụng mới ban hành có hiệu lực pháp luật, các Tòa án dường như trút được một gánh nặng trong việc chứng minh làm rõ sự thật của vụ án với quan niệm các đương sự phải tự chứng minh cho quyền lợi của mình, nếu khơng tự chứng minh được sẽ bị Tồ án xử bác yêu cầu. Tuy nhiên, do là một đất nước nơng nghiệp, dân trí chưa cao nên các quy định này của pháp luật tố tụng cũng chưa thực sự phù hợp. Người dân chưa quen với việc phải tự đi thu thập các tài liệu cần thiết để chứng minh, khơng có điều kiện để th luật sư bảo vệ.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử của TAND có thể rút ra một số kết luận sau:
Nguyên tắc tranh tụng là nguyên tắc quan trọng trong tố tụng mà được hầu hết các nước trên thế giới thừa nhận, kể cả các hệ thống tố tụng tranh tụng, hay hệ thống xét hỏi, vì trong xét hỏi vẫn có tranh tụng. Đây là nguyên tắc chung được pháp luật Việt Nam ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Từ những nghiên cứu trên cho thấy khái niệm, đặc điểm, vai trị của ngun tắc tranh tụng với tính cách là một nguyên tắc hiến pháp, một nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân đồng thời cũng là một nguyên tắc được cụ thể hoá trong các nguyên tắc và quy định cụ thể của các lĩnh vực pháp luật tố tụng.
Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử của TAND có được thực hiện trên thực tế hay không phải dựa vào các yếu tố như các quy định của pháp luật về bảo đảm tranh tụng trong pháp luật tố tụng, cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động tranh tụng, hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, sự hiểu biết pháp luật của đương sự về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng và sự hỗ trợ đương sự thực hiện quyền tranh tụng từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Những quan điểm và phân tích được đề cập trên đây cũng chính là cơ sở chung nhất về mặt lý luận để tác giả tiếp tục làm rõ hơn vấn đề bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử của TAND, từ đó đưa ra những quan điểm, kiến nghị nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện nguyên tắc trong thực tiễn.
Chương 2