5 Xem Điều 3 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989; Điều 3,4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Điều 3 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996,
2.2.3. Đánh giá thực tiễn bảo đảm tranh tụng trong xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Thanh Hóa
nhân dân tại tỉnh Thanh Hóa
2.2.3.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, sự ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử tại Hiến pháp năm
2013 đánh dấu bước phát triển vượt trội của nền lập hiến Việt Nam về tổ chức và hoạt động tư pháp, tạo nền tảng hiến định vững chắc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật tố tụng Việt Nam. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xét xử là một nguyên tắc trong hệ thống các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân.
Thứ hai, các đạo luật hiện hành về tố tụng ở Việt Nam đã triển khai thi hành
đúng với tinh thần quy định của hiến pháp về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, thiết lập nguyên tắc tranh tụng trong xét xử cũng như các quy định cụ thể có liên quan trong mỗi lĩnh vực pháp luật tố tụng (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính). Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử cũng là một nguyên tắc trong số các nguyên tắc cơ bản của mỗi ngành luật tố tụng cụ thể.
Thứ ba, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được ghi nhận tạo thuận lợi cho
hoạt động thực thi pháp luật tố tụng trong thực tiễn, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như những người tham gia tố tụng cũng đã phần nào nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của tranh tụng và vận dụng được các cơ sở pháp lý mà pháp luật tố tụng đã quy định. Việc thực hiện hoạt động này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể tham gia tố tụng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lẽ phải. Thực tiễn hoạt động giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng những năm gần đây là minh chứng cụ thể cho nhận định này.
Có thể nói, sự tham gia của luật sư trong các vụ án đã góp phần tích cực vào việc thực hiện dân chủ trong tố tụng, đồng thời giúp Hội đồng xét xử có những phán quyết đúng đắn và chính xác. Trong quá trình giải quyết vụ án, các luật sư cũng được Tòa án tạo điều kiện thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng.
Thứ tư, nhìn chung, quy định của các bộ luật tố tụng hiện hành đã thống nhất
với nhau và phù hợp với nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đã được hiến pháp ghi nhận. Tuy nhiên, một số quy định hiện hành vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập hoặc còn thiếu như chế tài nếu vi phạm tranh tụng sẽ được áp dụng thế nào? Vị trí, vai trị và quyền của người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng (viện kiểm sát, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý…) vẫn cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về tố tụng để bảo đảm tốt hơn, thể hiện đầy đủ, toàn diện nguyên tắc tranh tụng theo tinh thần hiến pháp.
2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế
Thực tiễn thực hiện pháp luật hiện nay cũng cho thấy còn nhiều hạn chế, bất cập trong việc bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong thực tiễn xét xử theo quy định của hiến pháp và pháp luật như: tổ chức xây dựng bộ máy, phát triển đội ngũ cán bộ tư pháp đủ năng lực, phẩm chất, nâng cao ý thức pháp luật, ý thức về quyền con người, quyền công dân đến việc bảo đảm các điều kiện vật chất, kĩ thuật bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử... đặc biệt, tính tranh tụng trong hoạt động tố tụng ở nước ta cịn rất hạn chế như trong tố tụng hình sự thì chức năng bào chữa dường như bị lấn át bởi chức năng buộc tội; Do sự cả nể với cơ quan điều tra, cũng như Viện kiểm sát, nên khi hồ sơ chưa chặt chẽ thì thẩm phán thường “linh
động” cho khắc phục thay vì trả hồ sơ để điều tra bổ sung; hay trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính... thì hoạt động tranh luận, đối đáp giữa các bên rất ít được thực hiện hoặc khơng được hiệu quả.
Thực tiễn cho thấy, vẫn còn một số đơn vị tòa án cấp huyện việc thực hiện chủ trương mở rộng tranh tụng cịn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp (các bản án, phán quyết của Tòa án chủ yếu phải dựa trên kết quả tranh tụng dân chủ tại phiên toà). So với u cầu đặt ra thì vẫn cịn có phiên tịa chưa thực sự bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, số lượng án hủy, sửa do lỗi chủ quan vẫn còn.
* Nguyên nhân
Thứ nhất, do cơ chế làm việc, sự hạn chế về tinh thần trách nhiệm của số ít
đội ngũ Thẩm phán nên nguyên tắc “Khi xét xử Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đôi khi chưa được tuân thủ chặt chẽ. Nhất là đối với các vụ án hình sự có đơng bị cáo và nhiều luật sư tham gia nên mặc dù thời gian tranh luận kéo dài nhưng chất lượng đối đáp không cao, hay trong các vụ án dân sự có nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhiều luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp việc tranh luận, đối đáp của các bên không đi vào trọng tâm các vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
Thứ hai, trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp của một số Kiểm sát
viên còn hạn chế nên không phát hiện kịp thời các vi phạm tố tụng trong giai đoạn điều tra. Vấn đề tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa vẫn là khâu yếu ở cấp sơ thẩm (nhất ở cấp huyện).
Thứ ba, đội ngũ luật sư ở nước ta vừa thiếu về số lượng, một số còn hạn chế
về trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng nên chưa nhận thức đúng về vai trò, vị trí của mình là một bên trong tranh tụng, chưa bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của cơng dân. Nhận thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân nói chung và của những người dân tham gia tố tụng và gia đình họ nói riêng về vai trị, vị trí của luật sư trong tố tụng cịn nhiều hạn chế. Trong khi đó các dịch vụ pháp lý miễn phí cho bị can, bị cáo cũng như các bên nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ở nước ta mới được triển khai, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, việc nhận thức của công dân về quyền và nghĩa vụ của
mình khi tham gia tố tụng không đúng và đầy đủ. Nhiều người dân cịn có quan niệm dè dặt, chưa thực sự tin tưởng vào các cơ quan tiến hành tố tụng nên tạo tâm lý và thái độ chưa phù hợp, thiếu hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án.
Kết luận chương 2
Qua nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, nội dung nguyên tắc theo sự ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 và sự cụ thể hoá quy định của Hiến pháp trong các đạo luật về tố tụng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan có thể rút ra một số điểm nhận xét và kiến nghị bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật, nâng cao nhận thức về nguyên tắc tranh tụng. Đây là lần đầu tiên nguyên tắc tranh tụng được thể hiện trong Hiến pháp, từ đó tranh tụng cũng đã được xuất hiện trong một loạt các quy định khác nhau của pháp luật tố tụng, với mục đích tăng cường tranh tụng trong hoạt động tố tụng, nhằm bảo đảm quyền con người, chống oan sai, nhanh chóng xác định sự thật khách quan của vụ án. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, vướng mắc cần giải quyết bằng cách hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng, năng lực của các chủ thể liên quan (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư…)
Chương 3