định của Hiến pháp
Mơ hình tố tụng nước ta hình thành và phát triển chịu ảnh hưởng lớn từ mơ hình tố tụng Pháp và Xơ Viết (hai mơ hình tố tụng vốn bắt nguồn từ truyền thống luật Châu Âu lục địa) và đã tiếp thu đậm nét những yếu tố của mơ hình tố tụng thẩm vấn. Từ đó, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được manh nha hình thành. Mặc dù, tại các bản Hiến pháp trước Hiến pháp 2013, chưa có bất kỳ một quy tắc hiến định nào quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, nhưng các quy định về những nguyên tắc xét xử, xây dựng nền tư pháp dân chủ cũng như các nguyên tắc khác về tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân... chứa đựng tinh thần, định hướng cho các văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ xét xử phù hợp với điều kiện, bối cảnh xã hội từng thời kỳ.
Thời kỳ trước Hiến pháp 1992, mơ hình tố tụng nước ta thời kỳ này là mơ hình thẩm vấn. Mơ hình này đặt nặng vai trị, trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong suốt quá trình tố tụng. Tại phiên toà xét xử Tòa án giữ vai trị chính, làm nhiệm vụ kiểm tra chứng cứ, tình tiết, xem các hoạt động của cơ quan điều tra trước đó có căn cứ, đúng pháp luật hay khơng…Điều này có thể được minh chứng bởi các quy định về thủ tục tố tụng tại Bắc kỳ, Trung Kỳ và Nam kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc được xây đựng trên cơ sở mô phỏng và giản lược các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, mặc dù quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh bảo vệ quyền lợi cho mình thuộc về đương sự nhưng vẫn khẳng định “Khi cần thiết, Tịa án có thể xác minh, thu thập
chứng cứ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác”5. Mơ hình tố tụng thẩm vấn có ưu điểm là giúp cho hoạt động kiểm soát tội phạm của nhà nước đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, mơ hình này làm chênh lệch vai trò giữa các cơ quan tố tụng (mang tính quyền lực nhà nước) với các bên tham gia tố tụng khác mà đặc biệt là giữa bên buộc tội với bên gỡ tội trong tố tụng hình sự; làm hạn chế tính chủ động của các bên tham gia tranh tụng đưa ra lập luận, chứng cứ chứng minh quan điểm của mình mà phụ thuộc nhiều vào các câu hỏi của Hội đồng xét xử. Trong khi đó, với mơ hình tố tụng tranh tụng, tịa sẽ đóng vai trị là trọng tài với chức năng điều khiển, giải thích luật. Tố tụng tranh tụng là kiểu tố tụng có sự phân chia rạch ròi giữa ba chức năng: Buộc tội, bào chữa và xét xử được áp dụng tại các nước như Anh, Mỹ, Australia...
Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được hiến định là một trong những đổi mới đáng chú ý và là một điểm nhấn mới trong lịch sử pháp luật bởi lần đầu tiên Hiến pháp đã ghi nhận nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử. Có thể nói đây là một bước tiến lớn và rất phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp của Nhà nước ta cũng như sự phát triển của nền lập hiến.
Pháp luật tố tụng Việt Nam hiện nay về cơ bản cũng được xây dựng trên cơ sở thủ tục tố tụng xét hỏi của các nước theo hệ thống luật châu Âu lục địa như BLTTDS mới của Pháp năm 1975 nhưng có kết hợp các yếu tố của thủ tục tố tụng tranh tụng của các nước theo hệ thống pháp luật án lệ. Cụ thể là các bộ luật tố tụng của Việt Nam hiện nay vẫn coi hồ sơ vụ án là tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án nhưng đề cao hơn nghĩa vụ tự chứng minh của đương sự so với các quy định trước kia, trong trường hợp xét thấy chứng cứ trong hồ sơ chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ. Tòa án chỉ tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ khi đương sự không thể tự mình thu thập được và có u cầu Tịa án thu thập chứng cứ.
Theo pháp luật tố tụng, mặc dù Hội đồng xét xử giữ vai trò điều khiển phiên tòa nhưng các yếu tố của thủ tục tố tụng tranh tụng được coi trọng như trong phần xét hỏi luật sư có quyền chất vấn bên đối thủ, tranh luận với Viện kiểm sát, các