Toà án nhân dân
Tranh tụng là nguyên tắc quan trọng trong tố tụng nói chung và xét xử nói riêng. Để đảm bảo cho nguyên tắc tranh tụng được thực hiện đầy đủ trong tố tụng nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng, cần thiết phải có một hệ thống các bảo đảm về pháp lý, về tổ chức cũng như về cơ sở vật chất.
* Bảo đảm về mặt pháp lý: ghi nhận rõ nội dung và các cơ chế pháp lý đảm
bảo nguyên tắc tranh tụng tại phiên tồ xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo hướng thực chất, đảm bảo đảm dân chủ, công khai; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng xét xử và quy định thủ tục tố tụng hình đẳng, đảm bảo các bên tham gia tố tụng được xét hỏi, tranh luận một cách khách quan, cơng bằng và bình đẳng.
Bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa bao gồm:
- Các quy định đầy đủ, hợp lý và khả thi về địa vị tố tụng của các bên tham gia tố tụng tại phiên tịa để họ có đầy đủ điều kiện, khả năng thực hiện các nội dung tranh tụng theo chức năng, nhiệm vụ hoặc lợi ích của mình: được chủ động thu thập vật chứng, được xét hỏi những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người làm chứng trong giai đoạn điều tra, được yêu cầu cung cấp tài liệu;
- Quy định thủ tục tố tụng bình đẳng, nhất là tại phiên tịa; đảm bảo để các bên tham gia tố tụng được xét hỏi, tranh luận một cách khách quan, công bằng và bình đẳng; mở rộng phạm vi các vụ án có sự tham gia bắt buộc của luật sư;
- Quy định quyền khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của các bên và hiệu lực như nhau của các khiếu nại đó. Ví dụ: Viện kiểm sát và bị cáo đều phải có quyền kháng cáo, kháng nghị như nhau đối với bản án, quyết định của Tịa án.
Pháp luật là cơng cụ để Nhà nước quản lý xã hội và bảo đảm cho các quyền con người được thực hiện. Nhất quán với nguyên tắc tất cả vì sự tự do hạnh phúc của nhân dân, đảm bảo cho người dân có quyền sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình, Nhà nước ta khơng ngừng hồn thiện pháp luật, bảo đảm tốt nhất quyền tố tụng cho đương sự.
Bảo đảm thực hiện quyền tranh tụng của đương sự phải gắn liền với sự điều chỉnh của pháp luật. Hiệu quả của bảo đảm tranh tụng một phần được quyết định bởi các quy định về trình tự thủ tục, nội dung, hình thức và cách thức thực hiện các quyền tố tụng của đương sự như quyền cung cấp chứng cứ, đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa, quyền nhờ người khác bảo vệ…từ khi khởi kiện vụ án đển chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Như vậy, quy định của pháp luật là hành lang pháp lý xác định trách nhiệm của Nhà nước trên các phương diện tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử.
* Bảo đảm về mặt tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ tư pháp:
Thứ nhất, thơng qua việc hình thành các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ
chức bổ trợ với chức năng hợp lý phù hợp với cơ chế tranh tụng.
Thứ hai, bảo đảm về số lượng và chất lượng các tổ chức luật sư, mở rộng
phạm vi bào chữa để đảm bảo các phiên tịa có sự tham gia của người bào chữa ngày càng nhiều; nâng cao văn hố pháp lý trong tố tụng nói chung và tại phiên tịa nói riêng;
Thứ ba, trình độ, nhận thức của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng, đảm bảo cho họ có đủ năng lực về chuyên môn, về phong cách, về khả năng diễn đạt để thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa. Những trường hợp người tham gia tranh tụng khơng có khả năng đó thì nhất thiết phải được sự trợ giúp của luật sư;
Thứ tư, bảo đảm cơ sở vật chất cho quá trình tranh tụng. Vị trí của các bên tại
phiên tịa thế nào để đảm bảo khơng khí tố tụng bình đẳng, khách quan; tạo điều kiện cho các bên dễ dàng tiếp xúc trong quá trình tố tụng; hệ thống âm thanh, hình ảnh thuận tiện cho việc theo dõi tiến trình tố tụng là những điều kiện rất cần thiết cho tranh tụng cần được nghiên cứu.