Yêu cầu bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm NGUYÊN tắc TRANH TỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG xét xử của tòa án NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 66 - 69)

5 Xem Điều 3 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989; Điều 3,4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Điều 3 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996,

3.1. Yêu cầu bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử của Tòa án nhân dân

TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ TỈNH

THANH HÓA

3.1. Yêu cầu bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử của Tòa án nhân dân nhân dân

Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đã được Hiến định trong Hiến pháp năm 2013 và tiếp tục được thể chế hóa trong Luật Tổ chức TAND năm 2014, Luật Tổ chức VKSND năm 2014, BLTTHS năm 2015, BLTTDS năm 2015, LTTHC năm 2015 và một số Nghị quyết của Quốc hội, đã trở thành một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động tố tụng ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng hình sự, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Để đạt được mục đích đó, việc bảo đảm ngun tắc tranh tụng trong xét xử cần có những giải pháp cụ thể. Yêu cầu đối với những giải pháp đó là:

Một là, các giải pháp được đặt ra phải phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp

ở nước ta.

Từ thực tiễn quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cơng tác tư pháp, đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp nhằm thích ứng tốt hơn với u cầu, địi hỏi cấp thiết trong tình hình mới. Định hướng của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định, việc kiên định, nhất quán nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, thống nhất và trực tiếp đối với cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp để bảo đảm thực hiện hiệu quả trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xác định cải cách tư pháp là động lực quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư pháp và cơng tác phịng chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo; là nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ, giữ vững, phát huy thành tựu phát triển của đất nước thời gian qua; đẩy nhanh việc hoàn thiện các thiết chế

của Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động tư pháp phải đặt người dân vào vị trí trung tâm, lấy tinh thần phục vụ nhân dân làm tơn chỉ, mục đích hoạt động; hồn thiện thể chế, phát huy dân chủ, bảo đảm các điều kiện về pháp lý và thực tế để người dân thực hiện đầy đủ, toàn diện các quyền của mình trong tố tụng; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân thông qua hoạt động tư pháp; phát huy vai trị và hồn thiện cơ chế giám sát đặc thù của cơ quan dân cử, của công luận và của nhân dân đối với hoạt động tư pháp…

Việc xây dựng các biện pháp bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể mà các Nghị quyết của Đảng đã đề ra, đó là: Nâng cao chất lượng cơng tố của KSV tại phiên tồ, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác...Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của KSV, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn...để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục trong thời hạn do luật định.

Hai là, các giải pháp phải đồng bộ, bao quát toàn diện trong các giai đoạn tố

tụng

Tồn bộ q trình tố tụng gồm nhiều giai đoạn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Với quy tắc đó, muốn nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tịa xét xử các vụ án hình sự, khơng chỉ tập trung hồn thiện thủ tục tranh tụng tại phiên tòa mà còn phải khắc phục những vấn đề cịn tồn tại trong các giai đoạn trước đó. Do đó, việc đề ra các giải pháp cần phải được xem xét trên toàn bộ các giai đoạn tố tụng. Đồng thời, việc thực hiện các giải pháp phải đồng bộ trên tất cả các phương diện về pháp luật, con người, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất...Nếu như việc bảo đảm nguyên tắc tranh tụng chỉ được tiến hành trên cơ sở xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật mà không chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của nhân dân, ý thức xã hội, ý thức pháp luật về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng thì ngun tắc tranh tụng chỉ là mang tính hình thức, các giải pháp được đề ra cũng chỉ mang tính tạm thời, khơng hiệu quả.

Tính khả thi được hiểu là khả năng áp dụng trong thực tiễn. Tính khả thi của các giải pháp bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự được đánh giá bởi sự phù hợp giữa các giải pháp đó với hiện thực pháp luật tố tụng, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Nếu các giải pháp phản ánh chính xác, kịp thời những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, chứa đựng nội dung phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu cải cách tư pháp sẽ tạo những “đòn bẩy” cho việc đảm bảo tranh tụng tại phiên tịa xét xử các vụ án hình sự. Ngược lại, nếu đặt ra những giải pháp quá xa rời, khơng phù hợp với thực tiễn, khơng có tính khả thi sẽ là nguyên nhân làm giảm sút hiệu quả của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.

Bốn là, các giải pháp bảo đảm tranh tụng phải trên cơ sở tôn trọng quyền con

người

Chúng ta có thể tìm thấy trong các văn kiện quốc tế về quyền con người trong tố tụng hình sự như: Tun ngơn nhân quyền thế giới năm 1948 (UHDR); Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR); Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân; Công ước chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con người năm 1985…Nghiên cứu các văn bản này đưa đến một khẳng định quyền con người trong tố tụng hình sự chẳng qua là sự cụ thể quyền được sống, quyền được tự do trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

Năm là, các giải pháp đề xuất theo định hướng Tòa án điện tử trong cải cách

tư pháp

Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) có thể làm thay đổi nhiều vấn đề của Tịa án nói riêng và tố tụng tư pháp nói chung. Xu hướng Tịa án thơng minh đã khá phổ biến trên thế giới, vì thế, Việt Nam cần đặt ra vấn đề này sao cho hiệu quả. Cải cách tư pháp cần đẩy mạnh để đáp ứng sự thay đổi của tình hình mới, đó là nhu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin đặt ra mục tiêu năm 2023 hồn tất xây dựng Tịa án điện tử. Cùng với đó phải tiếp tục đổi mới để hội nhập quốc tế. Các tranh chấp quốc tế xuyên biên giới ngày càng gia tăng, nếu chúng ta không cải cách, không đổi mới sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Hoạt động của Tòa án, xu hướng đơn giản hóa thủ tục tố tụng và ứng dụng cơng nghệ thơng tin (CNTT) vào hoạt động của Tịa án đang được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện. Nhiều Tòa án của một số nước đã xây dựng nhiều phòng xử mới để ứng

dụng những tiến bộ của CNTT. Những phịng xử án như vậy có thể được sử dụng để xét xử trực tuyến khi có kết nối internet với mạng nội bộ. Việc ứng dụng CNTT trong tố tụng cũng đã được ghi nhận trong các Bộ luật về tố tụng. Theo đó, ghi nhận việc gửi, nhận đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo bằng phương tiện điện tử; việc cấp, tống đạt thông báo văn bản tố tụng bên cạnh các phương thức tống đạt trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính thì bổ sung phương thức tống đạt bằng thư điện tử. Quy định các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật phải được công bố công khai trên cổng thơng tin điện tử của Tịa án. Đây là quy định mới nhằm thể chế hố chủ trương, chính sách của Đảng về tăng cường áp dụng CNTT trong hoạt động tư pháp; đồng thời cũng là nền tảng để xây dựng Tòa án điện tử và hướng tới xây dựng Tịa án thơng minh trong tương lai. Do đó, các giải pháp nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử các vụ án hình sự cần phải đồng thời đảm bảo quyền con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm NGUYÊN tắc TRANH TỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG xét xử của tòa án NHÂN dân từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)