Theo quy định pháp luật, cơ quan QLNN về QCNT gồm có: Chính phủ, BVHTTDL và bộ, cơ quan ngang bộ khác, UBND các cấp (Điều 5 LQC năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018)).
Cụ thể, Chính phủ thống nhất QLNN về quảng cáo nói chung và về QCNT nói riêng. BVHTTDL giúp Chính phủ thống nhất QLNN về quảng cáo. Trên cơ sở sự ủy quyền lập pháp của Quốc hội, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết nhiều vấn đề về QCNT [20, tr. 6]. Cụ thể, Khoản 4 Điều 11 LQC năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) ủy quyền cho Chính phủ quy định chi tiết về về hành vi, hình thức và mức xử phạt VPHC trong hoạt động quảng cáo. Điều 37 LQC năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) ủy quyền cho Chính phủ quy định cụ thể về hồ sơ, quy trình xây dựng, phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LQC về nội dung quảng cáo đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam; quy định về văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam và QLNN về quảng cáo.
Trong phạm vi thẩm quyền của mình, BVHTTDL chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về QCNT trong phạm vi cả nước.
BVHTTDL có nhiệm vụ, quyền hạn như: i. xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động
quảng cáo; ii. hướng dẫn, đôn đốc công tác xây dựng quy hoạch QCNT tại địa
phương; iii. thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định sản phẩm quảng
cáo; iv. tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý trong
hoạt động quảng cáo; v. thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quảng
thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật (Điều 26 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LQC (Nghị định số 181/2013/NĐ-CP)).
Trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực thì Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Bộ, cơ quan ngang Bộ khác cũng phối hợp thực hiện QLNN và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về tổ chức, hoạt động QCNT ở lĩnh vực do mình phụ trách. Cụ thể, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm: i. phối hợp với BVHTTDL QLNN về quảng cáo; QLNN về nội dung quảng
cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc ngành, lĩnh vực được
phân công; ii. tổ chức thực hiện các văn bản QPPL về quảng cáo đối với các sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý của mình; iii. thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quảng cáo thuộc lĩnh vĩnh vực được phân công quản lý (khoản 2 Điều 27 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của LQC).
Ở địa phương, UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện QLNN đối với QCNT. Cụ thể, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm QLNN đối
với hoạt động QCNT trên địa bàn như (Điều 28 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP): i.
cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của
doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài; ii. tổ chức xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực
hiện quy hoạch QCNT trên địa bàn; iii. tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định
của pháp luật về quảng cáo tại địa phương; iv. tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ quản lý và nghiệp vụ về quảng cáo tại địa phương; v. thanh tra, kiểm tra
và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền; v. báo cáo định kỳ việc
quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn gửi về BVHTTDL trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
vi. thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
SVHTTDL giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý hoạt
duyệt; ii. tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng
cáo, băng-rôn; iii. tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về
quảng cáo tại địa phương; iv. chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa
phương tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
theo thẩm quyền; v. giúp UBND cấp tỉnh báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động
quảng cáo trên địa bàn gửi về BVHTTDL (Cục Văn hóa Cơ sở) trước ngày 31 tháng
12 hằng năm; vi. thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường và các sở ngành liên quan cũng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ tham mưu QLNN về công tác cấp phép xây dựng các công trình quảng cáo, về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, về tổ chức đấu thầu các vị trí QCNT…
Ở cấp huyện và cấp xã, UBND cấp huyện và UBND cấp xã cũng thực hiện hoạt động QLNN đối với QCNT. Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (cụ thể là PVHTT) cũng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ QLNN đối với QCNT như: Thực hiện việc kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm về hoạt động QCNT theo quy định của pháp luật; phối hợp với Thanh tra SVHTTDL trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động QCNT trên địa bàn và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.