Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo ngoài trờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với quảng cáo ngoài trời từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 52)

ngoài trời

Triển khai tuyên truyền thực hiện LQC được xác định là trách nhiệm của các ngành, các cấp, người dân và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo. Đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội nhất định. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Hoạt động quảng cáo có thể thực hiện thông qua thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Để đạt được mục tiêu QLNN đối với hoạt động QCNT, Nhà nước cần có quy trình, tổ chức, nguồn nhân lực và vật lực cũng như sử dụng các công cụ (đặc biệt là pháp luật), phương tiện để điều tiết các hoạt động QCNT theo đúng mục tiêu của từng giai đoạn, thời kỳ. Thực tế hiện nay cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật về QCNT khá phổ biến, một trong những nguyên nhân của thực trạng này là do sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động QCNT để nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng là nhu cầu tất yếu hiện nay [56, tr. 52].

Về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật: được triển khai đa dạng, phù

hợp với nhu cầu, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan QLNN với tổ chức, cá nhân tham gia trong hoạt động

luật trên trang thông tin điện tử, báo, bản tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kết hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, hàng năm UBND Thành phố đã tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn nhằm hướng dẫn về công tác nghiệp vụ, đồng thời đánh giá về những mặt được, những yếu kém tồn tại trong công tác quản lý để tìm ra các giải pháp khắc phục hạn chế, đưa công tác QLNN về quảng cáo ngày một tốt hơn. Các cơ quan báo, đài cũng tăng cường nội dung tuyên truyền về LQC và thông tin các hoạt động của các địa phương trong việc triển khai hoạt động quảng cáo. Kịp thời biểu dương các địa phương, đơn vị làm tốt, phê phán các địa phương làm chưa tốt.

Đối tượng tuyên truyền phổ biến pháp luật các ngành, các cấp; tuyên

truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân, nhất là các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo. Địa phương cũng bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về quảng cáo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý. Xây dựng nội dung tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc định kỳ mời báo cáo viên tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật đến các đơn vị tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo.

SVHTT là cơ quan chuyên môn được UBND Thành phố trực tiếp giao nhiệm vụ triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động QCNT. Từ năm 2013 đến nay, SVHTT đã cử Chánh Thanh tra, Phó Chánh thanh tra, các Thanh tra viên là báo cáo viên của Thành phố thực hiện báo cáo cho các hội nghị tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật về quảng cáo nói chung và QCNT nói riêng, tổng cộng có 65 hội nghị tập huấn với khoảng 8.870 người được tập huấn. Hằng năm, SVHTTDL đều biên soạn, in ấn và phát hành Sách pháp luật phổ biến các quy định pháp luật về quảng cáo để triển khai cho các quận huyện trên địa bàn Thành phố. Kết quả từ năm 2013 đến nay đã phát hành 07 tựa sách pháp luật với tổng số lượng là 7.600 cuốn [51, tr. 5].

Nhìn chung công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về quảng cáo trong thời gian qua đã được các cấp chính quyền trên địa bàn TP.HCM quan tâm triển khai đạt hiệu quả, thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, phổ biến và giáo dục

pháp luật đã giúp cho các cán bộ, công chức làm công tác QLNN về QCNT nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để xử lý các tình huống phát sinh trong công tác quản lý; đồng thời cải thiện hiểu biết pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người dân từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về QCNT, góp phần vào sự ổn định an ninh, trật tự; tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội trên địa bàn TP.HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với quảng cáo ngoài trời từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)