Ba là, cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ công chức của các địa phương, đặc biệt là đội ngũ cán bộ văn hóa ở xã, phường cùng với việc đổi mới chính sách tiền lương để cán bộ văn hóa ở xã, phường ổn định cuộc sống, an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. SVHTT, PVHTT phải nắm chắc tình hình hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo trên địa bàn, thông qua tổ chức Hội Quảng cáo TP.HCM để tuyên truyền vận động sự tự giác chấp hành pháp luật và đầu tư nâng cao năng lực chuyên môn của lực lượng tham gia trong lĩnh vực này. Định kỳ các PVHTT, các doanh nghiệp hoạt động về quảng cáo phải báo cáo kết quả hoạt động về SVHTT tổng hợp, theo dõi chung và báo cáo UBND Thành phố.
3.3.5. Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về quảng cáo ngoài trời cáo ngoài trời
Thứ nhất, cần nâng cao trách nhiệm QLNN về QCNT của chính quyền cơ sở; cụ thể là vai trò kiểm tra, phát hiện, đề xuất xử lý của PVHTT ở các quận, huyện, UBND xã, phường. Hơn ai hết các hoạt động vi phạm pháp luật về QCNT xảy ra hàng ngày tại địa bàn thì chính quyền địa phương là cấp phát hiện kịp thời nhất. UBND các xã, phường cần phải thường xuyên tuyên truyền vận động trong hệ thống chính trị về ý thức chấp hành pháp luật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo vệ thuần phong mỹ tục; kiên quyết không để các hành vi phạm về QCNT ảnh hưởng đến trật tự đô thị, mỹ quan tại địa phương. Đây là lực lượng
rất quan trọng góp phần hỗ trợ tích cực trong công tác hậu kiểm của QLNN về QCNT, bởi lẽ lực lượng Thanh tra chuyên ngành Văn hóa của Thành phố từ 07 đến 10 người nên không thể kiểm soát toàn bộ tình hình nếu không có sự phối hợp của cơ sở.
Thứ hai, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan QLNN để tổng kiểm tra và rà soát các bảng quảng cáo ở địa phương; SVHTT phải chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy kiểm tra và xử lý, buộc tháo dỡ các biển hiệu, hộp đèn che kín mặt tiền nhà không đúng với thiết kế đã cho phép, vi phạm về quy định phòng cháy, chữa cháy, đặc biệt tại các vị trí vòng xoay, ngã ba, ngã tư các đường phố, gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị. UBND các quận, huyện cần xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện; chỉ đạo kiểm tra, rà soát, xử phạt, tháo dỡ bảng, biển hiệu thuộc địa bàn quản lý không đúng với chủ trương của địa phương; tăng cường kiểm tra và xử lý các đơn vị treo, gắn bảng, biển hiệu quảng cáo... không có sự chấp thuận của các cơ quan chức năng, không đúng nội dung, không đúng vị trí hoặc vượt số lượng cho phép, quá thời hạn không tháo dỡ; các hành vi quảng cáo rao vặt, treo dán trái phép các loại áp-phích trên gốc cây, trụ điện, tường nhà...; các bảng hiệu kinh doanh lấn chiếm lề đường, vỉa hè; các công trình xây dựng cao ốc tự quảng cáo băng-rôn, chồng lấn lên nhau làm mất mỹ quan khu vực, nhất là ở các vị trí cửa ngõ, các tuyến đường chính trên địa bàn trung tâm. Đồng thời có biện pháp giao trách nhiệm cho UBND các phường, xã quản lý, không để tái xảy ra tình trạng nêu trên sau khi đã tổ chức tháo dỡ. UBND các phường, xã cần tổ chức khảo sát việc viết, đặt, treo bảng hiệu trên địa bàn quản lý, lập danh sách và thông báo đến từng tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn có sai phạm về viết, đặt bảng hiệu để yêu cầu điều chỉnh, sửa chữa, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp không chấp hành để lập lại trật tự mỹ quan đô thị.
Thứ ba, công tác hậu kiểm đối với hoạt động QCNT là nhiệm vụ quan trọng của QLNN, do đó cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Chính quyền Thành phố phải đảm bảo nguồn nhân lực và các phương tiện
chặc chẽ giữa các cơ quan thanh tra chuyên ngành như Xây dựng, Giao thông, Địa chính, Y tế… và UBND các cấp trên địa bàn Thành phố. Theo Nghị định số 158/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP), hiện nay mức xử phạt VPHC trong lĩnh vực quảng cáo là tương đối cao (một số hành vi vi phạm có khung phạt cao nhất đến 100.000.000 đồng), do đó cần có các giải pháp đồng bộ trong thanh tra, kiểm tra, lập hồ sơ xử lý vi phạm, phải cẩn trọng trong từng khâu nhằm hạn chế thấp nhất các sai sót trong xử lý vi phạm đối với hoạt động QCNT. Đồng thời duy trì nghiêm chế độ trực và tiếp công dân để tiếp nhận hồ sơ giải quyết khiếu nại tố cáo có liên quan, đảm bảo việc xử lý hồ sơ khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Tiểu kết Chương 3
Qua nghiên cứu nội dung của Chương 3 về phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với QCNT trên địa bàn TP.HCM, tác giả rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, công tác QLNN đối với QCNT trên địa bàn TP.HCM thời gian tới cần chú trọng các vấn đề sau: thực hiện cải cách TTHC trong QLNN về hoạt động QCNT; QLNN gắn với bảo đảm quyền lợi hợp pháp của tổ chức và cá nhân tham gia trong hoạt động quảng cáo; QLNN về QCNT phải gắn với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
Thứ hai, để nâng cao hiệu quả QLNN đối với QCNT, tác giả đã đưa ra các giải pháp cụ thể:
Một là, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về QCNT, ban hành các quy định chi tiết tại địa phương như: Quy định về đấu thầu các vị trí QCNT; Quy định về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tạm thời; Quy định về sử dụng các công trình hạ tầng đô thị để hoạt động quảng cáo…; phê duyệt quy hoạch QCNT để làm căn cứ pháp lý phục vụ cho công tác quản lý; ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong công tác QLNN về hoạt động QCNT.
Hai là, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi pháp luật về QCNT.
Ba là, quan tâm đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của QLNN. Trong đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngành các cấp trong thực thi pháp luật về QCNT; quan tâm kiện toàn và đổi mới hoạt động của Hội Quảng cáo TP.HCM, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức nghề nghiệp về quảng cáo hoạt động có hiệu quả.
Bốn là, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm theo luật định.
KẾT LUẬN
Trong nội dung của luận văn “QLNN đối với QCNT từ thực tiễn TP.HCM”,
tác giả đã làm sáng tỏ các vấn đề sau:
Thứ nhất, luận văn đã tập trung phân tích cơ sở lý luận và pháp lý của QLNN về QCNT, trong đó trình bày rõ khái niệm, bản chất, chức năng về QCNT trong đời sống xã hội. Đặc biệt luận văn đã đi sâu phân tích đặc điểm của QLNN, những nội dung chủ yếu của QLNN về QCNT.
Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng về quản lý hoạt động QCNT trên địa bàn TP.HCM những năm vừa qua. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và quá trình đô thị hoá; sự phát triển của khoa học kỹ thuật… cũng đã tác động không nhỏ đến công nghệ quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo ở ngoài trời, đem lại cho cảnh quan đô thị với nhiều sắc thái đa dạng, phong phú nhưng cũng hết sức phức tạp. Những vấn đề trên đặt ra cho công tác QLNN cần nghiêm túc đánh giá những mặt được và chưa được, cần nghiên cứu một vài mô hình quản lý có hiệu quả của một số nước trong khu vực, từ đó có thể áp dụng trong quản lý tại địa phương một cách hiệu quả.
Thứ ba, luận văn cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong hoạt động QLNN về QCNT trên địa bàn TP.HCM như: công tác quy hoạch QCNT mặc dù đã được triển khai thực hiện nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt; vướng mắc trong quá trình xử lý vi phạm về QCNT; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vi phạm về QCNT chưa chặt chẽ nên hiệu quả xử lý còn thấp; điều kiện nhân lực phục vụ cho hoạt động QLNN đối với QCNT còn hạn chế; một bộ phận cá nhân, tổ chức còn hạn chế trong ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia hoạt động QCNT.
Thứ tư, tác giả đưa ra phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện QLNN đối với QCNT trên địa bàn TP.HCM gồm: Giải pháp về hoàn thiện pháp luật; Giải pháp về xây dựng chiến lược, quy hoạch QCNT và tổ chức thực hiện pháp luật về QCNT; Giải pháp về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về QCNT; Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quản lý; Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về QCNT./.