và tổ chức thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời
Để quản lý hoạt động QCNT đạt hiệu quả, UBND TP.HCM cần quan tâm nghiên cứu các văn bản QPPL về quảng cáo để kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện mang tính khả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thực thi đúng quy định pháp luật.
Một là, cần ban hành các quy định cụ thể của địa phương để thực hiện LQC. Cụ thể:
Quy định về đấu thầu các vị trí QCNT: đối với các vị trí quy hoạch bảng quảng cáo nằm trong khu vực đất công sản (nằm trong chỉ giới giao thông, công
viên, công trình công cộng), hiện nay phần lớn các địa phương chưa có quy định cụ
thể về việc cho thuê hoặc đấu thầu các vị trí QCNT (Khoản 5 Điều 18 Nghị định số
181/2013/NĐ-CP), nên nghiên cứu quy định của pháp luật về đấu thầu để ban hành
kịp thời quy định này. Cần phải nhìn nhận các điểm QCNT cũng là một nguồn thu ngân sách tiềm năng để bù đắp các chi phí trong việc lập quy hoạch, trong thẩm định hồ sơ của các cơ quan nhà nước, do đó cần sớm có chính sách cho thuê hoặc đấu thầu quyền khai thác, sử dụng đối với các vị trí này. Theo tác giả đây là cơ chế hết sức cần thiết, vì nhà nước bỏ kinh phí đầu tư xây dựng quy hoạch, chi phí cho việc đầu tư các công trình hạ tầng đô thị, tạo cơ chế thoáng cho doanh nghiệp quảng cáo, doanh nghiệp được lợi thì Nhà nước cũng phải có nguồn thu từ quảng cáo để chi cho công tác lập quy hoạch, thẩm định, hậu kiểm, xử lý nghiêm khắc, triệt để các vi phạm. Do vậy, để quản lý hiệu quả, UBND Thành phố nên giao cho SVHTT chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Xây dựng tham
đồng thời giao SVHTT làm đầu mối rà soát các điểm quảng cáo trên đất công sản để quản lý cho thuê hoặc đấu thầu quyền khai thác sử dụng quảng cáo thương mại.
Qua nghiên cứu quy định ở một số nước cho phép các nhà khai thác phương tiện truyền thông ngoài trời được ký hợp đồng với địa phương hoặc cơ quan Chính phủ để sử dụng hoặc cho thuê phương tiện truyền thông không gian ngoài trời. Bù lại, các nhà khai thác chịu trách nhiệm đầu tư vào các điểm cung cấp nơi trú ẩn xe buýt, xe điện, ki-ốt, cầu vượt cho người đi bộ và cơ sở hạ tầng công cộng khác; cài đặt, bảo dưỡng và làm sạch các công trình công cộng được tài trợ hoàn toàn thông qua các hoạt động của các phương tiện truyền thông ngoài trời. Đây là mô hình cần nghiên cứu áp dụng trong QLNN về QCNT hiện nay tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
Quy định về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tạm thời: đối với vị trí quy hoạch đặt bảng quảng cáo trên phần đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho tổ chức hoặc cá nhân, cần có quy định về thủ tục chuyển đổi sang đất chuyên dùng tạm thời và có lệ phí thu phù hợp do hệ số sinh lời từ quy hoạch quảng cáo mang lại. Tác giả thiết nghĩ UBND Thành phố cần xây dựng chủ trương cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển mục đích sử dụng đất tạm thời đối với phạm vi diện tích đất (nông nghiệp) đang xin phép xây dựng công trình quảng cáo sang đất xây dựng (có thời hạn trong thời gian cấp phép xây dựng công trình quảng cáo, nếu hết thời hạn mà không có nhu cầu gia hạn để tiếp tục thì phần đất đó đương nhiên trở lại dạng đất nông nghiệp).
Quy định về sử dụng các công trình hạ tầng đô thị để hoạt động quảng
cáo: TP.HCM cần có quy định về việc cho thuê sử dụng các công trình hạ tầng đô thị để treo băng-rôn quảng cáo; xã hội hóa từ nguồn kinh phí này để lắp đặt các thiết bị treo băng-rôn cho đồng bộ, mỹ quan. Tác giả cho rằng cần quy định cụ thể: về băng-rôn, ngoài việc phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện (Khoản 2 Điều 27 LQC năm 2012 và điểm b Khoản 1 Điều 60 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP), trên mỗi băng-rôn, phải ghi cụ thể thời gian treo; số lượng băng-rôn do SVHTT quyết định đối với từng trường hợp hợp cụ thể, nhưng tối đa không quá 200 băng-rôn.
Trước khi nộp hồ sơ thông báo nội dung sản phẩm quảng cáo trên băng- rôn tại SVHTT thì tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo phải ký hợp đồng thuê địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn (cột treo băng-rôn) với chủ đầu tư tại các vị trí trong danh mục kèm theo hồ sơ, nộp phí dịch vụ treo, tháo gỡ băng-rôn theo quy định của địa phương. Tại địa bàn quận, huyện phải thiết kế hệ thống cột treo băng-rôn theo quy hoạch thống nhất của Thành phố về chất liệu và thiết kế, ví dụ như chất liệu bằng thép không gỉ, thiết kế liên kết chắc chắn với thân cột trụ đứng độc lập với thân cột đèn chiếu sáng ở hai bên tuyến đường giao thông, cứ cách 02 cột đèn được treo một băng-rôn dọc,….; Đồng thời, cũng cần quy định về các chiều treo băng-rôn quảng cáo, nếu đó là những băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội được thực hiện theo hình thức băng-rôn dọc. Sau khi được SVHTT ra văn bản chấp thuận nội dung thông báo sản phẩm quảng cáo trên băng-rôn, tổ chức, cá nhân làm quảng cáo phải liên hệ PVHTT quận, huyện để được hướng dẫn treo băng-rôn tại các vị trí phù hợp. Quy định chung cho các băng-rôn quảng cáo là không quá số lượng 200 băng rôn dọc cho 01 hoạt động, thời hạn không quá 15 ngày, nhằm bảo đảm an toàn và cảnh quan đô thị. Quảng cáo bằng các phương tiện QCNT như: bảng, biển hộp đèn, đèn nê-ông uốn chữ tại nóc nhà phải tuân thủ các quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo LQC, Thông tư số 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Xây dựng và lắp đặt phương tiện QCNT” và phải đảm bảo phòng cháy, an toàn sinh mạng…
Quy định về việc kiểm tra và chấn chỉnh các công trình quảng cáo thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 của LQC: Để đảm bảo an toàn cho người dân Thành phố, đồng thời chấn chỉnh công tác chấp hành pháp luật trong QLNN về quảng cáo, UBND Thành phố cần sớm có chỉ đạo giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với UBND quận, huyện tổ chức tổng kiểm tra các công trình quảng cáo thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của LQC, đặc biệt là các công trình đã tồn tại trước ngày 21/6/2012. Căn cứ kết quả kiểm tra, gửi văn bản thông báo
các công trình quảng cáo phải lập tức ngưng hoạt động và buộc chủ sở hữu phải tháo dỡ vì không đảm bảo an toàn; các công trình quảng cáo đã tồn tại trước ngày 21/6/2012 được gia hạn thời gian cho phép chủ sở hữu thực hiện các thủ tục cần thiết để bổ sung Giấy phép xây dựng theo quy định. Quá thời hạn cho phép nêu trên, các loại bảng quảng cáo đã tồn tại trước ngày 21/6/2012 không có giấy phép xây dựng sẽ phải ngưng hoạt động và buộc phải tháo dỡ. Chỉ đạo SVHTT không tiếp nhận hồ sơ TTHC đối với các loại bảng nằm trong danh sách phải tháo dỡ và không có bản sao giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định.
Hai là, TP.HCM cần sớm hoàn thiện và phê duyệt Quy hoạch QCNT để làm căn cứ pháp lý phục vụ cho công tác quản lý.
Như đã trình bày, mặc dù đã được xây dựng và lấy ý kiến góp ý nhiều lần, cho đến nay Thành phố vẫn chưa phê duyệt Quy hoạch QCNT, do vậy gây ra những khó khăn nhất định cho các cơ quan chức năng trong công tác QLNN đối với QCNT trên địa bàn Thành phố. Do vậy, việc cấp thiết là trong thời gian tới UBND Thành phố cần kịp thời giải quyết những vướng mắc còn tồn đọng để phê duyệt quy hoạch QCNT, qua đó làm cơ sở cho các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện công tác quản lý về QCNT một cách thống nhất.
Qua nghiên cứu Luật Quy hoạch, tác giả nhận thấy UBND Thành phố có đầy đủ cơ sở pháp lý để tiếp tục triển khai thực hiện công tác quy hoạch QCNT đồng thời với các quy hoạch khác theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật Quảng cáo năm 2012. Cụ thể: Điểm c Khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch quy định quy hoạch “Phương hướng phát triển ngành quan trọng trên địa bàn; lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội” là một trong những nội dung chủ yếu của Quy hoạch tỉnh. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 Luật Quy hoạch, “Việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.”. Như vậy, theo quy định tại Điểm c Khoản 2 và Khoản 3 Luật Quy hoạch, việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch có tính chất chuyên ngành để triển khai quy hoạch phương hướng phát triển ngành quan trọng trên địa bàn được thực hiện theo quy định của
pháp luật có liên quan. Ngày 28/3/2014, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch số 1309/KH-UBND triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, đề ra nhiệm vụ thực hiện quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm, trong đó có lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, cụ thể hơn là Quy hoạch hoạt động QCNT trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025. Mặt khác, Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thành phố đến năm 2030 cũng đã xác định Phát triển ngành quảng cáo ở TP.HCM trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn, là nhiệm vụ quan trọng. Do đó, căn cứ Điểm c Khoản 2 và Khoản 3 Luật Quy hoạch, việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch quảng cáo ngoài trời để triển khai quy hoạch phương hướng phát triển ngành quảng cáo trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn của Thành phố được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo (Luật Quảng cáo).
Khi xây dựng quy hoạch cần xây dựng tiêu chí thống nhất, đồng bộ về hình thức, chất liệu, kích thước theo quy định của LQC và các văn bản hướng dẫn thi hành, thật sự tạo được mỹ quan đô thị và cần phải tính đến nhu cầu kinh doanh trong hoạt động quảng cáo. Quy hoạch quảng cáo phải gắn với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị… cần đặt ra các yêu cầu về tính thống nhất trong các quy hoạch này. Công tác quản lý việc thực hiện quy hoạch đã phê duyệt cần được chú trọng đúng mức, kiên quyết thực hiện đúng quy định các chi tiết về khoảng cách, kích thước, hình thức, chất liệu… đã được duyệt.
Ba là, xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa đơn vị chủ quản là ngành Văn hóa với các đơn vị liên quan như Xây dựng, Giao thông, Địa chính, Y tế… và các địa phương, trong quản lý hoạt động QCNT
Theo đó, UBND Thành phố cần phân định rõ vai trò trách nhiệm của từng chủ thể, các nội dung và cơ chế phối hợp nhằm kịp thời khắc phục tình trạng chồng chéo hoặc buông lỏng quản lý hiện nay. Cụ thể như quy định việc phối hợp để tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương
động quảng cáo (PVHTT) ở cấp huyện về chức năng, thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đối với công trình quảng cáo và nội dung sản phẩm quảng cáo tại các địa phương, đảm bảo thực hiện đúng giấy phép xây dựng công trình quảng cáo và tuân thủ chính sách QCNT đã được duyệt…