Yếu tố khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với quảng cáo ngoài trời từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 44)

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ và tác động đến hầu hết các

quốc gia trên thế giới. Theo đó, việc ứng dụng CNTT, KHKT vào các lĩnh vực của

đời sống xã hội đang trở thành một xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu với mục tiêu tiện lợi, nhanh chóng, giảm thời gian, chi phí, nhân lực, việc đi lại và giảm giao dịch trực tiếp. Hoạt động QCNT cũng không nằm ngoài xu thế này. Hoạt động QCNT đã và đang từng bước ứng dụng KHKT, CNTT ngày càng mạnh mẽ trong hoạt động của mình, trong đó phải kể đến QCNT thông qua các phương tiện điện tử.

Từ đầu năm 2020 đến nay, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng trầm trọng bởi đại dịch Covid 19, gây thiệt hại nặng nề đến nền kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại. Các kế hoạch kinh doanh có thể thay đổi linh động theo diễn biến của

môi trường QCNT thông qua các phương tiện điện tử. Như vậy, có thể thấy QCNT

dựa trên nền tảng KHKT, CNTT là một xu thế chung trong hoạt động QCNT trên

toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hơn thế nữa, nhu cầu

QCNT dựa trên nền tảng KHKT, CNTT tại Việt Nam là một nhu cầu có thật, đặc

Tiểu kết Chương 1

Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp luật về QLNN đối với QCNT, tác giả đi đến một số kết luận sau đây:

Thứ nhất, về khái niệm, QCNT là việc sử dụng các phương tiện QCNT để giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ; hoặc không nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức cá nhân cung ứng dịch vụ.

Thứ hai, QLNN đối với QCNT là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của Nhà nước bằng quyền lực nhà nước (chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước) đối với toàn bộ hoạt động QCNT nhằm mục đích chung nhất là làm cho các hoạt động này diễn ra đúng quy định của pháp luật, thúc đẩy hoạt động quảng cáo phát triển và đáp ứng yêu cầu quản lý đối với QCNT.

Thứ ba, QLNN đối với QCNT có các đặc điểm sau: i. chủ thể thực hiện QLNN đối với QCNT là các cơ quan thực hiện quyền quản lý và mang quyền lực nhà nước; ii. đối tượng QLNN về QCNT là cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động QCNT, các công trình xây dựng quảng cáo và nội dung trên các sản phẩm quảng cáo liên quan; iii. nội dung QLNN đối với QCNT là quá trình thực thi hoạt động chấp hành - điều hành của các chủ thể QLNN; iv. QLNN đối với QCNT được bảo đảm bằng nguồn nhân lực, vật lực dồi dào.

Thứ tư, QLNN đối với QCNT có mục đích là bảo đảm tính chính xác, tính khách quan và tính hiệu quả của hoạt động QCNT.

Thứ năm, QLNN đối với QCNT được thực hiện theo những nguyên tắc sau

đây: i. quản lý nhà nước đối với QCNT phải tuân thủ pháp luật, tuân theo quy

chuẩn chuyên môn; ii. quản lý nhà nước đối với QCNT phải tuân theo kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo, quy hoạch QCNT của từng địa phương;

iii. quản lý nhà nước đối với QCNT nhằm bảo đảm cho hoạt động QCNT diễn ra

khách quan, chính xác.

thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động quảng cáo, quy hoạch QCNT; iii. phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động QCNT; iv. chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho công tác QLNN về hoạt động QCNT; v. thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo ngoài trời, vi. thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực QCNT.

Tuy nhiên, thực trạng QLNN đối với QCNT vẫn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, tùy theo đặc điểm từng địa phương. Về vấn đề này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu ở Chương 2 của Luận văn.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với quảng cáo ngoài trời từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)