Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo ngoài trờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với quảng cáo ngoài trời từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

pháp luật về hoạt động quảng cáo ngoài trời

Ngày 16/11/2001, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X, đã thông qua Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10, gồm 07 Chương, 35 Điều. Pháp lệnh Quảng cáo ra đời điều chỉnh tất cả các loại hình quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam; xác định những vấn đề cơ bản về nội dung, hình thức, phương tiện, điều kiện quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo. Trên cơ sở Pháp lệnh Quảng cáo, Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư và Thông thư liên tịch. Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành phố cũng ban hành những văn bản điều chỉnh hoạt động quảng cáo của địa phương mình. Theo báo cáo của BVHTTDL, từ năm 2002 đến hết năm 2010, các địa phương trên cả nước đã ban hành 1.620 văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo. Trong đó, TP.HCM đã ban hành 285 văn bản quy định về hoạt động quảng cáo trên địa bàn [07, tr. 3]. Có những văn bản quy phạm nổi bật được ban hành trong giai đoạn này như Quyết định số 108/2002/QĐ-UB ngày 25/9/2002 của UBND ban hành quy định về hoạt động quảng cáo trên địa bàn TP.HCM, Quyết định số 39/2009/QĐ-UBND ngày 05/6/2009 của UBND

Ngày 21/6/2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua LQC. LQC được xây dựng đã thể hiện rõ các quan điểm nhằm: thể chế hoá chủ trương đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng và Nhà nước, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về

xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đảm bảo tính thống nhất của bộ máy QLNN, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật của nước ta; phù hợp với cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Điều ước quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia trong lĩnh vực quảng cáo; kế thừa các quy định của Pháp lệnh Quảng cáo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động quảng cáo của nước ngoài; điều chỉnh toàn diện hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam với các quy định tương đối cụ thể, rõ ràng; thúc đẩy hoạt động quảng cáo phát triển lành mạnh, bảo vệ lợi ích quốc gia; quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động quảng cáo; thực hiện chủ trương cải cách TTHC trong QLNN về họat động quảng cáo.

Để đảm bảo cho công tác QLNN về hoạt động quảng cáo tại các địa phương đi vào nề nếp khi Luật Quảng cáo có hiệu lực (từ ngày 01/01/2013), BVHTTDL đã có Công văn số 04/VHCS-QCNT ngày 03/01/2013 và Công văn số 2310/BVHTTDL- VHCS ngày 24/6/2013 để hướng dẫn SVHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn triển khai thực hiện các quy định của LQC. Ngày 31/10/2013, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số

19/2013/BXD về “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương tiện công trình QCNT”.

Ngày 14/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2013/NĐ- CP quy định

chi tiết thi hành một số điều của LQC và ngày 12/11/2013, Chính phủ đã ban hành

Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP). Bộ trưởng BVHTTDL ban hành Thông tư số 10/2013/TT-

BVHTTDL ngày 06/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều

của LQC và Nghị định số 181/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của LQC.

Để triển khai thực hiện các văn bản QPPL của trung ương về QCNT, chính quyền TP.HCM cũng đã chủ động ban hành các văn bản một cách kịp thời để triển khai thực hiện các quy định pháp luật về QCNT. Cụ thể, ngày 16/9/2014, UBND Thành phố đã ban hành Chỉ thị số 25/2014/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý về hoạt động quảng cáo trên địa bàn TP.HCM; Quyết định số 5348/QĐ-UBND ngày 21/10/2015 của UBND Thành phố về duyệt đề án “thí điểm quảng cáo trên phương tiện giao thông (xe buýt) trên địa bàn TP.HCM”…

Về tổ chức thực hiện các văn bản QPPL về hoạt động QCNT, hoạt động cấp giấy phép trong hoạt động QCNT là một trong các hoạt động quản lý chủ yếu. Quản lý bằng giấy phép là một trong những cơ chế quản lý chặt chẽ của Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng, được thực hiện thông qua cơ chế xin phép - cho phép. Mục đích của quản lý thông qua giấy phép thực hiện quảng cáo là bảo đảm hoạt động quảng cáo trên các phương tiện QCNT theo đúng quy hoạch, đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị, ngăn ngừa các quảng cáo sai sự thật, đi ngược lại truyền thống, văn hóa dân tộc. LQC ra đời đã bãi bỏ Giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, băng-rôn và thay bằng thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo trước khi thực hiện quảng cáo; bãi bỏ Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo (hoặc thủ tục đăng ký nội dung quảng cáo) đối với hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển nông thay bằng quy định điều kiện phải thực hiện theo Điều 20 LQC và các nội dung bắt buộc quy định tại Nghị định của Chính phủ; tiếp tục duy trì cấp phép xây dựng đối với màn hình quảng cáo từ 20 mét vuông trở lên; bảng quảng cáo 20 mét vuông gắn vào công trình đã có trước; bảng quảng cáo đứng độc lập từ 40 mét vuông trở lên (Bộ Xây dựng cấp phép). Qua thống kê từ ngày 01/01/2013 đến tháng 6/2019, TP.HCM đã cấp phép QCNT cho 35.887 trường hợp, trong đó quảng cáo thông qua Bảng, Biển, Panô là 2.652 trường hợp, quảng cáo qua Băng rôn, phướn là 11.429 trường hợp, các trường hợp khác là 21.806 trường hợp [52, tr. 3].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với quảng cáo ngoài trời từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)