trời trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, thực hiện cải cách thể chế, cải cách TTHC trong QLNN về hoạt động QCNT
Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ yêu cầu: Thay thế
thủ tục cấp phép thực hiện quảng cáo trên băng-rôn, phương tiện giao thông, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động khác đối với hàng hóa, dịch vụ thông thường, hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bằng nghĩa vụ thông báo của doanh nghiệp trước khi quảng cáo cùng với cam kết về tuân thủ những quy định của pháp luật về yêu cầu, điều kiện, nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo. Tăng cường công tác hậu kiểm của cơ quan hành chính nhà nước và hoàn thiện các quy định của pháp luật về quy hoạch quảng cáo ở địa phương, công bố “tiêu chuẩn quảng cáo” băng-rôn, phương tiện giao thông, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động khác cho các loại hàng hóa, dịch vụ; quy định cụ thể điều kiện quảng cáo. Bỏ quy định về thu lệ phí cấp phép thực hiện quảng cáo trên băng-rôn, phương tiện giao thông, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động khác (Nghị quyết số 69/NQ- CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi
chức năng quản lý của BVHTTDL).
Thực hiện yêu cầu trên, sự ra đời của LQC năm 2012 đã phản ánh được mong muốn thay thế cơ chế cấp phép bằng cơ chế hậu kiểm nhà nước. Đây là một bước cải cách lớn, phù hợp với thực tiễn chung nhằm xây dựng cơ chế TTHC thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận và thực thi. Đã có sự phân định rõ chức nghiệp của mỗi cơ quan, giúp cho các cơ quan nhà nước tránh sa vào những công việc sự vụ để tập trung cho công tác QLNN, theo đó Nhà nước sẽ thể hiện rõ ở vai trò xây dựng chính sách pháp luật, xây dựng tiêu chuẩn, quy hoạch, kiểm tra và giám sát.
Để công tác QLNN đối với hoạt động QCNT trên địa bàn TP.HCM thời gian tới đạt hiệu quả cần giảm bớt bước “tiền kiểm”, đồng thời tăng cường khâu “hậu kiểm”. Thực tiễn thi hành Pháp lệnh quảng cáo trước đây cho thấy chế độ “tiền
kiểm” không những tạo ra rào cản đối với các doanh nghiệp khi thực hiện QCNT mà hiệu quả quản lý cũng không cao bởi vì thông qua cơ chế này các cơ quan QLNN chỉ có thể xem xét, đánh giá và kiểm soát về mặt hồ sơ, giấy tờ, nội dung và hình thức của sản phẩm quảng cáo mà không thể kiểm soát được tính trung thực của hoạt động QCNT trong thực tế. Trong khi đó, việc quy định chế độ tiền kiểm tạo ra TTHC rườm rà, gây khó khăn cho hoạt động của các cá nhân, tổ chức thực hiện QCNT. Từ đó nảy sinh vấn đề xin – cho để “lách luật” trong hoạt động cấp phép QCNT, do vậy làm cho hoạt động quản lý trở lên lộn xộn và kém hiệu quả.
Vì thế, tiếp thu tinh thần tiến bộ của LQC năm 2012, trong hoạt động QLNN đối với QCNT, chính quyền Thành phố cần chú trọng đến cơ chế “hậu kiểm” trong quản lý, nghĩa là không chú trọng các khâu cấp phép thực hiện ban đầu mà phải tăng cường giám sát, theo dõi, quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình các chủ thể thực hiện hoạt động QCNT, đồng thời giúp các chủ thể này tuân thủ pháp luật và chính sách của địa phương về QCNT. Với cách thức này, tư duy QLNN về QCNT sẽ được đổi mới và tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho cả cơ quan công quyền và chủ thể thực hiện QCNT.
Thứ hai, QLNN gắn với bảo đảm quyền lợi hợp pháp của tổ chức và cá nhân tham gia trong hoạt động quảng cáo
Một trong những quyền cơ bản của tổ chức và cá nhân tham gia trong hoạt động quảng cáo là quyền được quảng cáo về tổ chức, cá nhân, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình (điểm a Khoản 1 Điều 12 LQC năm 2012). Quảng cáo là nhu cầu của người kinh doanh, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng là nhu cầu của người tiêu dùng, tạo cơ hội cho người tiêu dùng có điều kiện để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Vì vậy, những văn bản pháp luật về quảng cáo và công tác QLNN về quảng cáo cũng cần được quy định rõ ràng, minh bạch và cụ thể để đảm bảo lợi ích chính đáng của người kinh doanh và tiêu dùng, góp phần tích cực cho cạnh tranh lành mạnh.
Do đó, về phía chính quyền TP.HCM cần có cơ chế chính sách thông thoáng, thuận lợi hơn, quan tâm tạo điều kiện cho quảng cáo phát triển đúng hướng và có
quy hoạch quảng cáo ở tại địa phương, công bố quy hoạch quảng cáo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Xây dựng và lắp đặt phương tiện QCNT” (do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/2018) trên bảng, biển, pa-nô; cụ thể điều kiện hoạt động quảng cáo; công khai minh bạch các chủ trương, chính sách; đảm bảo sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân và nhân dân trong việc xây dựng quy hoạch QCNT… chính là góp phần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Thứ ba, QLNN về QCNT phải gắn với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế
Các quy định của LQC năm 2012 đã đáp ứng tốt hơn cho việc thực hiện những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia bởi lẽ quảng cáo là một ngành kinh tế sáng tạo, nó phát triển theo quy luật toàn cầu chứ không phụ thuộc vào ý chí của mỗi nước, do đó việc tăng cường hiệu lực QLNN về QCNT trên địa bàn TP.HCM cũng phải đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới, qua đó góp phần phát huy các thế mạnh của Thành phố để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội; chủ động hội nhập quốc tế để tiếp cận với các xu hướngs công nghệ mới để phát triển các loại hình quảng cáo ở trong nước, từ đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài.