Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo ngoài trờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với quảng cáo ngoài trời từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 30)

hoạt động quảng cáo ngoài trời

QCNT là việc sử dụng các bảng quảng cáo, băng rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo, quảng cáo trên loa phóng thanh và quảng cáo trên các phương tiện giao thông để quảng bá, giới thiệu đến khách hàng sản phẩm, dịch vụ của mình. Bên cạnh những ưu điểm, QCNT trong thời gian qua đã phát sinh bất cập từ thực tiễn áp dụng và cơ quan QLNN về hoạt động này đang là vấn đề cần quan tâm. Biển hiệu quảng cáo, băng rôn, pa-nô, quảng cáo trên phương tiện giao thông… là một trong những yếu tố cấu thành không gian cảnh quan đô thị. Thực tế không ít kiến trúc nhà mặt phố tại nhiều tuyến đường đã bị vô hiệu hóa bởi hoạt động QCNT, nhiều tờ rơi, tờ quảng cáo rao vặt xuất hiện trên các tuyến phố ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Nhận thức được sự quan trọng trong QLNN đối với QCNT, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã đưa ra những chủ trương, đường lối, chính sách cấp thiết, phù hợp để hoạt động QCNT phát triển, đạt hiệu quả cao.

Năm 2001, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001. Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 đã khẳng định sự quan tâm của Nhà nước đối với sự phát triển và tầm quan trọng của hoạt động quảng cáo trong nền kinh tế thị trường. Nhìn chung, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 ra đời đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động QCNT. Để triển khai thi hành Pháp lệnh Quảng cáo năm 2011, Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Có thể kể đến Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp Lệnh Quảng cáo; Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo; Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT ngày 12/01/2004 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Y tế hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế; Thông tư số 67/2004/TT-BTC ngày 07/7/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo; Thông tư số 79/ 2005/TT-BVHTT ngày 08/12/2005 của Bộ Văn hóa - Thông tin sửa đổi bổ sung một số quy định của Thông tư số 43/2003/TT- BVHTT ngày 16/7/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành các Thông tư quy định về lệ phí cấp phép thực hiện quảng cáo. Đặc biệt, thực hiện yêu cầu của Chính phủ về cải cách TTHC, Bộ Văn hóa Thông tin phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN- BXD ngày 28/02/2007 hướng dẫn thủ tục cấp phép quảng cáo một cửa liên thông.

Tính đến nay, đã có tới 14 văn bản QPPL do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chứa đựng quy định về quảng cáo. Đó là Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, LQC năm 2012 và các quy định về quảng cáo ở một số Luật chuyên

Báo chí; Luật Dược; Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật An toàn thực phẩm; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, còn có là hàng chục Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành các văn bản QPPL nói trên [11, tr. 12].

Về cơ bản hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động quảng cáo nói chung và QCNT nói riêng đã tạo được hành lang pháp lý giúp định hướng và thúc đẩy hoạt động QCNT phát triển. Mặc dù vậy, như đã đề cập đến ở trên, sự phát triển mạnh của QCNT và ảnh hưởng ngày càng tăng của nó trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đưa đến hệ quả các quy định pháp luật không bắt theo kịp và trở nên lạc hậu. Tuy Pháp lệnh Quảng cáo là văn bản quy định tương đối toàn diện về hoạt động quảng cáo, trong đó có QCNT nhưng đã sớm tỏ ra bất cập trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội xoay quanh vấn đề QCNT. Bên cạnh đó, bản thân các quy định cũng tồn tại những khiếm khuyết, thiếu sót dẫn đến hiệu quả điều chỉnh không cao. Những quy định nằm phân tán, rải rác trong các văn bản QPPL khác nhau làm cho việc áp dụng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong trường hợp các văn bản quy định không đồng nhất về cùng một vấn đề.

Nhằm khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, Quốc hội ban hành LQC năm 2012. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LQC. Như vậy, hệ thống pháp luật về quảng cáo hình thành và điều chỉnh hoạt động quảng cáo trên những khía cạnh cơ bản như: nội dung, hình thức quảng cáo, các hành vi bị nghiêm cấm; hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo (báo chí, xuất bản phẩm, bảng, biển, pa-nô, băng rôn, phương tiện giao thông, màn hình chuyên quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác); quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động quảng cáo; công tác QLNN về hoạt động quảng cáo; hoạt động quảng cáo có yếu tố nước ngoài [32, tr. 30]. Để cụ thể hóa hoạt động quảng cáo nói chung, LQC năm 2012 được ban hành đã cụ thể và khắc phục những vướng mắc, hạn chế của quy định pháp luật về hoạt động quảng

cáo trước đây về những vấn đề nổi bật: i. tách biệt sản phẩm quảng cáo bị cấm và hành

động QCNT; iii. kiểm soát quản lý trên phương tiện điện tử và viễn thông, kiểm soát việc quảng cáo trên báo nói và báo hình... đồng thời thực hiện chủ trương cải cách TTHC trong QLNN về hoạt động quảng cáo, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động QCNT trong khuôn khổ của pháp luật [55, tr. 21].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với quảng cáo ngoài trời từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)