Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với quảng cáo ngoài trời từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 79)

của quản lý nhà nước về quảng cáo ngoài trời

Một là, đối với bộ máy quản lý, theo chức năng nhiệm vụ được phân công cần phải kiện toàn tổ chức, bố trí biên chế hợp lý nhằm đảm bảo quản lý có hiệu quả về hoạt động QCNT. Cụ thể: Sở Xây dựng phải hình thành bộ phận theo dõi, tham mưu chung cho UBND Thành phố về công tác QLNN đối với việc xây dựng, cấp phép và quản lý chất lượng các công trình quảng cáo, bổ sung chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hành vi không xin phép xây dựng công trình quảng cáo. SVHTT nghiên cứu đề xuất thành lập Trung tâm QCNT nhằm triển khai các hoạt động trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ ngành văn hóa. Đối với lực lượng Thanh tra chuyên ngành của SVHTT và lực lượng công chức tham mưu quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực văn hoá thông tin (bao gồm quảng cáo) trên địa bàn quận huyện hiện nay rất mỏng so với chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị, Chính quyền Thành phố bên cạnh việc đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra như các trang thiết bị ghi âm, ghi hình, phương tiện xe, máy đo,… cần phải quan tâm tăng cường thêm biên chế, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ thanh tra viên văn hoá và lực lượng công chức của PVHTT.

Hai là, để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động QCNT và tạo điều kiện cho loại hình kinh tế này phát triển, cần ưu tiên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quảng cáo cho người hành nghề quảng cáo, công chức QLNN về quảng cáo và tiến tới ưu tiên sắp xếp công chức có chuyên môn quảng cáo QLNN về hoạt động quảng cáo. Trong xu thế phát

về quảng cáo cũng có chứng chỉ hành nghề. Vì nghề quảng cáo đòi hỏi nhiều chuyên môn và sáng tạo, sản phẩm quảng cáo ảnh hưởng đến cả tinh thần và các giá trị văn hóa vô hình khác đối với cộng đồng xã hội, đặc biệt là trẻ em. Đồng thời Nhà nước cũng phải ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành có trình độ cao bố trí cho đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các nước có ngành quảng cáo phát triển; mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động quảng cáo, biến nó thành một hoạt động kinh tế mũi nhọn mà đầu tàu phải là các doanh nghiệp trong nước. Cho phép và có cơ chế khuyến khích một số trường Đại học có điều kiện mở các khoa đào tạo chuyên ngành về quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với quảng cáo ngoài trời từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)