TRONG CÁC CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 32)

HỒ CHÍ MINH

HỒ CHÍ MINH

2.1.1. Tổ chức các cơ quan thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1.1. Về cơ cấu tổ chức

Sau khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có tên gọi là Cục Thi hành án dân sự tỉnh, là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự của Bộ Tư pháp. Cục Thi hành án dân sự tỉnh có các phòng chuyên môn trực thuộc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các phòng chuyên môn trực thuộc do Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh quy định.

Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 2468/QĐ- BTP ngày 06/11/2009 và Quyết định số 1712/QĐ-BTP ngày 23/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng và trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh có 06 phòng chuyên môn

trực thuộc: 1) Văn phòng; 2) Phòng Tổ chức cán bộ; 3) Phòng Nghiệp vụ và Tổ

chức thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân giai đình, phá sản, trọng tài thương mại (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1); 4) Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự, hành chính và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản; đôn đốc thi hành án hành chính (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2); 5) Phòng Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; 6) Phòng Kế hoạch - Tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)