Đảm bảo tính độc lập của Chấp hành viên khi thực hiện nhiệm vụ thi hành án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 68)

thi hành án

Đảm bảo tính độc lập của Chấp hành viên khi thực hiện nhiệm vụ thi hành án được hiểu là khi Chấp hành viên nhân danh Nhà nước thực hiện nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự phải đảm bảo tính độc lập. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có quyền can thiệp buộc Chấp hành viên phải thi hành trái với bản án, quyết định.

Có thể hiểu nguyên tắc này theo hai khía cạnh là độc lập với các yếu tố bên

ngoài và độc lập với các yếu tố bên trong. Độc lập với các yếu tố bên ngoài là khi

nghiên cứu hồ sơ cũng như khi trực tiếp tổ chức thi hành, Chấp hành viên không bị phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của đương sự, sự chỉ đạo của Thủ trưởng hay sự can thiệp của cấp trên, cơ quan có thẩm quyền nào. Quá trình nghiên cứu hồ sơ và kết quả xác minh điều kiện thi hành án, căn cứ vào nghĩa vụ phải thi hành, yêu cầu của đương sự, quy định của pháp luật để Chấp hành viên lựa chọn phương thức thi

hành án cho phù hợp. Độc lập với các yếu tố bên trong là khi tổ chức thi hành bản

án, quyết định, các Chấp hành viên độc lập với nhau trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét đánh giá tình huống và quyết định phương thức tổ chức thi hành án mà không bị phụ thuộc vào quan điểm của các Chấp hành viên khác, hoặc các thành viên tham dự, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, các thành viên viên tham dự có quyền có ý kiến bằng văn bản và lưu trong hồ sơ thi hành án nhưng quyền quyết định cuối cùng thuộc về Chấp hành viên.

Nguyên tắc độc lập trong thi hành án còn đòi hỏi sự độc lập của Chấp hành viên đối với với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân. Khi tổ chức

thi hành án, chỉ có duy nhất Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhân danh Nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để thi hành án. Chấp hành viên không bị ràng buộc, không bị chi phối bởi bất kỳ ý kiến của ai. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp hoặc tác động vào Chấp hành viên để ép họ phải thi hành án theo ý chủ quan của mình. Mọi hành động can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào đều làm ảnh hưởng tới tính khách quan của vụ án và đều bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong hoạt động thi hành án (đặc biệt khi áp dụng biện pháp cưỡng chế có huy động lực lượng), Chấp hành viên có thể tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, của bất kỳ ai và phải nắm bắt dư luận xã hội, nhưng khi quyết định, Chấp hành viên phải thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp của mình, xem xét mọi vấn đề một cách độc lập, không được để cho ý kiến bên ngoài làm ảnh hưởng tới tính khách quan của vụ việc.

Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ và ràng buộc với nhau. Độc lập là điều cần cần thiết để Chấp hành viên chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử. Tuân theo pháp luật là cơ sở không thể thiếu để Chấp hành viên độc lập khi xét xử. Nếu chỉ độc lập mà không tuân theo pháp luật thì dễ dẫn đến tổ chức thi hành án tùy tiện.

Do tính đặc thù của nghề nghiệp, muốn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động thi hành án của mình, Chấp hành viên cần hội tụ các phẩm chất sau: (1) Chấp hành viên phải có đạo đức, nhân cách trong sáng, có năng lực chuyên môn tốt được nhân dân kính mến về đạo đức, về khả năng và sự dũng cảm trong việc bảo công lý, bảo vệ niềm tin.

(2) Chấp hành viên phải là người có hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật cao hơn những người khác và luôn luôn cập nhật được những thành tựu mới của hoạt động lập pháp, của khoa học và thực tiễn pháp lý. Chấp hành viên có nghiệp vụ cao tức là phải nắm vững quy định của pháp luật, có tư duy và khả năng vận dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý đặt ra.

(3) Chế độ trách nhiệm của Chấp hành viên phải rõ ràng và họ phải được bảo vệ theo những trình tự thích hợp nhằm tránh những sự xâm hại về tài sản, tính mạng, danh dự và nhân phẩm do những bị cáo hay đương sự gây ra. Có như vậy, Chấp hành viên mới có thể yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 68)