Đảm bảo quyền được pháp luật bảo vệ, quyền yêu cầu của Chấp hành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 69)

Chấp hành viên phải có trách nhiệm thi hành theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình. Cho nên, pháp luật về thi hành án cần có những quy định cụ thể hơn về địa vị pháp lý của Chấp hành viên; cần có những tiêu chí trong quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm Chấp hành viên ngoài quy định như để trở thành Chấp hành viên, công dân Việt Nam phải có bằng cử nhân luật và chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thi hành án, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe để

bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, cần quy định thêm phải có “năng lực tổ

chức thi hành án” trên cơ sở tổ chức thi đánh giá năng lực. Tuy nhiên, trên thực tế

tuyển chọn, quy định "có năng lực làm tổ chức thi hành án" là rất trừu tượng, do đó cần phải có những quy định hướng dẫn hết sức cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ để đánh giá khách quan năng lực của ứng viên vào vị trí Chấp hành viên.

3.1.3 Đảm bảo quyền được pháp luật bảo vệ, quyền yêu cầu của Chấp hành viên hành viên

Quyền của Chấp hành viên gắn liền với trách nhiệm nói chung, hay quyền yêu cầu của Chấp hành viên nói riêng được quy định khá cụ thể, chi tiết trong Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì ngược lại, quyền được pháp luật bảo vệ của chấp hành viên lại nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Ví dụ như, để bảo vệ Chấp hành viên đối với hành vi tố cáo sai sự thật của người tố cáo thì được quy định ở Luật Thi hành án dân sự, Luật Tố cáo, Luật Xử phạt vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự,… Quyền được pháp luật bảo vệ của chấp hành viên, bao gồm: Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe; quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự, nhân phẩm và uy tín;… [24]. Như vậy, quyền được pháp luật bảo vệ của chấp hành viên có nội hàm không rộng lớn, nhưng nó lại có phạm vi quan hệ bao trùm lên toàn bộ quá trình hoạt động của Chấp hành viên. Vì vậy, việc xem xét bảo vệ Chấp hành viên không phải là là điều đơn giản, nếu không muốn nói là khá khó khăn, phức tạp. Nhìn từ các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn công tác THADS, thì có khá nhiều quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ chấp hành viên nhưng việc áp dụng chúng lại không thật dễ dàng. Do đó, cần đảm bảo các quy định về quyền được pháp luật bảo vệ, quyền yêu cầu của Chấp hành viên trên thực tế; xử lý nghiêm những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức

khỏe; danh dự, nhân phẩm và uy tín của Chấp hành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 69)