Tăng cường trách nhiệm của Chấp hành viên trong tổ chức thi hành án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 66)

Cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết

số 08-NQ/TW về Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới,

trong đó đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo và các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp. Tiếp đó, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về

Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020”, trong đó xác định rõ mục tiêu, quan

điểm, phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp. Để thể hiện đầy đủ hơn ý nghĩa chính trị và quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta về thực hiện chủ trương và triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp, Nghị quyết Đại hội Đại biểu

toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh “Xây dựng hệ thống cơ quan tư

pháp trong sạch vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm;

thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra”. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội

Đảng lần thứ XI tiếp đó một lần nữa khẳng định chủ trương “Đẩy mạnh việc thực

hiện Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người… Viện kiểm sát được tổ chức phối hợp với hệ thống tổ chức Tòa án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt

động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Tăng cường trách trong tổ chức

thi hành các bản án, quyết định dân sự là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ khi thành lập ngành Thi hành án dân sự và được Đảng ta đặc biệt

như Nghị quyết 08- NQ/TW, Nghị quyết 49- NQ/TW và Văn kiện Đại hội lần thứ XI đã khẳng định và yêu cầu các cơ quan Tư pháp phải nâng cao hơn nữa vài trò của mình.

Như vậy, Đảng và Nhà nước luôn luôn khẳng định chủ trương xây dựng một nền hành chính, tư pháp vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Khi thực hiện nhiệm vụ tổ chức thi hành bản án, quyết định dân sự, Chấp hành viên đã đảm bảo tính thực thi của các bản án, quyết định trên thực tế, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa vị pháp lý chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 66)